Tài xế Hàn Quốc kết thúc đình công sau khi đạt thỏa thuận với chính phủ

Đình công HÀN QUỐC
11:53 - 15/06/2022
Cuộc đình công của các tài xế xe tải tại Ulsan, Hàn Quốc, ngày 13/6. Ảnh: AP
Cuộc đình công của các tài xế xe tải tại Ulsan, Hàn Quốc, ngày 13/6. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
Tối 14/6, các tài xế xe tải đình công ở Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận với chính phủ, chấm dứt cuộc đình công kéo dài 8 ngày gây tê liệt các cảng và trung tâm công nghiệp của nước này, ảnh hưởng tới cả chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Reuters đưa tin, các tài xế xe tải đã chấm dứt đình công sau khi Bộ Giao thông Vận tải Hàn Quốc và Công đoàn Đoàn kết Công nhân Vận tải hàng hóa Hàn Quốc nhất trí mở rộng hệ thống giá cước, để đảm bảo mức lương tối thiểu cho việc vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải nước này sẽ cung cấp các khoản trợ cấp để giúp các tài xế giảm bớt áp lực đối với chi phí nhiên liệu tăng cao.

"Trong 2-3 ngày tới, 100% tài xế lái xe tại cảng Busan sẽ quay trở lại làm việc sau khi nghỉ ngơi", ông Park Jung-hoon, một quan chức tại chi hội Busan của Công đoàn Đoàn kết Công nhân Vận tải hàng hóa Hàn Quốc, cho biết.

Các cuộc đình công trên diện rộng của tài xế xe tải được kết thúc sau khi Bộ Giao thông Vận tải Hàn Quốc và Công đoàn Đoàn kết Công nhân Vận tải hàng hóa Hàn Quốc đạt được thỏa thuận. Ảnh: AFP

Các cuộc đình công trên diện rộng của tài xế xe tải được kết thúc sau khi Bộ Giao thông Vận tải Hàn Quốc và Công đoàn Đoàn kết Công nhân Vận tải hàng hóa Hàn Quốc đạt được thỏa thuận. Ảnh: AFP

Cuộc đình công bắt đầu từ 7/6, diễn ra trên diện rộng với sự tham gia của khoảng 7.200 thành viên – tức 30% số thành viên của Công đoàn Đoàn kết Công nhân Vận tải hàng hóa Hàn Quốc. Tuy nhiên theo một quan chức của công đoàn, số lượng người tham gia trên thực tế có thể cao hơn con số được công bố chính thức do cuộc đình công còn có sự tham gia của cả những tài xế không thuộc công đoàn.

Trong 8 ngày đình công, các ngành công nghiệp tại Hàn Quốc đối mặt với tình trạng gián đoạn sản xuất, đình trệ các hoạt động vận tải tại cảng và làm áp lực thêm chuỗi cung ứng toàn cầu - vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 và chiến sự tại Ukraine. Theo dữ liệu của Bộ Thương mại Hàn Quốc, ngành thép, hóa dầu và ô tô nước này ghi nhận mức thiệt hại khoảng 1.600 Won (1,2 tỷ USD) do đơn hàng tại các cảng không được giao đúng thời hạn.

Cuộc đình công tại khiến hàng hóa bị tắc nghẽn tại các cảng của Hàn Quốc, gây áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: ET

Cuộc đình công tại khiến hàng hóa bị tắc nghẽn tại các cảng của Hàn Quốc, gây áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: ET

Đại diện cảng Busan, cảng container lớn thứ 7 thế giới, cho biết cuộc đình công của các tài xế xe tải đã cắt giảm 2/3 lưu lượng container so với mức bình thường tại đây.

Ông Yoo Ji-woong, một nhà phân tích tại Daol Securities, ước tính cuộc đình công đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất khoảng 5.000 xe/ngày của Hyundai và Kia. Tuy nhiên, ông cho biết hai tập đoàn ô tô trên có đủ cơ hội để bù đắp sản lượng trong tháng 6 thông qua việc tăng thời gian làm thêm.

"Sản xuất đã được bình thường hóa tại nhà máy Ulsan của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục khắc phục sự bất tiện đối với khách hàng do gián đoạn sản xuất", đại diện tập đoàn Hyundai Motor cho biết trong một tuyên bố.

Trong khi đó, tập đoàn sản xuất thép khổng lồ POSCO, phải tạm dừng hoạt động tại một số nhà máy từ hôm 13/4 do thiếu kho lưu trữ các kiện hàng chưa vận chuyển, đã có kế hoạch đạt được sản lượng sản xuất theo kế hoạch ban đầu bằng cách điều chỉnh một số phương thức vận chuyển. Theo thông báo của người phát ngôn của POSCO, tập đoàn này "có kế hoạch tiếp tục vận chuyển đường bộ các sản phẩm thép ra khỏi nhà máy thép Pohang và Gwangyang bắt đầu từ 13h ngày 15/4".

Một lãnh đạo của SK Plasma, công ty sản xuất thuốc bằng huyết tương, cho biết các chuyến hàng cung cấp huyết tương của họ, vốn bị mắc kẹt ở cảng Busan, đã được nối lại một phần vào hôm qua.

Bloomberg nhận định, cuộc đình công tại Hàn Quốc đang đặt ra những thách thức mới cho chính quyền Tổng thống mới đắc cử Yoon Suk-yeol về việc giải quyết các mong muốn từ phía người lao động trong bối cảnh lạm phát tại nước này đang ở mức cao.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.