Đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong mùa nắng nóng luôn là thách thức lớn, vì vậy, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả được coi là giải pháp quan trọng trong tình hình hiện nay.
Hội thảo về Công nghệ năng lượng tái tạo Israel - Quảng Trị do UBND tỉnh và Đại sứ quán Israel tại Việt Nam tổ chức đã giới thiệu nhiều giải pháp công nghệ mới, chia sẻ kinh nghiệm và cơ hội hợp tác trong lĩnh vực này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng EU đang “tự sát về kinh tế” khi trừng phạt năng lượng của nước này, đồng thời nhấn mạnh lạm phát năng lượng ở phương Tây không phải do Moscow.
Trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng vọt, một loại hình du lịch mới đã xuất hiện khi người dân Lào chạy xe cá nhân sang nước láng giềng Thái Lan để du lịch, mua sắm và nhân tiện mua xăng cho phương tiện.
Công ty KSTAR (Việt Nam) đầu tư 22 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất bộ lưu điện và máy biến tần tại khu công nghiệp An Dương, thành phố Hải Phòng.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 11/5 cho biết, thế giới sẽ đạt kỷ lục mới về công suất điện tái tạo trong năm nay, với năng lượng điện mặt trời dẫn đầu ở Trung Quốc và châu Âu, nhưng đà tăng trưởng này có thể giảm vào năm 2023.
Hai nước Đức và Qatar đang gặp phải một số bất đồng trong thảo luận việc cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) dài hạn, liên quan tới thời hạn hợp đồng cùng một số điều kiện cơ bản như quy định không thể chuyển khí đốt tới các thị trường châu Âu khác.
Qua cuộc họp hôm 8/5, chính phủ các quốc gia Liên minh châu Âu đã tiến gần hơn tới một lệnh trừng phạt cứng rắn nhằm cấm nhập khẩu dầu Nga, tuy nhiên các quốc gia phụ thuộc nhiều vẫn cần đàm phán nhiều hơn để đảm bảo các phương án thay thế.
Do chiến dịch quân sự tại Ukraine, Liên minh châu Âu đã chính thức ban hành lệnh cấm dầu mỏ của Nga theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, tác động của các lệnh cấm sẽ không chỉ trong phạm vi nền kinh tế Nga mà còn lên khối này và cả thế giới.
Chiều 4/5, Ủy ban châu Âu EC chính thức tuyên bố vòng trừng phạt thứ 6 của khối nhằm vào Nga, trong đó bao gồm các lệnh cấm vận dầu thô từng bước trong vòng 6 tháng cùng một số lệnh trừng phạt tài chính khác.
Moscow đang muốn bán được nhiều dầu thô và than đá hơn sang thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của phương Tây có thể khiến kế hoạch này gặp khó khăn, trừ khi Nga đưa ra lời mời chào giảm giá sâu để hai nước này phải cân nhắc.
Theo tập đoàn Gazprom của Nga, Ba Lan vẫn đang tiếp tục mua khí đốt của nước này thông qua Đức, trong khi nhiều doanh nghiệp Bulgaria muốn nối lại đàm phán với Nga sau khi bị cắt nguồn cung, làm nổi bật thái độ chia rẽ của châu Âu với lệnh cấm năng lượng Nga.
Khi giá xăng dầu tăng mạnh khiến lợi nhuận của các công ty năng lượng tăng theo, việc châu Âu muốn ngừng sự phụ thuộc vào năng lượng Nga tạo ra thời cơ tốt để Mỹ tăng sản lượng. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp dầu mỏ tại Mỹ lại không mặn mà với việc này.
Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu đã tăng vọt hôm 27/4 sau khi doanh nghiệp khí đốt nhà nước Gazprom của Nga tuyên bố cắt nguồn cung tới Ba Lan và Bulgaria, do 2 nước này từ chối thanh toán đơn hàng bằng đồng nội tệ Ruble theo yêu cầu.
Tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4, sau khi hai nước này từ chối thanh toán bằng đồng Ruble.