Ngành dệt may thận trọng chờ tín hiệu mới từ mức thuế quan của Mỹ

Mức thuế 46% từ Mỹ đang tạo ra áp lực lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là ngành dệt may. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chủ chốt vẫn đang tìm cách ứng phó linh hoạt, chủ động tìm kiếm thị trường mới và nâng cao giá trị sản phẩm để duy trì sự ổn định.
Ngành dệt may thận trọng chờ tín hiệu mới từ mức thuế quan của Mỹ
Ngành dệt may Việt Nam đối mặt thử thách lớn từ chính sách thuế mới của Mỹ. Ảnh minh hoạ

Ngày 2/4, Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp dụng mức thuế quan tối thiểu 10% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, đồng thời áp mức thuế cao hơn đối với khoảng 60 nền kinh tế có thâm hụt thương mại lớn nhất với Mỹ. Trong danh sách này, Việt Nam thuộc nhóm chịu mức thuế cao nhất lên tới 46%, theo tài liệu từ Nhà Trắng.

Dệt may – ngành chịu tác động mạnh

Dệt may là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ chính sách thuế mới của Mỹ. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ đạt hơn 16 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2023. Đây là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba sang Mỹ, chiếm 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu dệt may sang Mỹ tiếp tục tăng trưởng 12,4%, đạt 2,4 tỷ USD. Hiện tại, Mỹ là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam, chiếm 44% tổng kim ngạch toàn ngành. Với mức thuế mới, ngành dệt may Việt Nam có thể đối mặt với nguy cơ mất lợi thế cạnh tranh. Nếu mức thuế áp dụng cho Việt Nam cao hơn Trung Quốc hoặc Bangladesh, doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ gặp khó khăn lớn trong việc duy trì thị phần tại Mỹ.

Báo cáo phát hành cuối tháng 3/2025 của tổ chức xếp hạng tín nhiệm VIS Rating nhận định, một số ngành như điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ sẽ chịu tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ, nhưng với mức độ ảnh hưởng khác nhau.

Theo VIS Rating, các tập đoàn đa quốc gia sản xuất linh kiện điện tử và thiết bị máy móc tại Việt Nam có thể linh hoạt điều chỉnh bằng cách chuyển một phần hoạt động sản xuất sang các quốc gia khác. Trong khi đó, các doanh nghiệp nội địa trong ngành dệt may, giày dép và đồ gỗ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm giải pháp thay thế.

Đặc biệt, những công ty phụ thuộc lớn vào xuất khẩu đối diện nguy cơ gia tăng chi phí, sụt giảm đơn hàng, dẫn đến áp lực lên dòng tiền hoạt động. Một số doanh nghiệp dệt may hiện có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang Mỹ bao gồm May Sông Hồng (MSH) với 80% doanh thu đến từ thị trường này, TNG (TNG) chiếm 46%, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT) 35% và Dệt may Thành Công (TCM) 25%. Trong ngành gỗ, Savimex (SAV) cũng chịu ảnh hưởng đáng kể khi 50% doanh thu đến từ Mỹ.

Ngành dệt may thận trọng chờ tín hiệu mới từ mức thuế quan của Mỹ

Dệt may nằm trong nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Mỹ trong năm 2024. Ảnh: VIS Rating

Trao đổi với Mekong ASEAN, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (Mã: TCM), Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nhận định, mức thuế mới được áp dụng từ Mỹ dự báo sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và ngành dệt may nói riêng, đặc biệt là những công ty có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang thị trường này.

"Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ của Dệt may Thành Công (TCM) chỉ khoảng 25%, nhưng mức thuế cao vẫn sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Những doanh nghiệp có tỷ lệ phụ thuộc vào Mỹ như May Sông Hồng (MSH) hay TNG, với lần lượt 80% và 46% doanh thu đến từ thị trường này, sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng hơn," đại diện VITAS nhấn mạnh.

Doanh nghiệp cần giữ vững tâm thế, tìm cơ hội

Không chỉ đối diện với mức thuế cao, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn đứng trước rủi ro khách hàng Mỹ hủy đơn hàng hoặc yêu cầu giảm giá. Theo ông Tùng, hầu hết các hợp đồng xuất khẩu của Việt Nam với các nhà mua hàng Mỹ đều theo điều khoản CIF (Cost, Insurance and Freight), nghĩa là doanh nghiệp bán chịu trách nhiệm vận chuyển và chi phí cho đến khi hàng hóa đến cảng đích.

"Với mức thuế cao, các nhà mua hàng Mỹ có thể yêu cầu đàm phán lại giá hoặc thậm chí hủy đơn hàng, điều này tạo ra rủi ro lớn về dòng tiền cho doanh nghiệp xuất khẩu," đại diện TCM nhận định.

Chia sẻ với Mekong ASEAN, ông Cao Hữu Hiếu - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, việc Mỹ áp thuế không chỉ nhắm vào riêng Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến nhiều nước xuất khẩu dệt may khác như Campuchia, Bangladesh, Ấn Độ… Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có mức thuế cụ thể cho ngành dệt may, nhưng với mức thuế Việt Nam bị áp cao nhất tới 46%, ngành dệt may chắc chắn sẽ chịu tác động mạnh.

"Chúng tôi đang theo dõi cách Mỹ áp thuế với các đối thủ để đưa ra chiến lược ứng phó linh hoạt. Hy vọng mức thuế cuối cùng sẽ không chênh lệch quá lớn so với các nước khác để có thể duy trì thị phần," đại diện Vinatex chia sẻ.

Cùng quan điểm với ông Tùng, ông Hiếu cũng cho rằng, do đặc thù thanh toán trả sau, nhiều khách hàng Mỹ có thể sẽ yêu cầu nhà cung cấp Việt Nam giảm giá để bù đắp phần thuế tăng thêm. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được, nguy cơ bị hủy hoặc hoãn đơn hàng là rất lớn.

Thận trọng chờ tín hiệu mới

Trong bối cảnh hiện nay, ông Cao Hữu Hiếu cho rằng, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chủ động tìm kiếm thị trường mới, mở rộng tệp khách hàng để giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ. Đồng thời, việc nâng cao giá trị sản phẩm, cải thiện chất lượng và đẩy mạnh sản xuất xanh theo tiêu chuẩn quốc tế cũng là những hướng đi quan trọng giúp ngành dệt may Việt Nam giữ vững vị thế trên thị trường toàn cầu.

"Bên cạnh đó, việc theo dõi sát sao động thái của Mỹ và các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt điều chỉnh chiến lược kinh doanh, đảm bảo khả năng thích ứng với tình hình mới," CEO Vinatex thông tin.

Trong khi đó, lãnh đạo Dệt may TCM hy vọng chính sách thuế của Tổng thống Trump sẽ giống như với các quốc gia như Mexico và Trung Quốc là có thể điều chỉnh thuế sau khi xem xét phản ứng từ các quốc gia.

Nếu mức thuế 46% được giữ nguyên, ông Tùng nhận định rằng ngành dệt may Việt Nam sẽ không thể tiếp tục phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ. "Chúng ta cần phải tìm kiếm những"lối đi mới, với các thị trường tiềm năng như Châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA, và các quốc gia trong khối CPTPP," ông Tùng chia sẻ. Ông cũng cho rằng việc mở rộng sang các thị trường mới là cách hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự phát triển bền vững.

Theo lãnh đạo Dệt may TCM Trần Như Tùng, có một góc độ tích cực từ chính sách thuế này của Mỹ là có thể giúp phân biệt rõ ràng giữa hàng hóa xuất xứ Việt Nam và những sản phẩm của nước khác "mượn" Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ. Nếu Mỹ thực hiện phân biệt rõ nguồn gốc nguyên liệu, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có thể tận dụng được lợi thế này. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng nếu không có sự phân biệt rõ ràng về xuất xứ, các doanh nghiệp Việt sẽ gặp khó khăn lớn trong việc cạnh tranh tại thị trường Mỹ.

Ông Tùng cũng cho biết, việc mức thuế vào Mỹ tăng đột biến từ 5-7% lên 46% đã khiến nhiều doanh nghiệp bất ngờ nhưng TCM đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống này. Theo đó, TCM đang tập trung vào việc quản lý rủi ro, đặc biệt là theo dõi tình hình các đơn hàng đã ký kết, bởi nguy cơ hoãn, hủy đơn hàng hay chậm thanh toán có thể ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp. TCM cũng đã chủ động liên hệ với khách hàng để thông báo và có những phản ứng kịp thời đối với các thay đổi từ phía thị trường, nhằm đảm bảo duy trì sự ổn định và phát triển trong giai đoạn này.

Việt Nam nhập siêu gần 4 tỷ USD từ ASEAN trong quý 1/2025

Việt Nam nhập siêu gần 4 tỷ USD từ ASEAN trong quý 1/2025

Quý 1/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN đạt 22,2 tỷ USD, Việt Nam nhập siêu 3,8 tỷ USD.
Xuất nhập khẩu quý 1/2025 lập kỷ lục 10 năm

Xuất nhập khẩu quý 1/2025 lập kỷ lục 10 năm

Quý 1/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 202 tỷ USD, là mức cao nhất của quý 1 trong giai đoạn 2016 - 2025.
Xuất khẩu thủy sản tăng 26% trong quý 1/2025

Xuất khẩu thủy sản tăng 26% trong quý 1/2025

Quý 1/2025, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất nhập khẩu quý 1/2025 tăng gần 14%, đạt hơn 200 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu quý 1/2025 tăng gần 14%, đạt hơn 200 tỷ USD

Kết thúc quý đầu tiên của năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 202,5 tỷ USD.
Những trường hợp xuất khẩu sang Mỹ không phải chịu thuế đối ứng

Những trường hợp xuất khẩu sang Mỹ không phải chịu thuế đối ứng

Ông Đỗ Ngọc Hưng, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ nếu được xếp lên tàu tại cảng Việt Nam trước ngày 9/4 sẽ không phải chịu thuế đối ứng 46%.
'Thuế 46% là thử thách, nhưng cũng là cú hích'

'Thuế 46% là thử thách, nhưng cũng là cú hích'

"Thuế 46% là thử thách, nhưng cũng là cú hích để thích ứng và thay đổi," TS. Võ Trí Thành nói với Mekong ASEAN.
Malaysia chi nhiều tiền nhất để nhập khẩu mặt hàng nào?

Malaysia chi nhiều tiền nhất để nhập khẩu mặt hàng nào?

Hai tháng đầu năm 2025, kim ngạch nhập khẩu của Malaysia đạt 50,7 tỷ USD, trong đó điện, điện tử là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất với 18,6 tỷ USD.
Ngành nông nghiệp ‘dĩ bất biến, ứng vạn biến’ trong bối cảnh mới

Ngành nông nghiệp ‘dĩ bất biến, ứng vạn biến’ trong bối cảnh mới

Trước công bố áp thuế đối ứng từ phía Mỹ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho rằng, nông sản Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng ngành sẽ phải dĩ bất biến, ứng vạn biến.
Bộ Tài chính chia sẻ quan điểm về chính sách thuế quan mới của Mỹ

Bộ Tài chính chia sẻ quan điểm về chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với mức 90% cũng như mức 46% theo công bố của phía Mỹ.
Nhiều dư địa đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam tại Cuba

Nhiều dư địa đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam tại Cuba

Việc Cuba ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị trường trong các lĩnh vực thế mạnh như giày dép, thực phẩm.
'Kiểm soát thương mại chiến lược giúp cân bằng cán cân xuất nhập khẩu'

'Kiểm soát thương mại chiến lược giúp cân bằng cán cân xuất nhập khẩu'

Xây dựng cơ chế kiểm soát thương mại chiến lược hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng cường nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ nguồn từ các đối tác, giúp cân bằng cán cân thương mại.
Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi từ Việt Nam

Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi từ Việt Nam

Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric filament yarn có xuất xứ từ Trung Quốc, Việt Nam.
Sao Ta lập kỷ lục doanh số quý I, chuẩn bị cho thách thức của ngành tôm

Sao Ta lập kỷ lục doanh số quý I, chuẩn bị cho thách thức của ngành tôm

CTCP Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh số hợp nhất quý I/2025 đạt hơn 70 triệu USD, mức cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Cà phê là một trong hai mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Bỉ

Cà phê là một trong hai mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Bỉ

Hai tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Bỉ đạt 585 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Campuchia nhập siêu hơn nửa tỷ USD trong hai tháng đầu năm

Campuchia nhập siêu hơn nửa tỷ USD trong hai tháng đầu năm

Theo số liệu của GDCE, hai tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Campuchia và thế giới đạt 9,44 tỷ USD.
Thương mại hai chiều Indonesia - ASEAN tăng gần 15% sau 2 tháng đầu năm

Thương mại hai chiều Indonesia - ASEAN tăng gần 15% sau 2 tháng đầu năm

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Indonesia, kim ngạch xuất nhập khẩu (không tính dầu mỏ, khí đốt) của nước này với khu vực ASEAN trong hai tháng đầu năm 2025 đạt 13,63 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Brazil là nhà cung cấp bông lớn nhất cho Việt Nam

Brazil là nhà cung cấp bông lớn nhất cho Việt Nam

Việt Nam nhập khẩu từ Brazil 14 mặt hàng chính, trong đó bông là mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất.
Xuất khẩu của Indonesia sang ASEAN tăng mạnh

Xuất khẩu của Indonesia sang ASEAN tăng mạnh

Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Indonesia, không tính dầu mỏ và khí đốt, sang các nước ASEAN đạt 8,61 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2025, tăng tới 35,6% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất nhập khẩu Malaysia với ASEAN đạt hơn 27 tỷ USD hai tháng đầu năm

Xuất nhập khẩu Malaysia với ASEAN đạt hơn 27 tỷ USD hai tháng đầu năm

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Malaysia với các nền kinh tế ASEAN đạt 27,09 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2025, tăng 1,21% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Mở rộng thương mại Việt Nam - Peru từ 'động lực' CPTPP

Mở rộng thương mại Việt Nam - Peru từ 'động lực' CPTPP

Việt Nam - Peru thống nhất thúc đẩy thương mại song phương thông qua tận dụng ưu đãi từ Hiệp định CPTPP.
Thương mại Malaysia tăng hơn 4% trong hai tháng đầu năm

Thương mại Malaysia tăng hơn 4% trong hai tháng đầu năm

Hai tháng đầu năm 2025, thương mại giữa Malaysia và thế giới tăng 4,4% so với cùng kỳ, lên mức 105,14 tỷ USD.
Sắp diễn ra Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Brazil

Sắp diễn ra Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Brazil

Ngày 29/3 sắp tới, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Brazil sẽ diễn ra tại Hà Nội.
Xuất khẩu nông sản mang về hơn 5 tỷ USD lũy kế đến ngày 15/3

Xuất khẩu nông sản mang về hơn 5 tỷ USD lũy kế đến ngày 15/3

Lũy kế từ đầu năm 2025 đến ngày 15/3, mặc dù nhiều mặt hàng nông sản giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu nông sản chung vẫn đạt hơn 5 tỷ USD, chủ yếu nhờ xuất khẩu cà phê tăng cao.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường chính tăng cao trong tháng 2/2025

Xuất khẩu cá tra sang thị trường chính tăng cao trong tháng 2/2025

Theo số liệu từ Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam tháng 2/2025 đã lấy lại đà tăng trưởng, với tổng giá trị đạt 150 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Thương mại Campuchia - Trung Quốc 2 tháng đầu năm tăng hơn 21%

Thương mại Campuchia - Trung Quốc 2 tháng đầu năm tăng hơn 21%

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), tổng kim ngạch thương mại hai chiều Campuchia - Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2025 đạt 2,66 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2024 (YoY).
Ra mắt sổ tay ESG hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu và tiếp cận tài chính bền vững

Ra mắt sổ tay ESG hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu và tiếp cận tài chính bền vững

Ngày 24/3, Cục Phát triển Doanh nghiệp tư nhân và Kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) phối hợp với Đại sứ quán Anh tổ chức hội thảo giới thiệu Sổ tay hướng dẫn khung triển khai ESG, lập báo cáo ESG.
Campuchia: Xuất khẩu 2 tháng đầu năm đạt 4,46 tỷ USD

Campuchia: Xuất khẩu 2 tháng đầu năm đạt 4,46 tỷ USD

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia, tính chung 2 tháng đầu năm, lượng hàng hóa xuất khẩu của nước này đạt giá trị 4,46 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2024 (yoy), trong đó giá trị xuất khẩu trong tháng 2 đạt hơn 2,15 tỷ USD, tăng 6,7% yoy.
Xu hướng nhập khẩu tôm tại Mỹ, Trung Quốc và EU

Xu hướng nhập khẩu tôm tại Mỹ, Trung Quốc và EU

Đầu năm 2025, tình hình nhập khẩu tôm tại các thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới Mỹ, Trung Quốc và EU có những biến động đáng chú ý.
Chưa đầy 3 tháng, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt hơn 2 tỷ USD

Chưa đầy 3 tháng, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt hơn 2 tỷ USD

Với giá cà phê xuất khẩu tăng cao, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam từ đầu năm 2025 đến nay đã thu về 2,2 tỷ USD chỉ trong chưa đầy 3 tháng.
Giá cà phê Robusta quốc tế phục hồi trong phiên cuối tuần

Giá cà phê Robusta quốc tế phục hồi trong phiên cuối tuần

Sau phiên giảm hôm thứ 5, giá cà phê Robusta đã có sự phục hồi tại phiên cuối tuần 21/3, trong khi đó giá cà phê Arabica lại đi lùi.
Những mặt hàng xuất khẩu tỷ USD tính từ đầu năm 2025

Những mặt hàng xuất khẩu tỷ USD tính từ đầu năm 2025

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/3/2025, Việt Nam có 13 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên một tỷ USD, trong đó lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Doanh thu Vĩnh Hoàn tiếp đà giảm trong tháng 2/2025

Doanh thu Vĩnh Hoàn tiếp đà giảm trong tháng 2/2025

Tháng 2/2025, doanh thu của Vĩnh Hoàn giảm 3% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 774 tỷ đồng, mức giảm chủ yếu đến từ thị trường Trung Quốc.
Indonesia: Nhập khẩu đạt gần 19 tỷ USD trong tháng 2/2025

Indonesia: Nhập khẩu đạt gần 19 tỷ USD trong tháng 2/2025

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Indonesia, kim ngạch nhập khẩu của nước này trong tháng 2/2025 đạt 18,86 tỷ USD, tăng 5,18% (MoM) so với tháng 1/2025 và tăng 2,30% so với tháng 2/2024 (YoY).
Indonesia: Xuất khẩu đạt gần 22 tỷ USD trong tháng 2/2025

Indonesia: Xuất khẩu đạt gần 22 tỷ USD trong tháng 2/2025

Theo Cơ quan Thống kê quốc gia Indonesia, giá trị xuất khẩu của nước này trong tháng 2/2025 đạt 21,98 tỷ USD, tăng 2,58% so với tháng trước (MoM) và tăng 14,05% so với cùng kỳ năm 2024 (YoY).
Tổng giám đốc ORICO: 'Không cần quá lo lắng khi giá gạo xuống thấp'

Tổng giám đốc ORICO: 'Không cần quá lo lắng khi giá gạo xuống thấp'

Giá gạo của Việt Nam thời gian qua liên tục ở mức thấp, nhưng theo Tổng Giám đốc ORICO Nguyễn Việt Anh, không cần lo lắng quá vì đây chỉ là diễn biến theo quy luật bình thường trong bức tranh cung cầu của ngành gạo.
Xem thêm