Trung Quốc phát hiện loại virus mới từ động vật lây sang người

Dịch bệnh TRUNG QUỐC
14:48 - 10/08/2022
Henipavirus hay còn có tên là Langya henipavirus, LayV có thể lây nhiễm sang người và có nguồn gốc từ động vật.
Henipavirus hay còn có tên là Langya henipavirus, LayV có thể lây nhiễm sang người và có nguồn gốc từ động vật.
0:00 / 0:00
0:00
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Y học New England (NEJM) của các nhà khoa học Trung Quốc và Singapore, một loại Henipavirus mới có nguồn gốc từ động vật đã được tìm thấy ở tỉnh Sơn Đông và tỉnh Hà Nam của Trung Quốc và đã lây nhiễm sang 35 người.

Global Times trích dẫn các học giả tham gia nghiên cứu chỉ ra rằng loại Henipavirus mới được phát hiện này có thể tới từ động vật. Báo cáo của các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng cho biết mẫu Henipavirus được tìm thấy trong mẫu dịch lấy từ họng bệnh nhân bị sốt tại miền đông Trung Quốc có tiền sử tiếp xúc với động vật trong thời gian gần đây.

Điều tra sâu hơn cho thấy 26 trong số 35 trường hợp nhiễm henipavirus ở các tỉnh Sơn Đông và Hà Nam đều xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như sốt, khó chịu, ho, chán ăn, đau cơ, buồn nôn, nôn mửa và đau đầu.

Theo tờ thepaper.cn có trụ sở tại Thượng Hải đưa tin, Henipavirus là một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh cho động vật ở châu Á - Thái Bình Dương. Thêm vào đó, cả virus Hendra (HeV) và virus Nipah (NiV) từ chi này đều được biết là có thể lây nhiễm sang người qua trái cây, với dơi là vật chủ tự nhiên của cả hai loại virus.

Mặt khác, Henipavirus có thể gây bệnh nặng cho động vật và con người được phân loại là virus an toàn sinh học cấp độ 4. Theo thang đo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, virus cấp độ 4 này đi kèm với tỷ lệ tử vong theo từng trường hợp từ 40-75%, khiến nó trở thành con số cao hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong của virus Corona. Hiện cũng chưa có thuốc chủng ngừa hoặc điều trị cho Henipavirus và phương pháp điều trị duy nhất là chăm sóc hỗ trợ để kiểm soát các biến chứng.

Tuy nhiên ông Wang Linfa, Giáo sư thuộc Chương trình Các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Trường Y Duke-NUS và đồng thời là người tham gia nghiên cứu cho biết các ca nhiễm Henipavirus ở người chưa có biểu hiện nghiêm trọng hoặc gây chết người. Vì thế, người dân không cần phải quá lo lắng. Dù vậy, việc loại virus này lây nhiễm khiến nó trở thành một yếu tố đáng báo động, đặc biệt khi nhiều loại virus tồn tại trong tự nhiên đều có kết quả không thể đoán được khi lây nhiễm trên người.

Do đó, ông Wang Xinyu, Phó trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Huashan trực thuộc Đại học Fudan nhận định virus corona sẽ không phải là căn bệnh truyền nhiễm cuối cùng gây ra đại dịch trên toàn thế giới. Các bệnh truyền nhiễm mới sẽ ngày càng có tác động lớn hơn đến cuộc sống hàng ngày của con người.

Đối với các loại bệnh có phạm vi giới hạn không chỉ ở con người như thế này, ông Wang nhận định chúng cần phải được xem xét trong bối cảnh rộng lớn hơn nhiều. Khái niệm “một sức khỏe” được một số tổ chức quốc tế đề xuất gần đây cũng có thể là một gợi ý và phương pháp tiềm năng nhằm cân bằng và tối ưu hóa sự bền vững của sức khỏe con người, động vật và hệ sinh thái

Đọc tiếp

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Ông Trump thoát nguy cơ bị tịch thu tài sản

Ngày 25/3, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được một chiến thắng trong việc tạm dừng phán quyết gian lận dân sự trị giá 454 triệu USD, từ đó tránh được việc bị chính quyền bang New York thực hiện các bước để tịch thu tài sản.