Longform
Nỗ lực mở rộng không gian tăng trưởng xuất khẩu

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đã tạo ra nhiều trở lực cho dòng chảy thương mại năm 2022 vừa qua, trong cuộc trao đổi với Mekong ASEAN, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết năm 2023 sẽ tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ kết nối doanh nghiệp, tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới.

Nỗ lực mở rộng không gian tăng trưởng xuất khẩu

Mekong ASEAN: Xin Bộ trưởng chia sẻ nhận định tổng quan về những điểm nổi bật trong dòng chảy thương mại của Việt Nam năm 2022 trong bối cảnh nền kinh tế bắt đầu cảm nhận nhiều hơn những khó khăn tác động từ tình hình kinh tế thế giới?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sự gián đoạn các chuỗi cung ứng, khủng hoảng năng lượng toàn cầu do tác động của đại dịch Covid - 19, căng thẳng quân sự Nga - Ukraine và phản ứng chính sách của các nước lớn đã khiến giá các mặt hàng thiết yếu (xăng dầu, khí đốt, lương thực) và mặt hàng nguyên vật liệu sản xuất (than, gỗ, phân bón, titan, nhôm…) tăng cao kỷ lục. Điều này đã dẫn đến lạm phát tăng cao ở hầu hết các nền kinh tế, sụt giảm tăng trưởng và có nguy cơ đưa kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.

Ở trong nước, biến động toàn cầu đã tạo áp lực lớn đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Giá xăng dầu tăng đã tác động làm tăng giá thành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, gây áp lực lên hoạt động sản xuất, kinh doanh và gây khan hiếm, gián đoạn cục bộ trong một số thời điểm.

Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực, các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ ổn định, kinh tế tăng trưởng cao.

Năm 2022 đánh dấu sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Công Thương nói riêng sau hơn 2 năm chịu tác động của đại dịch Covid-19. Các chỉ số kinh tế vĩ mô của ngành (công nghiệp, năng lượng, xuất nhập khẩu và thị trường trong nước) đều có mức tăng trưởng cao hơn các năm 2020 và 2021.

Ngay từ đầu năm, ngành Công Thương đã tập trung triển khai các giải pháp để phục hồi và ổn định sản xuất; ổn định cung cầu về năng lượng, đặc biệt là đối với mặt hàng điện và xăng dầu; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, đặc biệt là qua các nền tảng số để tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa thị trường; khơi thông và mở rộng cầu trong nước…

Nhờ vậy, trong năm qua, ngành Công Thương đã đạt được một số kết quả nổi bật. Về phát triển công nghiệp, sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng, cơ bản ổn định và không để đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất hàng hóa trước tác động bên ngoài.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 11 tháng năm 2022 ước tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 chỉ tăng 4,2%) và tăng ở 61/63 địa phương trên cả nước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 8,9% (cùng kỳ năm 2021 chỉ tăng 5,4%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,7%; ngành khai khoáng tăng 6,5%. Tình hình sản xuất và cung ứng điện, xăng dầu cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên cả nước.

Nỗ lực mở rộng không gian tăng trưởng xuất khẩu

Về hoạt động xuất nhập khẩu, trong bối cảnh cầu thế giới có sự sụt giảm do lạm phát tăng cao và tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế lớn, với 15 FTA đã được ký kết và đi vào hoạt động đã góp phần khơi thông và tạo thuận lợi cho Việt Nam mở rộng không gian tăng trưởng xuất khẩu. Nhờ vậy, tính hết 11 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 342,21 tỷ USD.

11 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 342,21 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 10,6 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu chỉ đạt 0,6 tỷ USD) và duy trì thành tích xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp.

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực với nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn là động lực tăng trưởng với tỷ trọng 89% tổng xuất khẩu cả nước và tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nhóm hàng xuất khẩu (13,3%). Xuất khẩu nhóm hàng nông sản, lâm thủy sản chiếm 8,2% và tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, ổn định ở mức 11,9%.

Dòng chảy xuất khẩu sang các thị trường là đối tác FTA và các thị trường, mặt hàng chủ lực hầu hết đều tăng cao như thị trường Mỹ (tăng 18%); EU (tăng 21%); Nhật Bản (tăng 21,2)... Các mặt hàng như giày, dép các loại tăng 39,9%; hàng dệt và may mặc tăng 18,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 23,3%; sản phẩm từ sắt thép tăng 20,6%...

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu cơ bản được kiểm soát, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên nhiên vật liệu, linh kiện thiết bị phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng, với kim ngạch đạt 293,4 tỷ USD, chiếm 88,5% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Thị trường trong nước đã có sự phục hồi nhanh chóng so với trước đại dịch với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2022, ước đạt 5.180,5 nghìn tỷ đồng, tăng cao ở mức 20,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 5%). Công tác quản lý thị trường từng bước được cải thiện.

Mekong ASEAN: Trong bức tranh chung đó, nhìn nhận về những vấn đề khó khăn nhất mà ngành Công Thương phải đối mặt và vượt qua trong năm vừa qua, Bộ trưởng sẽ nói gì?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, ảnh hưởng của dịch Covid-19 vẫn tiếp tục gây ra những khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế nói chung và đối với ngành Công Thương nói riêng, các chỉ số tăng trưởng của ngành có xu hướng tăng trưởng chậm lại trong những tháng cuối năm.

Trong đó, sản xuất công nghiệp tiếp tục bị ảnh hưởng do căng thẳng Nga – Ukraine làm gián đoạn nguồn cung và làm tăng giá một số mặt hàng, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước như xăng dầu, phân bón.

Nỗ lực mở rộng không gian tăng trưởng xuất khẩu

Ngoài ra, chi phí vận chuyển, chi phí logistics tăng đẩy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lên cao, gây ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất. Nhiều doanh nghiệp bị gián đoạn sản xuất, giảm đơn hàng, thiếu hụt lao động, doanh thu giảm mạnh.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đã giảm từ 52,5 điểm của tháng 9/2022 còn 50,6 điểm trong tháng 10/2022. Số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm lại kể từ tháng 9 ở những ngành hàng xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ... Điều này khiến các nhà sản xuất hạn chế tăng sản lượng từ tháng 10, làm giảm sản xuất và nhu cầu hàng xuất khẩu trong tháng 11/2022.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của một số ngành, sản phẩm và địa phương giảm, như: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 7%; sản xuất kim loại giảm 2,6%. Với sản phẩm, động cơ diezen giảm 22,4%; sắt thép thô giảm 16,6%; máy công cụ giảm 12,7%; điện thoại di động giảm 6,1%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tại các tỉnh Trà Vinh và Hà Tĩnh giảm lần lượt là 24% và 16,9%.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng gặp nhiều khó khăn do chi phí vận chuyển hàng hóa, giá nguyên vật liệu đầu vào đều tăng. Thị trường xuất khẩu thu hẹp do tổng cầu thế giới giảm, thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp gây bất lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời, một số thị trường xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì chính sách kiểm soát Covid-19 (Trung Quốc). Việc kết nối lại thị trường nước ngoài và các chuỗi cung ứng bị gián đoạn vẫn chưa trở lại bình thường cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng xuất nhập khẩu.

Sự hồi phục của khu vực kinh tế trong nước còn chưa bắt kịp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), với mức nhập siêu 27,9 tỷ USD trong 11 tháng năm 2022. Trong khi khu vực FDI (kể cả dầu thô) ghi nhận xuất siêu 38,6 tỷ USD.

Ngoài ra, xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục phụ thuộc vào một số thị trường chính như Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số mặt hàng chủ yếu như điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ…

Đối với thị trường hàng hóa trong nước, do chịu tác động của thị trường thế giới, giá một số hàng hóa (nhất là các mặt hàng nhóm năng lượng, xăng dầu…) có xu hướng tăng đã gây ảnh hưởng đến sức mua của toàn thị trường.

Thị trường xăng dầu vẫn diễn biến phức tạp. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chịu ảnh hưởng lớn từ biến động giá thế giới trong việc đảm bảo nguồn cung trên thị trường. Quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2022 chỉ đạt 82,5% so với năm 2020.

Nỗ lực mở rộng không gian tăng trưởng xuất khẩu

Mekong ASEAN: Trong năm 2023, để khắc phục những khó khăn, thách thức và tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng, xin Bộ trưởng cho biết, Bộ Công Thương sẽ có những giải pháp gì?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Năm 2023 được dự báo vẫn tiếp tục có những khó khăn, khi nền kinh tế, thương mại thế giới diễn biến khó lường, lạm phát, suy thoái và sụt giảm tăng trưởng toàn cầu vẫn là các mối nguy đối với an ninh kinh tế của các quốc gia. Ở trong nước, mặc dù nền kinh tế đã có sự phục hồi đáng ghi nhận, nhưng tăng trưởng đã có dấu hiệu sụt giảm trong những tháng cuối năm 2022. Các tác động của kinh tế toàn cầu đối với đất nước là rất rõ rệt khi độ mở nền kinh tế ngày càng lớn.

Để đối mặt với những thách thức đó, ngành Công Thương sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, về sản xuất công nghiệp Bộ Công Thương tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn cung nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất trước các rủi ro về gián đoạn chuỗi cung ứng. Ưu tiên đảm bảo nguồn cung, đặc biệt là các mặt hàng, nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn để có chính sách thúc đẩy nguồn cung phù hợp.

Cùng với đó, Bộ sẽ tiếp tục triển khai các chương trình kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn toàn cầu. Tập trung triển khai các gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong khuôn khổ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội nhằm kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất và thị trường.

Đảm bảo sản xuất và nhập khẩu xăng dầu đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là trong các dịp nghỉ Lễ, Tết cuối năm. Thực hiện kế hoạch sản xuất và cung ứng xăng dầu của các doanh nghiệp sản xuất trong nước để đảm bảo ổn định nguồn cung trên thị trường cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tập trung các giải pháp hỗ trợ thông tin, kết nối thị trường, xử lý các rào cản, vướng mắc trong tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu, khai thác hiệu quả các FTA đã ký kết. Đẩy nhanh số hóa trong giải quyết các thủ tục như thông quan, cấp chứng nhận C/O…Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ phục hồi hậu Covid-19.

Bộ Công Thương cũng sẽ phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để mở rộng, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường, tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới, cảnh báo sớm nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp.

Theo dõi sát những biến động của tình hình quốc tế, chủ động đánh giá các tác động của các sự kiện đó đến sản xuất, xuất nhập khẩu của Việt Nam để kịp thời có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp, tăng cường công tác thông tin, hỗ trợ cho các Hiệp hội, doanh nghiệp.

Nỗ lực mở rộng không gian tăng trưởng xuất khẩu

Về phát triển thị trường trong nước, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các địa phương và doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối, logistic tập trung khai thác tốt thị trường nội địa, vẫn còn dư địa gia tăng, trong bối cảnh thị trường nước ngoài đang có xu hướng bị thu hẹp. Thực hiện một cách quyết liệt, nhịp nhàng công tác đảm bảo cung - cầu hàng hóa trong nước, ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu.

Tập trung theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường. Chủ động xây dựng phương án dự trữ hàng hóa, triển khai chương trình bình ổn thị trường nhằm bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân, nhất là trong các dịp cao điểm lễ, Tết cuối năm để không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.

Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ sẽ bảo đảm nguồn cung cho thị trường trong nước, đảm bảo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc phương án nhập khẩu bổ sung đã được phân giao để bù đắp nguồn hàng thiếu hụt. Không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh, bảo đảm an ninh năng lượng, không để xảy ra thiếu hụt nguồn cung trong mọi tình huống.

Đồng thời, Bộ cũng sẽ theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu để có giải pháp điều hành phù hợp, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng. Chú trọng tuyên truyền về tình hình cung cầu, giá cả để ổn định tâm lý người dân, doanh nghiệp.

Mekong ASEAN: Xin cảm ơn những chia sẻ của Bộ trưởng!

Anh Thư

Siết chặt quản lý, sử dụng nhà, đất tại doanh nghiệp Nhà nước

Siết chặt quản lý, sử dụng nhà, đất tại doanh nghiệp Nhà nước

Gần 150 golf thủ tranh tài tại The Golden Masters

Gần 150 golf thủ tranh tài tại The Golden Masters

VN-Index về trạng thái giằng co, YEG giảm sàn sau chuỗi tăng trần 7 phiên

VN-Index về trạng thái giằng co, YEG giảm sàn sau chuỗi tăng trần 7 phiên

ASEAN Cup 2024: Việt Nam gặp Singapore trên sân cỏ nhân tạo Jalan Besar

ASEAN Cup 2024: Việt Nam gặp Singapore trên sân cỏ nhân tạo Jalan Besar

Điều kiện kinh doanh cơ sở đào tạo lái xe ô tô, áp dụng từ 1/1/2025

Điều kiện kinh doanh cơ sở đào tạo lái xe ô tô, áp dụng từ 1/1/2025

MB chốt ngày nhận cổ tức 15% bằng cổ phiếu vào đầu năm 2025

MB chốt ngày nhận cổ tức 15% bằng cổ phiếu vào đầu năm 2025

Hà Nội: Giá thịt lợn tăng nhẹ dịp cuối năm

Hà Nội: Giá thịt lợn tăng nhẹ dịp cuối năm

Các doanh nghiệp Đức có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Đức có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam

'Mở khóa' thị trường nghìn tỷ đô Halal

Hải Dương: Điều động nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban Quản lý di tích

Hải Dương: Điều động nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban Quản lý di tích

Văn Phú Invest muốn huy động 250 tỷ đồng từ trái phiếu, đảm bảo bằng cổ phiếu VPI

Văn Phú Invest muốn huy động 250 tỷ đồng từ trái phiếu, đảm bảo bằng cổ phiếu VPI

Giá vàng tăng nhẹ sau Lễ Giáng sinh

Giá vàng tăng nhẹ sau Lễ Giáng sinh

Cơn

Cơn 'chấn động' mới trên thị trường Đảo Ngọc

Handico và Viglacera chuẩn bị khởi công 1.104 căn hộ nhà ở xã hội tại Đông Anh

Handico và Viglacera chuẩn bị khởi công 1.104 căn hộ nhà ở xã hội tại Đông Anh

Công bố số người thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay ở Kazakhstan

Công bố số người thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay ở Kazakhstan

Ông Đặng Thành Tâm đăng ký bán trên sàn 86,55 triệu cổ phiếu Kinh Bắc

Ông Đặng Thành Tâm đăng ký bán trên sàn 86,55 triệu cổ phiếu Kinh Bắc

TTC Land muốn huy động 850 tỷ đồng trái phiếu để rót vào dự án ở Phú Quốc

TTC Land muốn huy động 850 tỷ đồng trái phiếu để rót vào dự án ở Phú Quốc

TP Hà Nội

TP Hà Nội 'chốt' vị trí xây cầu Thượng Cát nối quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh

PV GAS hoàn thành vượt 82% kế hoạch lợi nhuận năm 2024

PV GAS hoàn thành vượt 82% kế hoạch lợi nhuận năm 2024

Vietjet muốn phát hành thêm 2.000 tỷ đồng trái phiếu

Vietjet muốn phát hành thêm 2.000 tỷ đồng trái phiếu