Back to homepage
09/11/2023 23:22
Cần sự phối hợp chặt chẽ của 4 bên để nông nghiệp chuyển đổi số bền vững

09/11/2023 23:22

Để đạt mục tiêu giảm phát thải, nâng cao hiệu quả và tăng cường tính bền vững trong chuỗi giá trị nông nghiệp, cần có sự phối hợp chặt chẽ của 4 bên gồm Chính phủ, khu vực tư nhân, nông dân và các chuyên gia, nhà nghiên cứu.
Cần sự phối hợp chặt chẽ của 4 bên để nông nghiệp chuyển đổi số bền vững

Để đạt mục tiêu giảm phát thải, nâng cao hiệu quả và tăng cường tính bền vững trong chuỗi giá trị nông nghiệp, cần có sự phối hợp chặt chẽ của 4 bên gồm Chính phủ, khu vực tư nhân, nông dân và các chuyên gia, nhà nghiên cứu.

Nhiều công nghệ được ứng dụng trong nông nghiệp

Tại Diễn đàn "Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Con đường để tiến về phía trước của Việt Nam" diễn ra ngày 9/11, bà Carrie Turk, Giám đốc World Bank tại Việt Nam nêu những thành tựu của công nghệ có thể cách mạng hóa ngành nông nghiệp như máy bay không người lái, hình ảnh vệ tinh và hệ thống GPS. Đây sẽ là động lực thúc đẩy cho sản xuất phát triển theo chiều sâu, giảm tiêu hao năng lượng và nguyên liệu.

Theo bà Carrie Turk, chuyển đổi số có ý nghĩa quan trọng cho tương lai ngành nông nghiệp tại Việt Nam. Cơ hội nằm ở sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo.

Vấn đề là Việt Nam cần phải hành động để có thể nắm bắt được cơ hội này, bà Turk nói.

Từ câu chuyện chuyển đổi số của mình, ông Trần Văn Nô, một đại diện nông dân huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ, với việc ứng dụng công nghệ trong việc điều tiết nước tưới, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng bằng điện thoại thông minh, ông Nô có thể vận hành hệ thống tưới mọi lúc, mọi nơi; có thể kết hợp nước tưới với bón phân và kiểm soát lượng phân bón đúng tỷ lệ, giúp cây trồng sinh trưởng nhanh và tăng năng suất.

"Trồng trọt theo quy trình truyền thống, các trang trại sẽ phải mất nhiều chi phí thuê nhân công, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, còn khi ứng dụng công nghệ cao, mỗi vùng sản xuất đều được giám sát theo nhật ký điện tử nên lượng dinh dưỡng được giám sát chặt chẽ, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản. Thay vì thuê cả chục lao động, nay mọi hoạt động đều có thể điều khiển từ xa", ông Nô cho biết.

Chia sẻ với Mekong ASEAN, bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, hiện nay trên địa bàn thành phố đang triển khai mô hình ứng dụng IoT trong quản lý nước trên cây lúa. Cần Thơ đang triển khai mô hình này trên 400 ha với 44 hộ đặt cảm biến tại hợp tác xã Tiến Dũng (huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ).

Cùng với đó, thành phố triển khai hỗ trợ, tập huấn cho người dân sử dụng phần mềm Agritask giúp nông dân ghi chép sổ điện tử. "Người nông dân, doanh nghiệp rất quan tâm vấn đề này bởi sổ nhật ký có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trước đây, nông dân thường viết tay khi thực hiện truy xuất, không có sự tiếp nối thông tin giữa vụ mùa này và vụ mùa khác", bà Hiếu cho biết.

Theo bà Hiếu, việc áp dụng phần mềm điện tử giúp nông dân lưu trữ dữ liệu, đồng thời có thể tính toán được chi phí ứng dụng thời vụ, theo dõi được quy trình sử dụng thuốc. Đồng thời, cán bộ địa phương cũng có thể theo dõi quy trình sản xuất của nông dân, từ đó hướng nông dân làm đúng.

Mô hình áp dụng phần mềm điện tử tại Cần Thơ được áp dụng trên 4 hợp tác xã, mỗi hợp tác xã chọn 50 hộ nông dân làm thí điểm. Nếu việc thí điểm thành công, thành phố sẽ tiếp tục nhân rộng ra nhiều hợp tác xã nông nghiệp khác.

"Cần Thơ cũng đang phối hợp thí điểm ứng dụng phần mềm ricemore dùng để quản lý sản xuất, quản lý thời vụ. Cán bộ địa phương sẽ nhập dữ liệu về sản xuất, xuống giống của người nông dân. Sau khi nhập dữ liệu sẽ hiện ra bản đồ phân phối. Từ bản đồ này, nông dân, doanh nghiệp, người quản lý sẽ thấy phân bố giống ở vùng nào, thời vụ xuống giống bao nhiều ha, thời gian sinh trưởng của cây trồng. Dùng phần mềm này thì sẽ liên kết dịch vụ về sản xuất thu hoạch, về vận chuyển liên kết với doanh nghiệp", bà Hiếu nói thêm.

Đối với sản xuất, Cần Thơ đang triển khai mô hình sử dụng công cụ của Cục Bảo vệ thực vật để thực hiện thông tin về quản lý mã số vùng trồng cho cây ăn quả. Cùng với đó là xây dựng sàn thương mại điện tử riêng (mekongexpo.vn) quảng bá, bày bán các sản phẩm OCOP của thành phố.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp vẫn manh mún

Mặc dù công nghệ số có tiềm năng to lớn giúp thay đổi ngành nông nghiệp Việt Nam, nhưng để chuyển đổi số ngành nông nghiệp hiệu quả, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định đây vẫn là một thách thức lớn.

Cần sự phối hợp chặt chẽ của 4 bên để nông nghiệp chuyển đổi số bền vững

"Chuyển đổi số ở Việt Nam vốn đã khó, đối với ngành nông nghiệp còn khó hơn rất nhiều vì đối tượng tác động và liên quan trực tiếp là nông dân. Đây là đối tượng yếu thế trong chuyển đổi số. Phần mềm, máy tính, đám mây chỉ là công cụ. Người nông dân không tham gia với mình nếu như họ không có quyền lợi trong đó. Chúng ta cần có cách nghĩ và cách làm khác mới thành công được".

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp

Phân tích thêm về vấn đề này, Giám đốc Quốc gia, Tổ chức Tài chính quốc tế tại Việt Nam, Campuchia và Lào, ông Thomas Jacobs cho biết, vì các hộ nông dân quy mô nhỏ chiếm đa số ở Việt Nam, và đó là một thách thức trong việc triển khai các công nghệ và phương pháp sản xuất mới. Thực trạng của sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam hiện còn manh mún, nhỏ lẻ, sản xuất theo mùa vụ nên việc tiếp cận nguồn vốn còn hạn chế, dẫn đến doanh nghiệp nông nghiệp chưa đầu tư nhiều vào chuyển đổi số.

Cùng với đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở khu vực nông thôn chưa phát triển; quy mô ứng dụng công nghệ số còn nhỏ khi chưa đến 8% hợp tác xã đang ứng dụng các công nghệ số một phần. Nhận thức và kỹ năng sử dụng thiết bị thông minh của nông dân còn thấp.

Tạo đà để nông dân chủ động thích ứng chuyển đổi số

Nhằm khai thác được tối đa lợi ích của công nghệ số, ông Thomas Jacobs cho rằng, điều quan trọng là sự phối hợp, chung tay hành động của 4 bên gồm Chính phủ, các công ty kinh doanh nông nghiệp, người nông dân và các bên liên quan trong lĩnh vực nông nghiệp. Công nghệ kỹ thuật số trong nông nghiệp sẽ là giải pháp căn bản, đi kèm với những giải pháp đổi mới sáng tạo và nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân.

Trao đổi với Mekong ASEAN, ông William Taing, Giám đốc kiêm đồng sáng lập Beanstalk cho biết, việc ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ thúc đẩy nền nông nghiệp của Việt Nam theo hướng bền vững cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu.

Để đạt được những mục tiêu này, ông William kiến nghị, ngành nông nghiệp Việt Nam cần phải đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và xây dựng cơ chế thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp; cơ chế công tư (PPP) hiệu quả hơn; phát triển các tổ chức trung gian của thị trường khoa học công nghệ nhằm đa dạng hóa dịch vụ.

Cần sự phối hợp chặt chẽ của 4 bên để nông nghiệp chuyển đổi số bền vững

"Đặc biệt chú trọng vào việc đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng số cho người nông dân là yêu cầu cấp thiết cần được các cấp, các ngành quan tâm hơn nữa để nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp chủ động trong ứng dụng công nghệ, tự tổ chức sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng".

Ông William Taing, Giám đốc kiêm đồng sáng lập Beanstalk

Người nông dân ngoài chủ động học hỏi nâng cao vai trò trong chuyển đổi số nông nghiệp, có thể chủ động lên sàn, giao lưu với người mua, giới thiệu những đặc tính khác biệt của sản phẩm để có giá trị cao hơn.

Đối với người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng, họ cần trở thành người tiên phong, truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, nông dân. Ở đâu người lãnh đạo có quyết tâm cao, chỉ đạo đúng thì sẽ thành công.

Hà Anh - Lê Hồng Nhung

Quy định tiêu chuẩn diện tích, trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ

Quy định tiêu chuẩn diện tích, trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ

Vinaconex có chủ tịch HĐQT mới thay ông Đào Ngọc Thanh

Vinaconex có chủ tịch HĐQT mới thay ông Đào Ngọc Thanh

Cổ phiếu HBC, HNG sẽ bị huỷ niêm yết

Cổ phiếu HBC, HNG sẽ bị huỷ niêm yết

Gần 2.000 nhân viên VIB sắp được thưởng 11 triệu cổ phiếu

Gần 2.000 nhân viên VIB sắp được thưởng 11 triệu cổ phiếu

GDP Mỹ tăng trưởng cao hơn kỳ vọng trong quý 2/2024

GDP Mỹ tăng trưởng cao hơn kỳ vọng trong quý 2/2024

Bộ KH&ĐT tri ân những anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc

Bộ KH&ĐT tri ân những anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc

Đoàn Việt Nam tham gia lễ khai mạc Olympic 2024 với 10 thành viên

Đoàn Việt Nam tham gia lễ khai mạc Olympic 2024 với 10 thành viên

Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang làm Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang làm Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Apple vắng bóng trong Top 5 smartphone bán chạy tại Trung Quốc

Apple vắng bóng trong Top 5 smartphone bán chạy tại Trung Quốc

Ông Nguyễn Trọng Thông từ nhiệm vị trí Chủ tịch Tập đoàn Hà Đô

Ông Nguyễn Trọng Thông từ nhiệm vị trí Chủ tịch Tập đoàn Hà Đô

Ukraine tuyên bố

Ukraine tuyên bố 'không bị ép' phải đàm phán với Nga

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị đề nghị 24 - 26 năm tù

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị đề nghị 24 - 26 năm tù

Thủ tướng tiếp lãnh đạo Lào, Malaysia sang dự Quốc tang

Thủ tướng tiếp lãnh đạo Lào, Malaysia sang dự Quốc tang

Khối ngoại mua ròng đột biến cổ phiếu của Kido, HVN thoát cảnh lao dốc

Khối ngoại mua ròng đột biến cổ phiếu của Kido, HVN thoát cảnh lao dốc

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ireland cam kết thúc đẩy hợp tác nông nghiệp với Việt Nam

Ireland cam kết thúc đẩy hợp tác nông nghiệp với Việt Nam

Người dân xúc động tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xúc động tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ông Trump: ‘Israel phải kết thúc cuộc chiến ở Gaza’

Ông Trump: ‘Israel phải kết thúc cuộc chiến ở Gaza’

Liên Hợp Quốc cảnh báo ‘dịch bệnh nắng nóng cực độ’

Liên Hợp Quốc cảnh báo ‘dịch bệnh nắng nóng cực độ’