Back to homepage
12/04/2022 08:01

Oleg Deripaska

Ông Deripaska là một trong những tỷ phú Nga đầu tiên bị Bộ Tài chính Mỹ trừng phạt vào tháng 4/2018 vì các cáo buộc đã "rửa tiền cho Tổng thống Nga Vladimir Putin". Vào thời điểm đó, ông Deripaska tuyên bố những cáo buộc này là "tin đồn vô căn cứ" và sau đó đã tiến hành khởi kiện nhưng không thành công.

Hôm 10/3 vừa qua, ông tiếp tục bị trừng phạt bởi Vương quốc Anh, nơi công ty của ông đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Ông là một trong những nhà tài phiệt đầu tiên lên tiếng về các căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine trên kênh Telegram của mình, đồng thời khẳng định các cuộc đàm phán là vô cùng cần thiết.

Ông Deripaska là cổ đông lớn của nhà sản xuất nhôm En + Group được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán London. Vào tháng 12/2018, ông và Tập đoàn En + Group đã thoát khỏi một số tác động của các lệnh trừng phạt bằng cách chuyển trụ sở pháp lý của công ty từ nơi thuộc Anh là đảo Jersey, một thiên đường thuế cho các công ty nước ngoài, đến khu vực hành chính đặc biệt đảo Oktyabrsky ở Nga. Khu vực này là một trong hai thiên đường thuế của Nga lập ra vào đầu năm 2018, nhằm giúp đỡ các công ty Nga bị trừng phạt và tạo ra lợi thế về thuế cho họ.

Kể từ đó, ông Deripaska đã chuyển ít nhất 12 công ty nước ngoài khác đến Oktyabrsky.

Tỷ phú Deripaska sở hữu một du thuyền đăng ký tại Quần đảo Caymans với cái tên Clio, trị giá 58 triệu USD. Ông cũng được cho là sở hữu một chiếc trực thăng được đăng ký tại đảo Isle of Man thuộc Anh. Thêm vào đó, ông cũng sở hữu một loạt danh mục bất động sản phong phú tại các nước phương Tây, bao gồm các ngôi nhà ở New York và Washington DC (Mỹ), London và Surrey (Anh), Paris và Saint-Tropez (Pháp) và Porto Cervo (Ý).

20 tỷ phú Nga lọt tầm ngắm trừng phạt - Phần 2

Yuri Kovalchuk

Ông Kovalchuk gặp Tổng thống Nga lần đầu tiên khi ông Putin là phó thị trưởng St.Petersburg vào những năm 1990. Bộ Tài chính Mỹ cũng như Liên minh châu Âu đã trừng phạt ông vào năm 2014 sau khi Nga sáp nhập Crimea. Tài sản lớn nhất của ông là cổ phần trong công ty bảo hiểm SOGAZ và Ngân hàng Rossiya.

Ông Yuri Kovalchuk - cổ đông tại Ngân hàng Rossiya. Ảnh: Sergey Guneev
Ông Yuri Kovalchuk - cổ đông tại Ngân hàng Rossiya. Ảnh: Sergey Guneev

Alexander Ponomarenko

Ông Ponomarenko là chủ tịch hội đồng quản trị sân bay Sheremetyevo tại Moscow, sân bay lớn nhất của Nga, cho đến khi ông từ chức ngày 1/3 vừa qua, chỉ một ngày sau khi ông bị Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt.

Về căng thẳng giữa Nga và Ukraine, ông hy vọng cuộc khủng hoảng quốc tế sẽ được giải quyết trong tương lai gần nhất và các mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa các nước sẽ được khôi phục.

Vào năm 2013, ông đã thắng thầu để phát triển sân bay quốc doanh Sheremetyevo với sự hợp tác của tỷ phú Arkady Rotenberg. Ông cũng sở hữu một biệt thự lớn ở Seant-Jean-Cap-Ferrat tại Riviera của Pháp.

20 tỷ phú Nga lọt tầm ngắm trừng phạt - Phần 2

Mikhail Gutseriev

Ông Gutseriev là người sáng lập và cổ đông lớn nhất của Safmar Group, một tập đoàn chuyên về dầu mỏ, than đá, bất động sản và bán lẻ. Con trai ông, Said Gutseriev và cháu trai của ông, Mikail Shishkhanov cũng đều là 2 tỷ phú nổi tiếng.

Là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Belarus, ông Gutseriev đã bị EU trừng phạt vào tháng 6/2021 do có quan hệ với lãnh đạo của Belarus, ông Alexander Lukashenko. Vương quốc Anh tiếp tục các biện pháp trừng phạt của riêng mình nhằm vào tỷ phú Gutseriev vào tháng 8 cùng năm khi cho rằng ông là "cộng sự lâu năm" của Tổng thống Belarus Lukashenko.

Ngoài cổ phần của mình, ông Gutseriev cũng sở hữu một dinh thự lớn ở khu Mayfair trung tâm giàu có tại London.

20 tỷ phú Nga lọt tầm ngắm trừng phạt - Phần 2

Vadim Moshkovich

Ông Moshkovich là chủ tịch công ty nông công nghiệp Rusagro. Ngày 9/3, EU chính thức áp lệnh trừng phạt lên ông do chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.

Từ đầu những năm 1990, ông bắt đầu phát triển khối tài sản của mình thông qua việc kinh doanh bất động sản, rượu vodka và dầu mỏ trước. Sau đó, ông tiếp tục đầu tư số tiền thu được vào bất động sản và Rusagro - một nhà sản xuất thịt lợn và đường lớn tại Nga.

Tỷ phú Vadim Moshkovich là một doanh nhân, nhà từ thiện và nhà sáng lập của một trong những công ty nông nghiệp lớn nhất Nga. Ảnh: Bloomberg
Tỷ phú Vadim Moshkovich là một doanh nhân, nhà từ thiện và nhà sáng lập của một trong những công ty nông nghiệp lớn nhất Nga. Ảnh: Bloomberg

Dmitry Pumpyansky

Ông Pumpyansky là chủ tịch hội đồng quản trị của nhà sản xuất ống thép TMK Group và bị EU trừng phạt hôm 9/3.

Ông khởi nghiệp với tư cách là một thương nhân vào những năm 1990. Sau đó, ông tiếp tục xây dựng một số nhà máy kim loại và tiếp quản Nhà máy ống Sinarsky. Ông cũng hợp tác với các tỷ phú đồng hương Sergei Popov và Andrey Melnichenko để mua lại TMK vào năm 2006.

Ông là chủ sở hữu của du thuyền Axioma trị giá 42 triệu USD và được đăng ký tại Malta. Khi được yêu cầu đưa ra bình luận, người phát ngôn của ông Pumpyansky từ chối trả lời.

Ông Dmitry Pumpyansky - Chủ tịch tập đoàn sản xuất ống thép TMK Group. Ảnh: Bloomberg
Ông Dmitry Pumpyansky - Chủ tịch tập đoàn sản xuất ống thép TMK Group. Ảnh: Bloomberg

Bộ 3 tỷ phú nhà Rotenberg: Arkady Rotenberg, Boris Rotenberg, Igor Rotenberg

Tỷ phú Arkady Rotenberg là một người bạn lâu năm của Tổng thống Nga Putin và cũng từng là đối tác đấu judo của người đứng đầu Điện Kremlin. Ông là chủ tịch ban điều hành của Liên đoàn Khúc côn cầu trên băng Nga.

Tỷ phú Arkady Rotenberg và anh trai Boris Rotenberg đều bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và bị đóng băng tài sản từ năm 2014. Trong khi đó, con trai ông Arkady là tỷ phú Igor Rotenberg thì bị trừng phạt vào năm 2018. Vào năm 2018, cả 3 tỷ phú này đều bị EU trừng phạt do tham gia vào việc xây dựng một cây cầu nối Crimea với đất liền Nga.

Năm 2021, ông Arkady tuyên bố là chủ sở hữu của một khu phức hợp khổng lồ các tòa nhà trên bờ Biển Đen. Ngoài ra, ông còn sở hữu cổ phần của nhà thầu xây dựng Mostotrest. Cùng với anh trai Boris, ông sở hữu Ngân hàng SMP. Con trai ông là Igor cũng đang tiếp tục sự nghiệp kinh doanh của gia đình.

Ông Arkady sở hữu một chiếc du thuyền được đăng ký tại Nga tên là Rahil trị giá 38 triệu USD. Ông cũng được cho là sở hữu một chiếc máy bay phản lực Bombardier B700. Tài sản bất động sản của ông bao gồm một số biệt thự ở Sardinia, một khách sạn sang trọng ở trung tâm Rome, một biệt thự ở Tarquinia, Ý, một biệt thự ở Saint-Jean- Cap-Ferrat, Pháp và một điền trang lớn ở Surrey, Anh.

Còn ông Boris sở hữu hai biệt thự lớn ở Èze và một điền trang rộng hơn 290.000 m2 ở Mouans-Sartoux gần Riviera, Pháp.

20 tỷ phú Nga lọt tầm ngắm trừng phạt - Phần 2

Leonid Simanovsky

Ông Simanovsky là tỷ phú nhờ cổ phần của ông trong nhà sản xuất khí đốt Novatek. Vào ngày 23/2 vừa qua, ông đã bị EU trừng phạt với tư cách là một trong 336 thành viên của quốc hội Nga đã bỏ phiếu công nhận nền độc lập của các nước cộng hòa tự xưng ở Donetsk và Luhansk tại miền đông Ukraine.

20 tỷ phú Nga lọt tầm ngắm trừng phạt - Phần 2

Các tỷ phú Nga thiệt hại hàng trăm tỷ USD

Theo báo cáo mới nhất của CNBC, các lệnh trừng phạt kinh tế và đóng băng tài sản của phương Tây đã khiến các tỷ phú Nga bị mất hơn 80 tỷ USD tài sản. Còn các chuyên gia từ Nga thì đánh giá, tác động tài chính từ các lệnh trừng phạt có thể chỉ mới bắt đầu với các tỷ phú nước này.

Trong khi đó, người giàu nhất nước Nga - ông Vladimir Potanin - tuy không nằm trong danh sách bị phương Tây trừng phạt đợt này nhưng đã mất gần 25% tài sản của mình, xuống còn 25 tỷ USD.

Một số tỷ phú khác thì có giá trị giảm đi một nửa như Gennady Timchenko. Người điều hành Tập đoàn Volga đã chứng kiến tài sản của mình giảm từ 22 tỷ USD xuống còn 11 tỷ USD. Trong khi đó, ông Leonid Mikhelson, Giám đốc điều hành của công ty khí đốt Nga Novatek, mất 10,5 tỷ USD và còn lại 22 tỷ USD.

Tỷ phú Alexei Mordashov, một ông trùm khai thác mỏ người Nga bị EU trừng phạt cũng chứng kiến tài sản giảm 5,6 tỷ USD xuống còn 22 tỷ USD. Ngoài ra theo Forbes, ít nhất 12 tỷ phú người Nga khác đã rơi khỏi danh sách tỷ phú trong những tuần gần đây do ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt lên kinh tế Nga do xung đột tại Ukraine.

Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam là đường sắt lưỡng dụng

Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam là đường sắt lưỡng dụng

Chủ tịch APG bán trọn 5 triệu cổ phiếu đã đăng ký

Chủ tịch APG bán trọn 5 triệu cổ phiếu đã đăng ký

Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 3 của Việt Nam ở mức 5,1%

Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 3 của Việt Nam ở mức 5,1%

Israel không kích dữ dội vùng ngoại ô phía nam Beirut, Lebanon

Israel không kích dữ dội vùng ngoại ô phía nam Beirut, Lebanon

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp mở cửa đón khách miễn phí

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp mở cửa đón khách miễn phí

Giá xuất khẩu cà phê tăng tới 56% trong 9 tháng

Giá xuất khẩu cà phê tăng tới 56% trong 9 tháng

Sắp diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Lai Châu 2024

Sắp diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Lai Châu 2024

Giá vàng nhẫn tiến gần tới mốc 83 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào

Giá vàng nhẫn tiến gần tới mốc 83 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào

Đặt mục tiêu khởi công dự án thành phần đầu tiên đường sắt cao tốc cuối năm 2027

Đặt mục tiêu khởi công dự án thành phần đầu tiên đường sắt cao tốc cuối năm 2027

Những điểm mới trong dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu sửa đổi

Những điểm mới trong dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu sửa đổi

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ

Ký kết hợp đồng mua bán điện tại siêu dự án điện khí LNG 1,4 tỷ USD

Ký kết hợp đồng mua bán điện tại siêu dự án điện khí LNG 1,4 tỷ USD

Thêm một lãnh đạo FLC nộp đơn từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ

Thêm một lãnh đạo FLC nộp đơn từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ

Chủ tịch JICA:

Chủ tịch JICA: 'An ninh con người là nền tảng trong mọi hoạt động hợp tác'

LPBank tiếp tục kiện toàn nhân sự cấp cao

LPBank tiếp tục kiện toàn nhân sự cấp cao

Công nghệ -

Công nghệ - 'Hấp lực' đưa DNSE bứt tốc, thăng hạng Top 3 thị phần phái sinh

Dấu ấn Hải Phát tại Xanh Kỳ Sơn, doanh nghiệp vừa hút 1.200 tỷ đồng trái phiếu

Dấu ấn Hải Phát tại Xanh Kỳ Sơn, doanh nghiệp vừa hút 1.200 tỷ đồng trái phiếu

Đội tuyển Việt Nam chốt lịch thi đấu giao hữu với Ấn Độ

Đội tuyển Việt Nam chốt lịch thi đấu giao hữu với Ấn Độ

Sản lượng điện gió 9 tháng năm 2024 tăng gần 1 tỷ kWh so với cùng kỳ

Sản lượng điện gió 9 tháng năm 2024 tăng gần 1 tỷ kWh so với cùng kỳ

Tỷ phú Mark Zuckerberg trở thành người giàu thứ hai thế giới

Tỷ phú Mark Zuckerberg trở thành người giàu thứ hai thế giới