Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI vừa có cập nhật liên quan đến Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (STK: HOSE), theo đó SSI đã hạ dự báo đối với doanh thu và lợi nhuận tại STK, do gần đây các đơn đặt hàng trong ngành đang dần chậm lại.
May Sông Hồng mới đưa nhà máy tại Nghĩa Hưng vào sản xuất giúp doanh thu tăng trưởng, tuy nhiên chi phí đầu vào tăng mạnh hơn đã kéo lợi nhuận trước thuế trong quý II/2022 tại doanh nghiệp giảm 31,3% so với cùng kỳ, thu về 85,3 tỷ đồng.
Tại quý II/2022, chi phí bán hàng tăng mạnh kéo theo lãi ròng tại May Việt Tiến giảm 21% so với cùng kỳ, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tính chung 6 tháng vẫn tăng 9% so với cùng kỳ, hoàn thành 61,5% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Lũy kế 7 tháng đầu năm doanh thu tại dệt may TNG đạt 3.999 tỷ đồng, mục tiêu trong năm nay, TNG đặt ra mức doanh thu là 5.990 tỷ đồng với các thị trường chính bao gồm Mỹ, Pháp, Canada
Sự kiện này là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước gặp gỡ, tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh giao thương, quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường.
Việc tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã đưa hàng dệt may Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng xơ sợi lên vị trí thứ 6 trong các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, trong bối cảnh Mỹ và EU đã giảm tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) vừa báo cáo kết quả kinh doanh nửa tháng đầu năm đầy ấn tượng, với tình hình sản xuất hồi phục mạnh, đơn hàng trải dài và mua được nguyên liệu giá tốt.
Lạm phát cao tại các thị trường tiêu thụ lớn, giá nguyên phụ liệu tăng cao...đã làm chi phí của doanh nghiệp dệt may tăng thêm 20-25%. Tuy nhiên hết quý II, ngành dệt may đã hoàn thành 50% chỉ tiêu xuất khẩu cả năm 43,5 tỷ USD.
Riêng trong quý II, lợi nhuận của Sợi Thế Kỷ giảm nhẹ 1,9% so với cùng kỳ xuống 69,4 tỷ đồng, được lý giải do không phải mùa cao điểm và khách hàng sản xuất vải do dự trong việc chốt giá đơn hàng do giá nguyên vật liệu biến động liên tục.
Tại quý II/2022, lợi nhuận tại dệt may TNG đạt 86,8 tỷ đồng, tính chung 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế 125,3 tỷ đồng, tăng 50,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng Công ty Dệt may Hòa Thọ (mã chứng khoán HTG) cho biết sẽ phát hành gần 6,4 triệu cổ phiếu có mệnh giá 10 nghìn đồng. Tổng giá trị số cổ phiếu sẽ phát hành gần 64 tỷ đồng.
Tuy phải chịu nhiều ảnh hưởng giá cả nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển tăng cao nhưng 6 tháng đầu năm 2022, tại Đồng Nai, dệt may là một trong 4 ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với kết quả đạt trên 963 triệu USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ
Mặc dù Việt Nam có lợi thế về xuất khẩu ngành dệt may, tuy nhiên việc phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất đang trở thành vấn đề trăn trở đối với ngành dệt may, bất kể nhiều nỗ lực nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Đến hết quý I/2022, Gilimex (GIL) sở hữu 25,91% vốn điều lệ tại Dệt may Gia Định. Thời điểm hiện tại GIL dự kiến chuyển nhượng 25,91% vốn điều lệ tại công ty này và ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT thực hiện việc chuyển nhượng.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) vừa thông qua kế hoạch thoái vốn tại đơn vị thành viên là CTCP Dệt may Liên Phương với giá khởi điểm là 19.800 đồng/cp, tương đương giá trị lô cổ phần sẽ tối thiểu 89,1 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm, TNG đạt 3.229 tỷ đồng doanh thu, tăng 36% so với cùng kỳ và thực hiện 54% kế hoạch năm. Với kết quả đạt được, TNG tự tin chắc chắn hoàn thành và vượt kế hoạch năm
SSI cho rằng, giá sợi nhập khẩu, giá bông, sợi polyester đang tăng cao kéo theo doanh thu và biên lợi nhuận các doanh nghiệp ngành dệt may có thể bị ảnh hưởng xấu, đặc biệt là khi áp lực lạm phát cao hơn đang diễn ra.
Vinatex cho biết kim ngạch xuất khẩu dệt may từ Việt Nam qua Mỹ tháng 5 đạt 1,67 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ 2021, giảm một nửa so với tháng 4. Tuy nhiên, tính chung 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu dệt may đi Mỹ đạt hơn 7,8 tỷ USD, tăng 21%.
Dệt may tăng trưởng tốt từ đầu năm đến nay, nhưng lạm phát và việc Fed tăng lãi suất có thể ảnh hưởng đến sức mua tại 2 thị trường chủ lực là Mỹ và EU. Điều này có thể làm giảm kỳ vọng của nhà đầu tư với cổ phiếu dệt may.
Xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm ước đạt khoảng 22 tỷ USD, tăng 23% so với 2021, tuy nhiên Chủ tịch Vitas cho rằng, thị trường thế giới sẽ có nhiều biến động khó lường, đặt ra thách thức cho doanh nghiệp và mục tiêu xuất khẩu của toàn ngành dệt may.