Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố việc Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật là mối đe dọa “có thật”, sau khi Moscow tuyên bố bắt đầu triển khai loại vũ khí này tới lãnh thổ đồng minh Belarus.
Quan chức Bộ Ngoại giao Nga cho biết thỏa thuận triển khai vũ khí hạt nhân của Moscow trên lãnh thổ Belarus không bao hàm khung thời gian, đồng thời nhấn mạnh rằng Mỹ nên rút hết vũ khí hạt nhân về lãnh thổ nếu muốn yêu cầu Nga ra quyết định tương tự.
Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận vũ khí hạt nhân chiến thuật của Moscow đã chuyển tới đồng minh thân cận Belarus, nhấn mạnh động thái này là lời răn đe phương Tây rằng họ không thể gây thất bại chiến lược cho Nga.
Ngày 13/6, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết đất nước của ông bắt đầu tiếp nhận vũ khí hạt nhân chiến lược từ Nga, với một số có sức mạnh gấp 3 lần so với những quả bom được thả xuống Hiroshima và Nagasaki.
Hai nước Nga và Trung Quốc có sự hiện diện mạnh mẽ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân khi chiếm gần 70% số lò phản ứng đang được xây dựng hoặc đang được lên kế hoạch xây dựng trên toàn thế giới.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tuyên bố rằng bất kỳ quốc gia hậu Xô Viết nào đang tìm cách gia tăng khả năng phòng thủ thông qua việc triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ thì nên tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với Nga.
Nhà Trắng bình luận việc Nga ký thỏa thuận triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus là “vô trách nhiệm và khiêu khích”. Tuy nhiên, Washington khẳng định chưa thấy động thái Moscow chuẩn bị sử dụng loại vũ khí này.
Ngày 25/5, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu và người đồng cấp Belarus Viktor Khrenin đã ký thỏa thuận về việc cho phép triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Moscow trên lãnh thổ Belarus.
Ngày 18/4, Hội nghị Ngoại trưởng G7 tại Kariuzawa, Nhật Bản, ra tuyên bố chung lên án việc Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của nước này ở quốc gia đồng minh Belarus.
Hình ảnh mới nhất ngày 4/4 từ một trong 3 lò phản ứng bị nóng chảy tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản bị hư hại do trận động đất và sóng thần Sendai năm 2011 đang gây ra các lo ngại về vấn đề chống chịu thảm họa và an toàn.
Trong bài phát biểu trước Quốc hội ngày 31/3, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tái khẳng định ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược nếu cần thiết.
Trong tuyên bố ngày 28/3, Bộ Ngoại giao Belarus cho biết nước này đã quyết định tiếp nhận vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sau nhiều năm chịu áp lực từ Mỹ và các nước đồng minh phương Tây.
NATO ngày 26/3 chỉ trích bài phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin là "nguy hiểm và vô trách nhiệm", chỉ một ngày sau khi nhà lãnh đạo này thông báo về kế hoạch Moscow sẽ bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus.
Giới chức bang Minnesota, Mỹ, tiết lộ rằng nhà máy điện hạt nhân Monticello đã rò rỉ hơn 1,5 triệu lít nước thải nhiễm phóng xạ. Xcel Energy, công ty sở hữu nhà máy trên, đang làm việc để giải quyết sự việc và khẳng định không có mối nguy hiểm với người dân.
Ngày 27/2, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết quyết định đình chỉ hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân New START của Nga với Mỹ là phản ứng đúng đắn, đồng thời yêu cầu chính phủ Mỹ thay đổi các chính sách chống Nga để có thể tái khởi động hiệp ước.
Kể từ khi khởi động chiến dịch quân sự tại Ukraine một năm trước, Nga đã phải hứng chịu 9 vòng trừng phạt kinh tế từ Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, bất chấp các yêu cầu từ Ukraine, lĩnh vực hạt nhân của Nga vẫn chưa bị cấm vận.
Theo ông Alexei Likhachev, giám đốc điều hành công ty năng lượng hạt nhân nhà nước Nga Rosatom, xuất khẩu năm 2022 của công ty được dự đoán đạt 10 tỷ USD, tương đương mức tăng trưởng 15% so với năm 2021
Nga yêu cầu 4 quốc gia còn lại trong 5 cường quốc hạt nhân (Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc) cần có động thái về việc cam kết một thế giới không có vũ khí hạt nhân, đồng thời nhấn mạnh việc tránh các cuộc đụng độ giữa các cường quốc hạt nhân là ưu tiên hàng đầu.
Nhằm cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính, các công ty Mỹ đang phát triển một thế hệ nhà máy điện hạt nhân nhỏ. Tuy nhiên, mô hình này đang gặp phải một vật cản lớn chính là nguồn cung nhiên liệu khi Nga là nước độc quyền.
Hôm 18/8, Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo nếu một vụ tai nạn hạt nhân xảy ra tại nhà máy Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine, chất thải phóng xạ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các quốc gia châu Âu, đặc biệt là Đức, Ba Lan và Slovakia.