Back to homepage
30/01/2025 09:50
Halal và câu chuyện về du lịch niềm tin
Halal và câu chuyện về du lịch niềm tin

“Việt Nam coi trọng phát triển ngành Halal, xác định đây là định hướng mới trong hoạt động sản xuất, coi Halal là cơ hội vàng để Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, hợp tác với đối tác, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu”.

Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị Halal toàn quốc diễn ra vào cuối tháng 10/2024, thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong phát triển ngành công nghiệp Halal - một ngành công nghiệp có quy mô sẽ lên tới 10.000 tỷ USD trên thế giới vào trước năm 2030.

Song hành phát triển các ngành kinh tế khác, du lịch Halal cũng đang là một trong những trọng tâm phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực này. Nói về du lịch Halal, đây không còn là câu chuyện xa lạ đối với thế giới khi người ta đã nhắc đến khái niệm này từ những năm 2000. Tuy nhiên, tại Việt Nam loại hình du lịch này còn khá mới.

Halal và câu chuyện về du lịch niềm tin

Trao đổi với Mekong ASEAN, bà Tạ Việt Hằng – Giám đốc truyền thông Công ty Halal Quốc gia Việt Nam (VNH) cho rằng: “Du lịch Halal không phải khái niệm mới đối với thế giới và người Hồi giáo, nhưng nó còn khá mới với người Việt Nam. Du lịch Halal đơn thuần là triển khai các dịch vụ đạt tiêu chuẩn Halal. Các tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn phù hợp, thân thiện với người Hồi giáo, do các tổ chức Hồi giáo của một số quốc gia tạo lập và yêu cầu người Hồi giáo sử dụng”.

Theo bà Hằng, du lịch Halal có thể chia thành hai dòng. Trước tiên, dòng khách Hồi giáo (Muslim) là nhóm đối tượng bắt buộc sử dụng sản phẩm Halal. Nếu nhắm tới dòng khách này, các doanh nghiệp du lịch sẽ phải tìm hiểu sâu về Hồi giáo. Bởi tất cả các lĩnh vực đời sống người Hồi giáo đều được quy định bởi tôn giáo này, bao gồm cơ sở vật chất nhà hàng, quán ăn, phòng ốc, phòng cầu nguyện, điểm đến, logistic, thực phẩm, hàng tiêu dùng...

Mặt khác, dòng khách phi Hồi giáo cũng đang ngày càng có xu hướng sử dụng các sản phẩm tốt cho sức khỏe, trong đó thực phẩm Halal được đánh là sản phẩm có tiêu chuẩn cao. Theo bà Hằng, nhờ có du lịch Halal và thực phẩm Halal, Việt Nam còn có cơ hội phát triển mạnh xu hướng du lịch kết hợp sự kiện (du lịch Mice) và du lịch đám cưới.

“Doanh nghiệp sẽ khó khăn ở giai đoạn đầu tiếp cận do những khác biệt về văn hóa, nhận thức, nhưng nếu đã nhuần nhuyễn trong việc đáp ứng các yêu cầu thì đây sẽ là dòng khách thân thiện, hấp dẫn và có lợi cho kế hoạch phát triển du lịch bền vững, đa dạng,” bà Tạ Việt Hằng nhấn mạnh.

Halal và câu chuyện về du lịch niềm tin

Tại Việt Nam, Phan Gia Xanh Garden– doanh nghiệp thành viên của Liên hiệp Hợp tác xã Việt Nam Xanh - được biết đến là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ở tỉnh Khánh Hòa triển khai mô hình nông trại Halal (Farm Halal).

Nhận thấy được tiềm năng của thị trường du lịch dành cho khách Hồi giáo, Phan Gia Xanh Garden đã chuyển đổi, xây dựng lại quy trình dịch vụ theo tiêu chuẩn Halal và được cấp chứng nhận farm Halal vào quý 3/2024.

Từ mô hình “Farm Halal” đầu tiên của Phan Gia Xanh Garden, Liên hiệp Hợp tác xã Việt Nam Xanh có kế hoạch triển khai dự án xây dựng chuỗi farm Halal tại các tỉnh, tạo tiền đề xây dựng “Tour Halal” trong năm 2025.

Chủ tịch HĐQT Liên hiệp Hợp tác xã Việt Nam Xanh Bá Thị Nguyệt Thu cho rằng, khách du lịch Hồi giáo có nhu cầu trải nghiệm thiên nhiên, thích sự yên tĩnh, trong lành và sự an toàn. Trong khi đó, Việt Nam có thế mạnh về nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, con người thân thiện để phát triển mô hình du lịch đặc biệt này.

“Các farm đang hoạt động có thể xin đánh giá cấp chứng nhận farm Halal từ việc tận dụng tài nguyên thiên nhiên sẵn có của mình. Kết hợp giữa nông nghiệp và du lịch Hồi giáo sẽ không chỉ làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp mà còn tạo ra nét đặc trưng trong du lịch Việt Nam so với khu vực và thế giới,” bà Bá Thị Nguyệt Thu nhận định.

Halal và câu chuyện về du lịch niềm tin

Nói về mô hình “Farm Halal”, bà Thu cho biết, Phan Gia Xanh Garden được xây dựng gắn với không gian nông nghiệp, đáp ứng đủ tiêu chí ăn – nghỉ - trải nghiệm không chỉ dành cho du khách Hồi giáo mà còn cả du khách phi Hồi giáo.

Theo bà Thu, các trang trại chỉ cần cải tạo lại một vài điểm không gian như bể bơi cần sự riêng tư và có không gian tách biệt nam và nữ, có không gian cầu nguyện riêng của khách Hồi giáo…. Đối với thực phẩm ưu tiên những sản phẩm sạch, nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hải sản tươi... Trong quá trình chế biến cần tuần thủ một số quy chuẩn như không được sử dụng sản phẩm có chất cấm như mỡ lợn..., đảm bảo tuân thủ theo luật Shari’ah của người Hồi giáo.

Ngoài các thực phẩm Halal, tại cơ sở bếp ăn của nông trại sẽ phải có đầu bếp người Hồi giáo hoặc một bên giám sát thứ ba để đảm bảo du khách được sử dụng thực phẩm Halal.

Halal và câu chuyện về du lịch niềm tin

Tại Việt Nam, theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đến năm 2030 ngành du lịch phấn đấu đóng góp trực tiếp từ 13 - 14% trong GDP và tiếp đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng từ 13 - 15%/năm.

Trong khi đó, theo báo cáo thị trường du lịch Halal của công ty nghiên cứu thị trường Future Market Insights công bố trong năm 2024, thị trường du lịch Halal thế giới ước đạt 276 tỷ USD vào năm 2024 và đạt 417 tỷ USD vào năm 2034. Cũng tại báo cáo này, xu hướng du lịch quốc tế năm 2024 có thể chiếm khoảng 60% thị phần du lịch Halal.

Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) cho biết, 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đón tới 15,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, số lượng du khách đến từ các nước Hồi giáo còn khá khiêm tốn so với tổng lượng khách quốc tế.

Cụ thể, lượng khách từ Malaysia đạt 440.895 người (chiếm 2,7% tổng lượng khách và tăng 5,3% so với cùng kỳ); từ Ấn Độ với 445.642 người (chiếm 2,8%, tăng 30,4%); Indonesia – quốc gia có số lượng người Hồi giáo lớn nhất thế giới - cũng chỉ có 166.201 người (chiếm 1%, tăng 78,3%)... Nhiều quốc gia Hồi giáo lớn khác như UAE, Ai Cập, Arab Saudi... không có số liệu khách du lịch đến Việt Nam tại bảng công bố của GSO.

Halal và câu chuyện về du lịch niềm tin

Rõ ràng, với hơn 2 tỷ người Hồi giáo cùng du khách phi Hồi giáo quan tâm, du lịch Halal sẽ được coi là nhân tố chính thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt khi lượng khách từ các quốc gia Hồi giáo sang nước ta ngày càng tăng như Indonesia...

Vào cuối năm 2024, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã xây dựng và công bố tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14230:2024 "Dịch vụ du lịch thân thiện với người Hồi giáo - Các yêu cầu”, bản hướng dẫn được coi là cú hích cho doanh nghiệp, lữ hành tại Việt Nam phát triển loại hình du lịch này.

Trong lợi thế phát triển du lịch Halal, theo Future Market Insights, khách du lịch Hồi giáo có xu hướng tìm kiếm khu vực được chứng nhận Halal với nhiều hoạt động văn hóa. Trong khi đó, Việt Nam được thiên nhiên ưu ái về cảnh quan, cùng chiều dài lịch sử hàng nghìn năm với vô số di tích lịch sử như cố đô Huế, phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long..., đây không chỉ là điểm nhấn thu hút khách Hồi giáo mà còn tạo nên nét đẹp riêng biệt trong du lịch Halal so với các thị trường khác trên thế giới.

Mặt khác, là quốc gia đi sau thế giới, Việt Nam có lợi thế tiếp cận kinh nghiệm du lịch Halal từ các nước, đặc biệt là các nước phi Hồi giáo có nền công nghiệp Halal phát triển như Thái Lan, Nhật Bản, Australia, New Zealand...

Halal và câu chuyện về du lịch niềm tin

Dù vậy, Việt Nam cũng sẽ phải nỗ lực hơn trong tiến trình phát triển ngành công nghiệp này nếu muốn đuổi kịp thế giới. Từ việc đồng bộ cơ sở hạ tầng, xây dựng các dịch vụ cho người Hồi giáo, tạo ra chuỗi mắt xích để thúc đẩy ngành du lịch Halal, từ thực phẩm, thời trang, mỹ phẩm, tài chính...

Doanh nghiệp cũng phải nắm bắt về các yêu cầu, thị hiếu từ du khách Hồi giáo để có chiến lược cụ thể trong hoạt động quảng bá và thu hút khách du lịch.

Đặc biệt, câu chuyện niềm tin sẽ là thách thức lâu dài cho Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp trong nước.

“Niềm tin là thứ chắc chắn không thể thiếu nếu chúng ta muốn xây dựng và phát triển du lịch Halal,” đây là lời khẳng định của bà Bá Thị Nguyệt Thu trong cuộc trao đổi với Mekong ASEAN. Bà cho rằng, niềm tin đối với người Hồi giáo rất quan trọng, nếu sản phẩm cung cấp không đáp ứng đúng tiêu chuẩn Halal thì dù giá sản phẩm tốt, chất lượng cao họ cũng sẽ không lựa chọn.

Đây cũng sẽ không chỉ là câu chuyện của cá nhân, của một đơn vị mà nó là sự nhận thức của cả cộng đồng du lịch về việc tuân thủ cũng như tôn trọng văn hóa của người Hồi giáo. “Phát triển du lịch Halal sẽ là sự đột phá cho ngành du lịch nói chung và các mô hình farm Halal nói riêng. Bước đầu tiên chúng ta phải xây dựng được nền móng kiên cố, từ việc hiểu đúng và tôn trọng văn hóa của họ, từ đó mới nghĩ đến việc đi xa hơn”, bà Bá Thị Nguyệt Thu nhận định.

Halal và câu chuyện về du lịch niềm tin

Cùng góc nhìn, bà Tạ Việt Hằng cho rằng, lòng trung thực, giữ chữ tín trong kinh doanh, lối ứng xử chuyên nghiệp và sự quyết tâm phát triển đến cùng của doanh nghiệp sẽ là điều không thể thiếu nếu muốn đưa thương hiệu du lịch Halal Việt Nam đi xa hơn.

“Do đó, doanh nghiệp sẽ phải hiểu rõ về thị trường, về yếu tố văn hóa của cộng đồng tôn giáo này, tìm kiếm những cơ sở chứng nhận uy tín để triển khai dịch vụ Halal. Và doanh nghiệp cần xác định đây là thị trường mà doanh nghiệp thật sự muốn dấn thân...,” bà Tạ Việt Hằng nói.

Rõ ràng, câu chuyện niềm tin của bây giờ hay của nhiều năm sau vẫn sẽ là trụ cột để doanh nghiệp tiếp bước phát triển và để ngành du lịch Việt Nam đi xa hơn, không chỉ ở cộng đồng Hồi giáo mà còn đối với mọi cộng đồng du khách trên thế giới.

Trong bức tranh dài hạn, nếu mỗi doanh nghiệp có tham vọng và sự quyết tâm, Việt Nam có thể tin tưởng ngành du lịch Halal sẽ sớm ghi danh trên bản đồ thế giới và đây cũng sẽ là cơ hội để Việt Nam mở ra một chương mới trong tiến trình góp mặt vào chuỗi cung ứng đa dạng trên toàn cầu hiện nay.

Đúng như lời khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Halal toàn quốc: “Chúng tôi mong muốn phát triển ngành Halal thực sự trở thành ngành kinh tế mạnh, đưa Việt Nam trở thành điểm đến trong bản đồ Halal toàn cầu, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ Halal”.

Halal và câu chuyện về du lịch niềm tin

Bình luận

avatar-comment
Tối thiểu 10 chữ Tiếng Việt có dấu Không chứa liên kết

'Thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc thì phải có những quyết định đột phá'

Một doanh nghiệp cảng biển lên kế hoạch doanh thu cao kỷ lục

Một doanh nghiệp cảng biển lên kế hoạch doanh thu cao kỷ lục

Các điểm chính trong cuộc đàm phán Mỹ - Nga tại Saudi Arabia

Các điểm chính trong cuộc đàm phán Mỹ - Nga tại Saudi Arabia

Quốc hội quyết tăng trưởng 8% trở lên, đẩy nhanh các dự án hấp thụ vốn

Quốc hội quyết tăng trưởng 8% trở lên, đẩy nhanh các dự án hấp thụ vốn

Giá vàng SJC và vàng nhẫn tăng mạnh, tiến sát mốc kỷ lục

Giá vàng SJC và vàng nhẫn tăng mạnh, tiến sát mốc kỷ lục

Mỹ sẽ áp thuế 25% với ô tô, bán dẫn và dược phẩm nhập khẩu

Mỹ sẽ áp thuế 25% với ô tô, bán dẫn và dược phẩm nhập khẩu

Quốc hội thông qua cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Quốc hội thông qua cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thủ tướng phê bình 26 Bộ ngành và 48 địa phương chậm phân bổ vốn đầu tư công

Thủ tướng phê bình 26 Bộ ngành và 48 địa phương chậm phân bổ vốn đầu tư công

Quốc hội

Quốc hội 'chốt' đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng hơn 8 tỷ USD

Đề nghị Quảng Tây và các địa phương Việt Nam hợp tác về trí tuệ nhân tạo

Đề nghị Quảng Tây và các địa phương Việt Nam hợp tác về trí tuệ nhân tạo

VietinBank Capital tiếp tục gia tăng sở hữu tại Viconship

VietinBank Capital tiếp tục gia tăng sở hữu tại Viconship

Cổ phiếu âm thầm lập đỉnh, May Sông Hồng kinh doanh thế nào

Cổ phiếu âm thầm lập đỉnh, May Sông Hồng kinh doanh thế nào

Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các thành viên Chính phủ mới được bổ nhiệm

Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các thành viên Chính phủ mới được bổ nhiệm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cuba

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cuba

Thêm một lãnh đạo Phát Đạt đăng ký bán cổ phiếu PDR

Thêm một lãnh đạo Phát Đạt đăng ký bán cổ phiếu PDR

13 lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng cần rà soát ngay trong các sản phẩm Microsoft

13 lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng cần rà soát ngay trong các sản phẩm Microsoft

Cao su là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Campuchia

Cao su là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Campuchia

Đà Nẵng: Khởi động dự án khu công nghiệp Hòa Ninh hơn 6.200 tỷ đồng

Đà Nẵng: Khởi động dự án khu công nghiệp Hòa Ninh hơn 6.200 tỷ đồng

VietinBank lên phương án phân phối 12.500 tỷ đồng lợi nhuận năm 2023

VietinBank lên phương án phân phối 12.500 tỷ đồng lợi nhuận năm 2023

6 Chủ nhiệm Ủy ban mới của Quốc hội sau sắp xếp, sáp nhập

6 Chủ nhiệm Ủy ban mới của Quốc hội sau sắp xếp, sáp nhập