Giá điện tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp xi măng, phân bón, hóa chất.
Thủ tướng nhấn mạnh, cần có cơ chế huy động các nguồn lực, xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng các công trình điện lực, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trình phương án điều chỉnh giá trước ngày 25/10.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, việc rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện tối thiểu 3 tháng một lần để phản ánh kịp thời biến động các thông số đầu vào, đồng thời điều chỉnh giá điện theo lộ trình từng bước, tránh giật cục.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách "đúng" và "trúng", tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc đối với chính sách giá điện, thị trường điện Việt Nam trước mắt, cũng như lâu dài.
Với 92,91% số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Giá sửa đổi.
Đại biểu Quốc hội truyền đạt ý kiến cử tri cho rằng việc tăng giá điện sinh hoạt do nguyên nhân EVN có lỗ lớn, kéo dài và do tổn thất của điện năng là chưa phù hợp.
Thông tin tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều 18/5, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương Trần Việt Hòa cho biết đã có 8 nhà máy điện gió, điện mặt trời được thống nhất giá điện tạm thời.
Ngày 17/5, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 12/5 liên quan đến việc đàm phán giá bán điện đối với các dự án điện gió, điện mặt trời đã hoàn thành đầu tư xây dựng xong chưa được vận hành.
Mirae Asset cho rằng việc tăng giá bán lẻ điện có thể ảnh hưởng không tích cực lên một số ngành sản xuất sử dụng nhiều điện như xi măng, hóa chất, thép, giấy.
Giá điện tăng có thể kéo theo hàng loạt mặt hàng khác cũng tăng giá, tuy nhiên, việc điều chỉnh giá điện là cần thiết để ngành điện tránh lỗ cũng như đảm bảo khả năng cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, giữ an ninh năng lượng.
Bộ Công Thương ban hành bảng giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện và giá bán buôn cho các đơn vị kinh doanh bán lẻ điện.
Giá thành sản xuất điện năm 2022 cao hơn mức giá bán lẻ điện bình quân hiện hành 167,82 đồng, tăng 9,27% so với năm 2021. Nguyên nhân là do giá than và giá dầu đều tăng cao.
Mức điều chỉnh và thời điểm điều chỉnh sẽ được quyết định trong khung giá của mức bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phù hợp theo thẩm quyền của Thủ tướng, Bộ Công Thương và EVN trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.
Theo Tổng giám đốc Khu công nghiệp DEEP C Bruno Jaspaert, việc xây dựng các khu công nghiệp sinh thái là giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, đồng thời thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư FDI lớn vào Việt Nam.
Ủy ban Điều tiết Năng lượng Thái Lan quyết định sẽ điều chỉnh giảm mức tăng giá điện cho doanh nghiệp sau khi Thủ tướng Prayut Chan-o-cha yêu cầu các quan chức năng lượng tìm cách giảm hóa đơn tiền điện cho các doanh nghiệp.
Theo dự báo chuyên gia, áp lực tăng giá điện, giá một số dịch vụ do Nhà nước kiểm soát trong năm 2023 sẽ lớn hơn năm 2022, nhưng lạm phát trung bình trong năm sẽ vẫn nằm trong khoảng 3-4%.
Theo các chính sách mới nhất của chính phủ Thái Lan, giá điện của nước này sẽ tăng 20% bắt đầu từ đầu năm 2023, gây ra nguy cơ gia tăng lạm phát, đồng thời giảm khả năng cạnh tranh của quốc gia này khi nền kinh tế Thái Lan mới chỉ dần hồi phục.
Tại cuộc làm việc với tỉnh Bạc Liêu và các nhà đầu tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết hiện nay giá điện gió Việt Nam đang ở mức cao hơn so với thế giới và so với các nguồn điện khác. Do đó, cần phải xem xét lại về giá điện, đảm bảo lợi ích hài hòa.
Theo Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), việc cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sẽ khắc phục được một phần tình trạng hóa đơn tiền điện biến động trong những tháng đổi mùa, hạn chế tối đa tác động tới các hộ sử dụng điện thấp.