Thủ tướng đề xuất ba nội hàm của hành lang kinh tế thế hệ mới

Sáng 7/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 tại Trung tâm Hội nghị Hải Cánh, TP Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8. Ảnh: VGP.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong sự vận động và phát triển, GMS phải liên tục đổi mới, sáng tạo, vừa nắm bắt xu thế chung của thế giới, vừa phục vụ nhu cầu phát triển riêng của tiểu vùng.

Đúc kết những bài học kinh nghiệm từ 32 năm hợp tác GSM, Thủ tướng khẳng định vai trò chiến lược của GMS trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển của tiểu vùng và nhấn mạnh 5 bài học quý giá từ thành công của GMS:

Một là, bài học về thực hiện tham vấn bình đẳng, rộng rãi, củng cố đồng thuận giữa các thành viên vì lợi ích chung. Hai là, bài học về xây dựng các chiến lược, chương trình hợp tác thực chất, gắn với nhu cầu thực tế của mỗi nước và tiểu vùng.

Ba là, bài học về hợp tác lấy người dân, cộng đồng làm trung tâm; thúc đẩy kết nối kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Bốn là, bài học về kết hợp nỗ lực của mỗi thành viên với sự đồng hành của ADB và các đối tác phát triển.

Năm là, bài học biến những khó khăn thành động lực để vươn lên, càng khó khăn càng nỗ lực, quyết tâm, đoàn kết để tạo thành sức mạnh cùng thúc đẩy hợp tác và phát triển.

Nói về hướng đi phù hợp trong giai đoạn phát triển mới, trong phát biểu của mình, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, đã đến lúc GMS cần tập trung phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới, với đổi mới sáng tạo là trung tâm, vượt ra khỏi giới hạn của hành lang kinh tế truyền thống. Ông đã đề xuất ra hội nghị 3 nội hàm chính của hành lang kinh tế thế hệ mới tại tiểu vùng Mekong mở rộng.

Thứ nhất, hành lang của công nghệ và đổi mới sáng tạo, hướng đến kết nối đa chủ thể, đa lĩnh vực, đa giai đoạn. Trọng tâm là hỗ trợ các nước khắc phục những thiếu hụt về thể chế, chính sách, và năng lực về công nghệ và đổi mới sáng tạo và về nguồn lực, trong đó có nguồn lực con người và nguồn lực về tài chính.

Thứ hai, hành lang của tăng trưởng kinh tế, vừa làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, vừa thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Song song với các dự án hạ tầng giao thông, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, GMS cần mở rộng đầu tư tạo ra các hành lang về bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới và năng lượng sạch; xây dựng các nền tảng số, mở rộng thị trường số, nâng cao kỹ năng số của doanh nghiệp và người lao động.

Cần tạo chuyển biến thực chất và hiệu quả trong thuận lợi hoá dòng chảy của vốn, hàng hoá và dịch vụ trong khu vực GMS.

Thứ ba, hành lang xanh, bền vững và bao trùm, bảo đảm sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, lấy con người làm trung tâm, làm chủ thể, là động lực, là nguồn lực và là mục tiêu của sự phát triển.

GMS cần đẩy mạnh hơn nữa các chương trình hợp tác về môi trường và hệ sinh thái, quản lý thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. GMS cũng cần đặc biệt coi trọng hợp tác với Ủy hội sông Mekong trong quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững, công bằng và hợp lý dòng sông chung Mekong - Lan Thương và hợp tác ứng dụng công nghệ vào quản lý tổng hợp nguồn nước xuyên biên giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các thành viên GMS cần đoàn kết, phối hợp ứng phó với các thách thức, và tin tưởng rằng với quan điểm "coi trọng thời gian, coi trọng trí tuệ, đổi mới để bứt phá, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để tiến lên, đoàn kết thêm sức mạnh", hội nghị cấp cao lần này sẽ góp phần hiện thực hoá tầm nhìn, mục tiêu của GMS.

Thủ tướng Chính phủ khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên và các đối tác phát triển để cùng xây dựng một tiểu vùng Mekong mở rộng đổi mới, sáng tạo, năng động và phát triển bền vững, thịnh vượng.

Thủ tướng đề xuất ba nội hàm của hành lang kinh tế thế hệ mới
Thủ tướng đề xuất ba nội hàm chính của hành lang kinh tế thế hệ mới tại tiểu vùng Mekong mở rộng. Ảnh: VGP.

Thống nhất xây dựng Hệ thống đổi mới sáng tạo GMS

Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh yêu cầu tăng cường hợp tác để khai thác tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ phục vụ quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số tại tiểu vùng Mekong. Theo đó, các nhà lãnh đạo nhất trí xây dựng Hệ thống đổi mới sáng tạo GMS với 3 trụ cột chính là số hoá, chuyển đổi xanh và kết nối.

Về số hoá, GMS sẽ thúc đẩy các chương trình, dự án về đào tạo nguồn nhân lực số, thúc đẩy kết nối kinh tế số xuyên biên giới và xây dựng khuôn khổ pháp lý cho phát triển kinh tế số.

Về chuyển đổi xanh, GMS tập trung hỗ trợ các thành viên ứng dụng hiệu quả công nghệ xanh, thân thiện môi trường trong sử dụng bền vững và quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn nước xuyên biên giới; bảo tồn các hệ sinh thái và đa dạng sinh học; phát triển nông nghiệp thông minh.

Về kết nối, GMS chú trọng thúc đẩy các giải pháp sáng tạo về kết nối xuyên biên giới; khuyến khích đối thoại giữa các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách; chia sẻ tri thức, giải pháp công nghệ và mô hình kinh doanh. Các nhà lãnh đạo cũng khuyến khích sự phối hợp giữa GMS với các cơ chế, sáng kiến hợp tác khu vực và tiểu vùng khác nhằm tạo xung lực mới cho sự phát triển của tiểu vùng.

Thủ tướng đề xuất ba nội hàm chính của hành lang kinh tế thế hệ mới tại tiểu vùng Mekong mở rộng
Các thành viên GMS nhất trí thông qua Tuyên bố chung và Chiến lược đổi mới sáng tạo vì phát triển GMS tới năm 2030. Ảnh: VGP.

Hội nghị kết thúc thành công với việc các thành viên GMS nhất trí thông qua Tuyên bố chung và Chiến lược đổi mới sáng tạo vì phát triển GMS tới năm 2030. Hội nghị cũng ghi nhận 6 văn kiện về khí hậu và môi trường, số hoá, đầu tư, bình đẳng giới, y tế, số hoá tài liệu thương mại để triển khai trong thời gian tới.

Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (chương trình GMS) được khởi xướng từ năm 1992 với sự tham gia của các thành viên: Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam và Trung Quốc (với 2 tỉnh đại diện là Vân Nam và Quảng Tây).

Trong hơn 3 thập kỷ qua cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong đã đem lại hiệu quả lớn, đặc biệt trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, thông tin viễn thông, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

Hơn 12.500 km đường bộ, 1.000 km đường sắt đã được xây dựng; gần 3.000 MW điện được tạo ra và hơn 2.600 km đường dây truyền tải điện được hình thành, giúp cung cấp điện cho hơn 165.000 hộ gia đình.

Riêng giai đoạn 2021-2024, GMS đã huy động được gần 133 tỷ USD để triển khai hơn 500 dự án phát triển tại tiểu vùng.

Các hành lang kinh tế Bắc - Nam, Đông - Tây đã thực sự trở thành mô hình kiểu mẫu cho hợp tác, kết nối kinh tế liên quốc gia, góp phần thúc đẩy thương mại và đầu tư khu vực, gắn kết vùng sâu vùng xa với cảng biển, sân bay và các trung tâm kinh tế lớn.

Thủ tướng tiếp nguyên thủ một số nước và tổ chức quốc tế tham dự WEF

Thủ tướng tiếp nguyên thủ một số nước và tổ chức quốc tế tham dự WEF

Nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55, ngày 22/1 (giờ địa phương) tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Thủ tướng Hà Lan Dick Schoof, Thủ tướng Liechtenstein Daniel Risch, Tổng thư ký OECD và Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Myanmar.
Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Chiều 22/1 (giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa".
30 tập đoàn hàng đầu bàn về đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam

30 tập đoàn hàng đầu bàn về đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam

Hơn 30 tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực công nghệ, đầu tư, tài chính, bán dẫn, y tế, hạ tầng đã cùng ngồi lại trong một tọa đàm bàn về đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam.
Tổng thống Thụy Sĩ: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực

Tổng thống Thụy Sĩ: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực

Tổng thống Thụy Sĩ Karin Keller-Sutter khẳng định, Chính phủ Thụy Sĩ coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực và mong muốn đưa quan hệ song phương phát triển lên tầm cao mới.
Việt Nam và Czech nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Việt Nam và Czech nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Việt Nam trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên là Đối tác chiến lược của Czech và Czech trở thành nước Trung Đông Âu đầu tiên trong EU là Đối tác chiến lược với Việt Nam.
Czech sẽ thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định EVIPA với Việt Nam

Czech sẽ thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định EVIPA với Việt Nam

Chiều 20/1 giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Czech, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Cộng hoà Czech Petr Pavel.
PV GAS hợp tác với BSR hướng tới phát triển bền vững

PV GAS hợp tác với BSR hướng tới phát triển bền vững

Ngày 16/1, PV GAS và BSR ký thỏa thuận hợp tác toàn diện tại TP HCM. Thỏa thuận này thể hiện rõ quyết tâm của cả hai bên trong việc tăng cường liên kết, tạo sức mạnh tổng hợp để cùng phát triển bền vững.
Thủ tướng tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Czech

Thủ tướng tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Czech

Ngày 19/1, tại Praha, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Czech, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Klaus Zellmer, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Skoda, nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước này.
Nga sẵn sàng hợp tác với Việt Nam triển khai dự án điện hạt nhân

Nga sẵn sàng hợp tác với Việt Nam triển khai dự án điện hạt nhân

Sáng 15/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đồng chủ trì Đối thoại Doanh nghiệp cấp cao Việt - Nga do Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Phát triển kinh tế Nga phối hợp tổ chức.
Nỗ lực cao, quyết tâm lớn tạo đột phá trong hợp tác Việt Nam - Lào

Nỗ lực cao, quyết tâm lớn tạo đột phá trong hợp tác Việt Nam - Lào

Trong khuôn khổ chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, sáng 10/1, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.
Tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào có ý nghĩa quyết định

Tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào có ý nghĩa quyết định

Đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào có ý nghĩa quyết định với sự nghiệp xây dựng, phát triển của mỗi nước.
VCCI và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

VCCI và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tập đoàn Vingroup vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững.
Pure Hydrogen tham vọng phát triển “xa lộ” H2 tại Việt Nam

Pure Hydrogen tham vọng phát triển “xa lộ” H2 tại Việt Nam

Công ty năng lượng sạch của Australia - Pure Hydrogen đặt mục tiêu trở thành đơn vị dẫn đầu trong việc phát triển các dự án năng lượng sạch, cung cấp nhiên liệu hydro (H2) tại Úc và thị trường khu vực châu Á Thái Bình Dương thông qua việc sản xuất H2 phát thải thấp, trong đó có Việt Nam.
Hướng tới thành lập khu công nghiệp Lào - Việt

Hướng tới thành lập khu công nghiệp Lào - Việt

Chiều 30/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Saleumxay Kommasith nhân dịp thăm làm việc tại Việt Nam.
Nhận định: Anh bước vào CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

Nhận định: Anh bước vào CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

HSBC kỳ vọng, việc Anh gia nhập CPTPP, một trong những hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới, có thể giải phóng thêm sức tăng trưởng dọc hành lang châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam.
Australia và Việt Nam hợp tác giám sát chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản

Australia và Việt Nam hợp tác giám sát chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản

Dự án AquaWatch được Cơ quan khoa học quốc gia Australia (CSIRO) khởi động tại Hải Phòng để thử nghiệm một hệ thống giám sát và dự báo chất lượng nước thế hệ mới cho ngành nuôi trồng thủy sản trong đất liền.
Động thái tiếp theo của VinFast tại Indonesia

Động thái tiếp theo của VinFast tại Indonesia

Ngày 19/12, Xanh SM đã công bố hợp tác với 9 đối tác lớn tại Indonesia, cho thấy triển vọng của thương hiệu này trong quá trình mở rộng hoạt động tại Đông Nam Á.
PVFCCo và PV GAS định hướng triển khai hợp đồng mua bán khí năm 2025

PVFCCo và PV GAS định hướng triển khai hợp đồng mua bán khí năm 2025

Ban lãnh đạo PVFCCo và PV GAS vừa có buổi làm việc, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tình hình cung cấp khí, nguồn khí, giá khí năm 2024, định hướng triển khai cho hợp đồng mua bán khí năm 2025.
Honda và Nissan tính chuyện thành lập công ty mẹ

Honda và Nissan tính chuyện thành lập công ty mẹ

Hai hãng xe Honda và Nissan của Nhật Bản đang thảo luận để thành lập một công ty mẹ chung, nhằm chia sẻ tài nguyên trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.
'Lộ diện' thêm một đối tác nhượng quyền lớn của V-GREEN với 5.000 trụ sạc

'Lộ diện' thêm một đối tác nhượng quyền lớn của V-GREEN với 5.000 trụ sạc

Thông qua thỏa thuận nhượng quyền lắp đặt 5.000 trụ sạc, Fast+ trở thành một trong những đối tác nhượng quyền lớn nhất của V-GREEN.
VinFast 'bắt tay' 7 hãng bảo hiểm để rút ngắn thời gian xử lý sự cố cho chủ xe

VinFast 'bắt tay' 7 hãng bảo hiểm để rút ngắn thời gian xử lý sự cố cho chủ xe

Nhằm rút ngắn tối đa thời gian phê duyệt phương án bảo hiểm cho khách hàng, VinFast đã cùng 7 đối tác bảo hiểm là các công ty PVI, Bảo Việt, BIC, VBI, PTI, BSH và VNI triển khai ký kết thỏa thuận hợp tác.
V-GREEN muốn phát triển 100.000 trạm sạc xe điện tại Indonesia

V-GREEN muốn phát triển 100.000 trạm sạc xe điện tại Indonesia

Ngày 11/12, V-GREEN và Prime Group công bố biên bản ghi nhớ (MoU) về việc nghiên cứu phát triển 100.000 trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia.
Giao dịch năng lượng tái tạo xuyên biên giới đầu tiên từ Malaysia sang Singapore

Giao dịch năng lượng tái tạo xuyên biên giới đầu tiên từ Malaysia sang Singapore

Sembcorp Industries, thông qua công ty con là Sembcorp Power Pte Ltd và Tenaga Nasional Berhad (TNB) đã ký thỏa thuận nhập khẩu 50MW năng lượng tái tạo từ bán đảo Malaysia sang Singapore.
Khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc nghiên cứu dự án cầu Tứ Liên

Khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc nghiên cứu dự án cầu Tứ Liên

Thủ tướng đề nghị các tập đoàn xây dựng hàng đầu thế giới đến từ Trung Quốc tham gia các dự án cầu tại Hà Nội và các đường sắt đô thị.
Australia hỗ trợ tài chính cho 6 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ở Đồng bằng sông Cửu Long

Australia hỗ trợ tài chính cho 6 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ở Đồng bằng sông Cửu Long

Sáu doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo trong lĩnh vực nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long đã nhận được nguồn vốn hỗ trợ mở rộng hoạt động kinh doanh lên đến 60,000 đô la Australia (khoảng 1 tỷ đồng) cho mỗi dự án từ chương trình Deltaccelerate.
Việt Nam coi NVIDIA là đối tác chiến lược hàng đầu về bán dẫn và AI

Việt Nam coi NVIDIA là đối tác chiến lược hàng đầu về bán dẫn và AI

Chiều 6/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA Jensen Huang nhân chuyến thăm làm việc lần thứ hai tại Việt Nam.
Nvidia mua công ty trí tuệ nhân tạo của Vingroup

Nvidia mua công ty trí tuệ nhân tạo của Vingroup

CEO Nvidia Jensen Huang cho biết, việc mua lại VinBrain là điểm khởi đầu cho một trung tâm thiết kế của hãng này tại Việt Nam.
Việt Nam và NVIDIA hợp tác thành lập hai trung tâm nghiên cứu và dữ liệu về AI

Việt Nam và NVIDIA hợp tác thành lập hai trung tâm nghiên cứu và dữ liệu về AI

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng trong việc phát triển và ứng dụng AI nhờ vào nền tảng nguồn nhân lực trẻ, năng động, và am hiểu công nghệ.
Nhiều doanh nghiệp quốc tế đến Medipharm Expo 2024 tìm đối tác

Nhiều doanh nghiệp quốc tế đến Medipharm Expo 2024 tìm đối tác

Từ ngày 5-7/12 tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E, Hà Nội diễn ra triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Vietnam Medipharm Expo 2024.
VinFast chiếm thị phần số một về xưởng dịch vụ tại Việt Nam

VinFast chiếm thị phần số một về xưởng dịch vụ tại Việt Nam

Sau khi vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe thuần điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số một thị trường.
Chủ tịch Quốc hội làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

Mở đầu cho các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản.
Cà Mau thúc đẩy hợp tác du lịch, nông nghiệp với Hàn Quốc

Cà Mau thúc đẩy hợp tác du lịch, nông nghiệp với Hàn Quốc

Sáng 3/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử tiếp và làm việc với đoàn Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Singapore

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Singapore

Sáng 3/12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam.
Việt Nam luôn coi trọng sự hiện diện của các doanh nghiệp Singapore

Việt Nam luôn coi trọng sự hiện diện của các doanh nghiệp Singapore

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore, ngày 2/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp một số tập đoàn lớn của Singapore.
Mạng lưới 18 Khu công nghiệp VSIP là biểu tượng hợp tác kinh tế Việt Nam - Singapore

Mạng lưới 18 Khu công nghiệp VSIP là biểu tượng hợp tác kinh tế Việt Nam - Singapore

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, chiều ngày 2/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Singapore và Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Singapore và Nhật Bản

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Singapore, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản, trưa 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Singapore và Nhật Bản.
Xem thêm