Trong cuộc biểu tình toàn nước Pháp ngày 28/3 nhằm phản đối dự luật nâng tuổi nghỉ hưu của Tổng thống Emmanuel Macron, hàng trăm nghìn người đã tràn xuống đường, tuy nhiên con số này đang có dấu hiệu suy giảm.
Ngày 28/3, nước Pháp tiếp tục trải qua một ngày đình công và biểu tình trên toàn quốc và chính phủ có kế hoạch điều động 13.000 sĩ quan để đảm bảo an ninh, do các đợt biểu tình trong 5 ngày trước đó chứng kiến các cuộc đụng độ bạo lực ở nhiều thành phố.
Hàng chục nghìn người Israel xuống đường vào tối ngày 26/3, sau khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu đột ngột sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, do quan chức này cảnh báo kế hoạch cải cách hệ thống tư pháp có thể gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia.
Cuộc đụng độ lớn giữa cảnh Pháp và người biểu tình đã xảy ra tại công trình hồ chứa nước ở Sainte-Soline, miền Tây nước này ngày 25/3. Đây là vụ việc mới nhất trong một loạt các cuộc đối đầu bạo lực gây căng thẳng xã hội tại Pháp thời gian gần đây.
Vua Charles III dự kiến đến Pháp vào cuối tuần này, đánh dấu chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông với tư cách là Quốc vương Anh. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình quy mô lớn của công đoàn Pháp đang tạo ra thách thức đối với chuyến thăm này.
Cảnh sát Pháp ngày 23/3 buộc phải sử dụng hơi cay để đối phó với những người biểu tình bạo lực khi người dân xuống đường tuần hành phản đối kế hoạch nâng tuổi nghỉ hưu của chính phủ trong một cuộc biểu tình toàn quốc.
Tối 20/3, người biểu tình tại Pháp vẫn tiếp tục các hành động phản đối dự luật tăng tuổi nghỉ hưu của chính phủ Tổng thống Emmanuel Macron – dự luật vừa vượt qua được 2 cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm – bằng cách đốt các đống rác tại trung tâm thủ đô Paris.
Tối ngày 17/3, cảnh sát chống bạo động đụng độ với người biểu tình tại Paris khi người dân nước này tiếp tục thể hiện sự tức giận của mình trước kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu của chính phủ mà không có dấu hiệu ngừng lại.
Tối ngày 16/3, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne đã sử dụng một thủ tục đặc biệt nhằm thúc đẩy dự luật cải cách tuổi nghỉ hưu thông qua Quốc hội mà không cần bỏ phiếu, gây ra tình trạng hỗn loạn không chỉ ở Quốc hội mà còn trên đường phố Paris.
Nhằm phản đối kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu lên 64 tuổi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, khoảng 1 triệu người lao động trên khắp quốc gia này vào ngày 31/1 đang cùng tham gia vào làn sóng đình công lần thứ 2 sau cuộc đình công ngày 19/1 trước đó.
Cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro lần đầu tiên lên tiếng sau khi hàng nghìn người biểu tình gây náo loạn trong các tòa nhà chính phủ ở thủ đô Brasilia hôm 8/1. Mặc dù phản đối biểu tình cực đoan, nhưng ông bác các cáo buộc chịu trách nhiệm.
Ngày 8/1, cuộc biểu tình của người ủng hộ cựu tổng thống Brazil Jair Bolsonaro tại thủ đô Brasilia trở nên mất kiểm soát. Hàng nghìn người đã xông vào Tòa nhà Quốc hội, dinh tổng thống và Tòa án Tối cao, gây ra cảnh tượng náo loạn.
Trung tâm thủ đô Prague của Cộng hòa Czech cuối tuần qua tràn ngập khoảng 70.000 người tuần hành phản đối giá năng lượng tăng cao, trong bối cảnh lạm phát chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và yêu cầu chính phủ bỏ các lệnh trừng phạt chống lại Nga.
Ngày 14/7, những người biểu tình chống chính phủ Sri Lanka thông báo sẽ chấm dứt chiếm giữ các tòa nhà chính quyền, nhưng họ tuyên bố sẽ tiếp tục nỗ lực hạ bệ tổng thống và thủ tướng nước này.