qc-phu-my

Tăng trưởng kinh tế ASEAN-6: Philippines vươn lên dẫn đầu, Việt Nam xếp thứ hạng nào?

Với tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05%, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng đứng ở vị trí thứ hai trong nhóm các nước ASEAN-6.

Tăng trưởng kinh tế ASEAN-6: Philippines vươn lên dẫn đầu, Việt Nam xếp thứ hạng nào?

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn bộ các nước trong khu vực ASEAN-6 bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines đã công bố kết quả tăng trưởng GDP 2023.

Philippines là quốc gia có tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực ASEAN-6 trong năm 2023. Cơ quan Thống kê Philippines cho biết, nền kinh tế của quốc gia này trong năm qua phải đối mặt với nhiều rào cản, bao gồm giá lương thực tăng vọt và tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng dai dẳng. Để đối mặt với những thách thức này, ngân hàng trung ương Philippines đã phải tăng lãi suất lên mức cao nhất trong nhiều năm nhằm kiềm chế lạm phát.

Kết quả, nền kinh tế Philippines không đạt được mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng vào năm 2023 do lạm phát gia tăng và lãi suất tăng làm giảm sức chi tiêu của các hộ gia đình. Cụ thể, dữ liệu chính thức được công bố cho thấy, tăng trưởng GDP của Philippines năm 2023 chỉ đạt 5,6% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với con số 7,6% hồi năm năm 2022 và không đạt mục tiêu 6-7% của Chính phủ.

Kinh tế trưởng tại China Banking Corp. (Manila) Domini Velasquez dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế của Philippines sẽ cao hơn vào năm 2024 do lạm phát giảm tốc và BSP có thể cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm nay.

"Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng nền kinh tế vẫn sẽ phải đối mặt với những cơn gió ngược như suy thoái kinh tế toàn cầu và căng thẳng địa chính trị gia tăng", vị chuyên gia này lưu ý.

Việt Nam tiếp tục duy trì thứ hạng hai trong khu vực. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2023 của Việt Nam ước tính tăng 5,05% so với năm trước. Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%, khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29%.

Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29%.

Nhận định về tăng trưởng kinh tế năm 2024, Tổng cục Thống kê cho rằng năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Tuy vậy, kinh tế Việt Nam sẽ vẫn có cơ hội phục hồi tích cực hơn nếu các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 sẽ có tác động rõ nét hơn vào nền kinh tế. Các động lực về đầu tư (bao gồm cả đầu tư tư nhân, FDI, đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ.

Đồng thời, các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn trong năm 2024, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp…

Indonesia từ vị trí thứ tư vươn lên vị trí thứ hai khi ghi nhận mức tăng trưởng bằng Việt Nam. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê Indonesia, tăng trưởng GDP năm 2023 của quốc gia này đạt 5,05%, thấp hơn con số 5,31% mà quốc gia này đã đạt được vào năm 2022.

Nguyên nhân khiến tăng trưởng GDP năm 2023 của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á giảm so với năm 2022 là do giá hàng hóa giảm và nhu cầu bên ngoài yếu. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu năm 2023 của quốc gia này chỉ ghi nhận tăng 1,32%, thấp hơn rất nhiều so với kết quả 16,32% mà Indonesia đã đạt được trong năm 2022.

Chính phủ Indonesia lạc quan sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5,1-5,7% trong năm 2024, mặc dù bối cảnh kinh tế toàn cầu dự báo sẽ suy thoái.

Malaysia từ vị trí dẫn đầu năm 2022 tụt xuống thứ 4 năm 2023. Theo Cơ quan Thống kê Malaysia, trong năm 2023, tăng trưởng GDP của Malaysia ước đạt 3,8%.

Trong đó, ngành dịch vụ tăng trưởng 5,4%, tiếp theo là ngành xây dựng (5,8%) và sản xuất (0,8%). Cơ quan Thống kê Malaysia nhận định, kết quả tăng trưởng khiêm tốn của quốc gia chỉ trong năm 2023 bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm xuất khẩu hàng hóa do nhu cầu toàn cầu yếu và giá hàng hóa thấp. Tính riêng trong quý 4/2023, GDP Malaysia ước tính tăng 3,4% so với cùng kỳ.

Ông Mohd Afzanizam Abdul Rashid, nhà kinh tế trưởng tại Bank Muamalat Malaysia, cho biết sự suy thoái này phản ánh xu hướng toàn cầu rộng hơn với việc Nhật Bản và Anh rơi vào suy thoái vào cuối năm ngoái.

Ông cho biết, nhu cầu bên ngoài sẽ là yếu tố rủi ro chính ảnh hưởng đến nền kinh tế Malaysia, khi chi tiêu tiêu dùng tăng chậm lại do lo ngại về chi phí sinh hoạt tăng cao.

″Malaysia là một nền kinh tế mở, do đó, bất kỳ sự thay đổi nào về nhu cầu bên ngoài sẽ tác động mạnh đến lĩnh vực xuất khẩu và sản xuất của chúng tôi", kinh tế trưởng tại Bank Muamalat Malaysia cho hay.

Chính phủ và ngân hàng trung ương nước này kỳ vọng tăng trưởng kinh tế đạt 4-5% vào năm 2024.

Thái Lan tiến lên một bậc trong bảng xếp hạng tăng trưởng GDP khu vực ASEAN-6. Theo Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia (NESDC), tăng trưởng GDP Thái Lan năm 2023 đạt 1,9%, thấp hơn mức tăng trưởng 2,5% của năm 2022 do xuất khẩu yếu. Tính riêng quý 4/2023, GDP của Thái Lan tăng 1,7% so với cùng kỳ, cao hơn so với mức tăng 1,5% mà quốc gia này đã đạt được trong quý 3/2023.

"Tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Thái Lan sẽ được hỗ trợ bởi sự phục hồi của nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa và dịch vụ của quốc gia này, tiêu dùng tư nhân ổn định. Tuy nhiên, sự phục hồi có thể bị cản trở bởi những rủi ro suy thoái xuất phát từ xung đột địa chính trị, một số nền kinh tế lớn trên thế giới suy thoái mạnh hơn dự kiến cũng như sự phục hồi kinh tế không chắc chắn của Trung Quốc", ông Enrico Tanuwidjaja, chuyên gia kinh tế tại UOB nhận định.

Singapore trượt xuống vị trí cuối trong 6 nước khu vực ASEAN. Theo công bố của Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI) Singapore, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, nền kinh tế Singapore đã ghi nhận mức tăng trưởng GDP đạt 1,2% trong năm 2023.

Tính riêng quý 4/2023, theo MTI, tăng trưởng GDP của Singapore đạt 2,8%. MTI nhận định, kết quả tăng trưởng GDP của Singapore thấp hơn mức 3,6% của năm 2022, nguyên do bởi nhu cầu hàng hóa yếu từ các đối tác thương mại quan trọng như Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đã ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của quốc gia này.

Singapore dự kiến, tăng trưởng GDP của quốc gia này năm 2024 sẽ ở mức từ 1%-3% với kỳ vọng về sự phục hồi của ngành bán dẫn và các mặt hàng xuất khẩu khác.

Triển vọng tăng trưởng lạc quan

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global Ratings trong báo cáo hồi tháng 1/2024 nhận định, xét về triển vọng kinh tế ngắn hạn, ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay, nhờ nhu cầu nội địa tiếp tục mở rộng ở một số nền kinh tế lớn trong khu vực, trong khi hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ cũng được cải thiện.

Dù vẫn chưa thoát khỏi mọi khó khăn của năm 2023, khi xuất khẩu hàng hóa ở nhiều nước công nghiệp châu Á sụt giảm đáng kể do sự suy yếu ở các thị trường tiêu dùng trọng điểm ở Tây Âu và Trung Quốc đại lục, xuất khẩu hàng hóa của các nước ASEAN dự kiến sẽ tăng dần trong năm nay.

Với triển vọng trung hạn, S&P đánh giá tăng trưởng khu vực ASEAN vẫn "rất tích cực", được củng cố nhờ sự mở rộng bền vững trong tiêu dùng cá nhân tại một số thị trường tiêu dùng lớn nhất ở Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Philippines, Việt Nam và Malaysia. Đầu tư mạnh mẽ của các chính phủ vào cơ sở hạ tầng cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tốc độ tăng trưởng chung của nhu cầu trong nước.

Trong đó, Indonesia, nền kinh tế lớn nhất ASEAN, sẽ trở thành một trong những thị trường mới nổi hàng đầu thế giới trong thập kỷ tới, với quy mô GDP dự báo sẽ tăng từ 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2022 lên 4,1 nghìn tỷ USD vào năm 2035.

Không chỉ có Indonesia, theo các chuyên gia của S&P Global, Việt Nam và Philippines cũng là những quốc gia sẽ gia nhập hàng ngũ các thị trường mới nổi lớn nhất thế giới vào năm 2035. Trong khi đó, Malaysia dự kiến sẽ trở thành một trong những nền kinh tế tiên tiến của khu vực châu Á – Thái Bình Dương tính theo GDP bình quân đầu người, với GDP bình quân đầu người dự kiến đạt khoảng 26.000 USD vào năm 2035.

Đồng quan điểm với S&P Global Ratings, dự báo mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) cho rằng, GDP của khu vực Đông Nam Á trong năm 2024 đều tăng cao hơn mức 4,3% của năm 2023 nhờ đà phục hồi mạnh mẽ từ sản xuất và xuất khẩu.

Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng ASEAN lần thứ 24 sẽ diễn ra vào tháng 9 tại Lào

Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng ASEAN lần thứ 24 sẽ diễn ra vào tháng 9 tại Lào

Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng ASEAN lần thứ 24 (AEBF-24) do Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE) tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 27/9 tại Viên Chăn, Lào.
Thương mại Malaysia tăng gần 9% trong 5 tháng đầu năm 2024

Thương mại Malaysia tăng gần 9% trong 5 tháng đầu năm 2024

Tổng thương mại hàng hóa của Malaysia trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng 8,7%, lên mức 1,158 nghìn tỷ RM (tương đương khoảng 250 tỷ USD).
Việt Nam và ASEAN: 30 năm tiến trình hội nhập kinh tế

Việt Nam và ASEAN: 30 năm tiến trình hội nhập kinh tế

Gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995 là cột mốc đầu tiên của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, kết nối giao thương, tạo đà cho các bước hội nhập sâu rộng hơn vào "sân chơi" khu vực và quốc tế.
Đại sứ các nước ASEAN và Timor-Leste tới chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm

Đại sứ các nước ASEAN và Timor-Leste tới chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 30/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ, Đại biện các nước ASEAN và Timor-Leste tại Hà Nội đến chào và chúc mừng nhân dịp ông được bầu làm Chủ tịch nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) tại Việt Nam.
Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu về chuyển đổi số

Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên trong phát triển kinh tế số của Việt Nam và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
'Việt Nam và ASEAN cùng chung tay viết tiếp câu chuyện thành công'

'Việt Nam và ASEAN cùng chung tay viết tiếp câu chuyện thành công'

Tại Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa cùng các thành viên, đối tác của ASEAN chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công, mở ra tương lai chiến lược mới cho một Cộng đồng ASEAN.
Vai trò của thanh niên trong việc định hình tương lai ASEAN

Vai trò của thanh niên trong việc định hình tương lai ASEAN

Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhấn mạnh rằng sự cống hiến của thế hệ thanh niên các nước ASEAN sẽ góp phần mở ra con đường hướng tới một Cộng đồng ASEAN sẵn sàng cho tương lai.
Khai phá tiềm năng hợp tác giáo dục Việt Nam - Malaysia

Khai phá tiềm năng hợp tác giáo dục Việt Nam - Malaysia

Ngày 21/4, Văn phòng Giáo dục Malaysia và Ủy ban Giáo dục Malaysia (EMGS) đã tổ chức Ngày hội Giáo dục toàn cầu Malaysia với sự tham gia của Đại sứ Dato Tan Yang Thai, đại diện các đơn vị liên quan và các em học sinh.
Diễn đàn Tương lai ASEAN, một diễn đàn dành riêng cho ASEAN

Diễn đàn Tương lai ASEAN, một diễn đàn dành riêng cho ASEAN

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt kỳ vọng rằng Diễn đàn Tương lai ASEAN sẽ tạo ra một nền tảng để tất cả các bên liên quan có thể chia sẻ các ý tưởng mới và sáng tạo về tầm nhìn tương lai ASEAN.
MATRADE sắp tổ chức nhiều sự kiện thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Malaysia

MATRADE sắp tổ chức nhiều sự kiện thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Malaysia

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác và tăng trưởng kinh tế Việt Nam – Malaysia cũng như kết nối doanh nghiệp hai nước, Cục Xúc tiến thương mại Malaysia (MATRADE) có kế hoạch tổ chức hàng loạt sự kiện trải rộng trên nhiều lĩnh vực trong suốt cả năm 2024.
ASEAN hoan nghênh Hàn Quốc đề xuất thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

ASEAN hoan nghênh Hàn Quốc đề xuất thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Ngày 4/4, tại Seoul, Hàn Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, cùng Trưởng SOM Hàn Quốc Chung Byung-won đồng chủ trì, điều hành Đối thoại ASEAN - Hàn Quốc thường niên lần thứ 28.
Doanh nghiệp Việt đặt mục tiêu mở rộng sang các thị trường mới ở ASEAN

Doanh nghiệp Việt đặt mục tiêu mở rộng sang các thị trường mới ở ASEAN

Kết quả cuộc "Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN" của HSBC cho thấy, khoảng 9/10 doanh nghiệp Việt Nam có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN
Việt Nam là nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất trong ASEAN

Việt Nam là nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất trong ASEAN

Ngày 28/3, HSBC công bố Quỹ Tăng trưởng ASEAN trị giá 1 tỷ USD nhằm giúp các doanh nghiệp nền tảng số trong khu vực mở rộng quy mô.
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thông qua 14 sáng kiến hợp tác

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thông qua 14 sáng kiến hợp tác

Các sáng kiến tập trung vào ba định hướng chính, bao gồm hồi phục và kết nối các nền kinh tế, kiến tạo tương lai bao trùm và bền vững, chuyển đổi hướng đến tương lai số.
Thủ tướng: Tạo đột phá về hợp tác kinh tế giữa ASEAN - Australia

Thủ tướng: Tạo đột phá về hợp tác kinh tế giữa ASEAN - Australia

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ASEAN và Australia tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, phấn đấu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại trong 10 năm tới; đột phá trong hợp tác phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.
Thủ tướng gặp lãnh đạo các nước tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Australia

Thủ tướng gặp lãnh đạo các nước tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Australia

Trong hai ngày 5/3 - 6/3, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dành thời gian để gặp gỡ nhiều lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN, Australia, New Zealand và Tổng Thư ký ASEAN.
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho hợp tác giữa ASEAN và Australia

Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho hợp tác giữa ASEAN và Australia

Sáng 6/3, tại thành phố Melbourne, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Australia.
PMI ngành sản xuất ASEAN tiếp tục cải thiện trong tháng 2/2024

PMI ngành sản xuất ASEAN tiếp tục cải thiện trong tháng 2/2024

Dữ liệu từ báo cáo của S&P Global kỳ khảo sát tháng 2/2024 cho thấy các điều kiện kinh doanh ngành sản xuất của 7 quốc gia ASEAN được khảo sát đang tiếp tục cải thiện, mặc dù chỉ ở mức độ nhẹ.
VinFast ký thoả thuận cung cấp 600 xe điện cho 3 doanh nghiệp Indonesia

VinFast ký thoả thuận cung cấp 600 xe điện cho 3 doanh nghiệp Indonesia

Trong khuôn khổ sự kiện Triển lãm Ô tô Quốc tế Indonesia (IIMS) ngày 22/2/2024, VinFast chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ về việc cung cấp 600 xe điện cho 3 doanh nghiệp Indonesia.
Tập đoàn bất động sản bán lẻ lớn nhất Thái Lan thành lập pháp nhân tại Việt Nam

Tập đoàn bất động sản bán lẻ lớn nhất Thái Lan thành lập pháp nhân tại Việt Nam

Central Pattana - thành viên của Central Group (tập đoàn đa ngành hàng đầu Thái Lan) vừa chính thức thành lập pháp nhân tại Việt Nam với tên gọi công ty TNHH CPN Global.
Việt Nam - Indonesia gắn kết với nhau bởi số phận và hoài bão

Việt Nam - Indonesia gắn kết với nhau bởi số phận và hoài bão

Indonesia và Việt Nam là hai quốc gia gắn kết không chỉ bởi mối quan hệ bền chặt mà còn bởi số phận và hoài bão.
Tăng trưởng kinh tế ASEAN-6: Philippines vươn lên dẫn đầu, Việt Nam xếp thứ hạng nào?

Tăng trưởng kinh tế ASEAN-6: Philippines vươn lên dẫn đầu, Việt Nam xếp thứ hạng nào?

Với tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05%, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng đứng ở vị trí thứ hai trong nhóm các nước ASEAN-6.
Thái Lan sẽ sớm vào Top 5 nước đầu tư lớn nhất tại Việt Nam

Thái Lan sẽ sớm vào Top 5 nước đầu tư lớn nhất tại Việt Nam

Chia sẻ với Mekong ASEAN, Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Nikorndej Balankura nhận định, với sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp Thái Lan, trong tương lai gần, quốc gia này sẽ lọt top 5 các quốc gia đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Còn nhiều tiềm năng cho thương mại Việt Nam - Philippines

Còn nhiều tiềm năng cho thương mại Việt Nam - Philippines

Trong năm 2024, Việt Nam - Philippines sẽ tổng kết những thành tựu của Kế hoạch hành động 5 năm giai đoạn 2019-2024, đồng thời bắt đầu các công việc chuẩn bị cần thiết để xây dựng Kế hoạch hành động 5 năm giai đoạn 2025 -2029.
Đại sứ Đinh Ngọc Linh: Việt Nam - Malaysia có tiềm năng lớn trong hợp tác Halal

Đại sứ Đinh Ngọc Linh: Việt Nam - Malaysia có tiềm năng lớn trong hợp tác Halal

Nhân dịp năm mới 2024, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Đinh Ngọc Linh trao đổi với Mekong ASEAN về chặng đường hợp tác 50 năm qua giữa hai quốc gia cũng như những tiềm năng có thể khai phá trong tương lai.
Quan hệ hữu nghị Việt - Lào 'có một không hai' trên thế giới

Quan hệ hữu nghị Việt - Lào 'có một không hai' trên thế giới

Chia sẻ với Mekong ASEAN dịp đầu năm mới 2024, Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh cho rằng, tình hữu nghị vĩ đại giữa Việt Nam và Lào là mối quan hệ chỉ có một không có hai trên thế giới, là tài sản vô giá để lại cho thế hệ con cháu tiếp theo.
Hướng tới mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Hướng tới mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Trong bài viết dành riêng cho Mekong ASEAN nhân dịp Tết Giáp Thìn, Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam nhận định Việt Nam và Singapore sẽ tiếp tục phát triển hợp tác kinh tế, phù hợp với kế hoạch nâng cao mối quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Đại sứ Malaysia Dato’ Tan Yang Thai: Hào hứng trải nghiệm trọn vẹn không khí Tết Việt

Đại sứ Malaysia Dato’ Tan Yang Thai: Hào hứng trải nghiệm trọn vẹn không khí Tết Việt

Nhìn lại một năm đã qua và hướng tới năm 2024, Đại sứ Malaysia tại Việt Nam Dato' Tan Yang Thai chia sẻ với Mekong ASEAN về thành tựu cũng như tiềm năng hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực kinh tế, ngoại giao hay thương mại.
Điểm sáng kinh tế ASEAN

Điểm sáng kinh tế ASEAN

ASEAN vẫn giữ được phong độ là một trong các khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh trên thế giới trong bối cảnh đầy ám ảnh khó khăn của nền kinh tế toàn cầu.
Bức tranh chuyển đổi xanh của ASEAN

Bức tranh chuyển đổi xanh của ASEAN

Trong bối cảnh rủi ro khủng hoảng khí hậu toàn cầu, ASEAN đứng trước bài toán vừa nắm bắt thời cơ để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng và vạch ra lộ trình tăng trưởng xanh, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
'Việt Nam đặc biệt hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản'

'Việt Nam đặc biệt hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản'

Trước thềm năm mới 2024, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, Ngài Yamada Takio chia sẻ với Mekong ASEAN về những thành tựu mà hai nước đã đạt được trong thời gian vừa qua và nhìn nhận về mối quan hệ song phương trong tương lai.
Hội VASEAN cùng doanh nghiệp 'gõ cửa' những thị trường tiềm năng

Hội VASEAN cùng doanh nghiệp 'gõ cửa' những thị trường tiềm năng

Suốt hành trình 15 năm xây dựng và phát triển, Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN (VASEAN) luôn mang sứ mệnh là cầu nối thúc đẩy hợp tác trong thương mại, đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các nước ASEAN và các đối tác chính của khối.
ASEAN 2023: Nỗ lực vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung

ASEAN 2023: Nỗ lực vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung

Trong một năm 2023 nhiều diễn biến phức tạp, xung đột địa chính trị toàn cầu gia tăng, Đông Nam Á vẫn được coi là khu vực ổn định và các quốc gia ASEAN đang tiếp tục hướng tới mục tiêu duy trì hòa bình, nỗ lực trở thành tâm điểm của thịnh vượng.
Chủ tịch JICA: Nhật Bản sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác với ASEAN

Chủ tịch JICA: Nhật Bản sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác với ASEAN

JICA tuyên bố sẽ hợp tác với ASEAN và các nước thành viên với tư cách là những đối tác bình đẳng và ngày càng quan trọng hơn nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu.
'Mối quan hệ đoàn kết hữu nghị Campuchia - Lào - Việt Nam là di sản vô giá'

'Mối quan hệ đoàn kết hữu nghị Campuchia - Lào - Việt Nam là di sản vô giá'

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề xuất Quốc hội ba nước tiếp tục cùng nhau gìn giữ, vun đắp, gia tăng giá trị chiến lược của tình hữu nghị truyền thống.
Xem thêm