Back to homepage
13/10/2024 18:40
Tập đoàn Samsung: Từ cửa hàng tạp hóa tới đế chế số 1 Hàn Quốc

Là tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc, đồng thời sở hữu một trong những nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới, Samsung có lịch sử lâu đời và đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế quốc gia này.

Tập đoàn Samsung: Từ cửa hàng tạp hóa tới đế chế số 1 Hàn Quốc

Tháng 4/2024, theo thống kê của Forbes về 50 tỷ phú giàu nhất tại Hàn Quốc, Chủ tịch tập đoàn Samsung Electronics Lee Jae-yong lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc, với tổng giá trị tài sản ròng đạt 11,5 tỷ USD.

Ông Lee Jae-yong đạt được vị trí này sau 4 năm sau ngày mất của cha mình là ông Lee Kun-hee, người giữ vị trí giàu nhất Hàn Quốc liên tục kể từ bảng xếp hạng xuất hiện đầu tiên vào năm 2005. Cập nhật đến cuối tháng 9/2022, tổng giá trị tài sản của “thái tử” Samsung đạt mức 10,5 tỷ USD, tiếp tục giữ vị trí đứng đầu tại Hàn Quốc. Samsung là tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc với khoảng 60 doanh nghiệp liên kết, trải dài trên nhiều lĩnh vực từ sản xuất nhiều loại thiết bị điện tử tiêu dùng và công nghiệp cho tới công nghiệp nặng, bảo hiểm, xây dựng, khách sạn hay giải trí.

Theo tính toán của Statista, doanh thu của các công ty trực thuộc Tập đoàn Samsung chiếm khoảng 22,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc trong năm 2022, thể hiện vai trò quan trọng của tập đoàn này trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc.

Trong số các doanh nghiệp liên kết của Samsung, doanh nghiệp quan trọng nhất là Samsung Electronics – công ty con đóng vai trò trung tâm của Tập đoàn Samsung. Đây cũng là một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới và cho đến nay là công ty niêm yết lớn nhất ở Hàn Quốc với mức vốn hóa thị trường đạt 389,4 tỷ USD tính tới ngày 19/8/2024.

Theo danh sách thương hiệu toàn cầu tốt nhất năm 2023 của Interbrand, giá trị thương hiệu của Samsung Electronics ước tính đạt khoảng 91,4 tỷ USD, đưa công ty trở thành thương hiệu toàn cầu lớn thứ 5 sau Apple, Microsoft, Amazon và Google. Tính tới năm 2023, công ty có 267.937 nhân viên, có mặt tại 73 quốc gia trên toàn cầu với 36 địa điểm sản xuất và 39 trung tâm R&D. Sản phẩm chính của công ty là điện thoại thông minh, thiết bị di động, TV, máy ảnh và các sản phẩm tiêu dùng khác. Samsung Electronics cũng sản xuất các sản phẩm điện tử bao gồm pin lithium-ion, chip, linh kiện bán dẫn, ổ cứng và các sản phẩm và linh kiện điện tử khác được các công ty khác sử dụng, bao gồm cả các đối thủ cạnh tranh của công ty.

Tập đoàn Samsung: Từ cửa hàng tạp hóa tới đế chế số 1 Hàn Quốc

Samsung ban đầu được thành lập như một cửa hàng tạp hóa vào ngày 1/3/1938 bởi ông Lee Byung Chul – ông nội của Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong hiện nay. Vào thời điểm đó, lĩnh vực kinh doanh chính của Samsung là mì và các mặt hàng khác được sản xuất trong và xung quanh thành phố như cá khô và rau củ rồi xuất khẩu sang Trung Quốc. Tên công ty, Samsung, xuất phát từ tiếng Hàn có nghĩa là “ba ngôi sao”. Nhà sáng lập Lee Byung Chul đã chọn cái tên này với hy vọng công ty có thể phát triển hùng mạnh và trường tồn như những ngôi sao trên bầu trời.

Tới năm 1947, Samsung bắt đầu mở rộng tới Seoul nhưng buộc phải rời đi sau khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra. Sau chiến tranh, ông Lee Byung Chul thành lập một nhà máy lọc đường ở Busan trước khi mở rộng sang dệt may và xây dựng nhà máy len lớn nhất Hàn Quốc vào thời điểm đó. Ông tập trung nhiều vào công nghiệp hóa với mục tiêu giúp đất nước tái phát triển sau chiến tranh.

Vào cuối những năm 1950, Samsung đã mua lại 3 ngân hàng thương mại lớn nhất Hàn Quốc cũng như một công ty bảo hiểm và các công ty sản xuất xi măng và phân bón. Vào những năm 1960, Samsung tiếp tục mua lại nhiều công ty bảo hiểm cũng như một nhà máy lọc dầu, một công ty nylon và một cửa hang bách hóa.

Trong những năm 1970, công ty đã mở rộng quy trình sản xuất sản phẩm dệt may của mình để bao gồm toàn bộ dây chuyền sản xuất - từ nguyên liệu thô cho đến sản phẩm cuối cùng – với mục tiêu cạnh tranh tốt hơn trong ngành dệt may. Các công ty con mới như Samsung Heavy Industries, Samsung Shipbuilding và Samsung Precision Company (Samsung Techwin) cũng được thành lập trong khoảng thời gian này. Đến năm 1974, Samsung Heavy Industries là một trong những công ty đóng tàu lớn nhất thế giới.

Ngoài ra, công ty cũng bắt đầu đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, hóa chất và hóa dầu. Cũng trong giai đoạn này, Samsung mua lại Công ty bảo hiểm nhân thọ DongBang và thành lập Tập đoàn phát triển Joo-Ang (nay là Samsung Everland).

Tập đoàn Samsung: Từ cửa hàng tạp hóa tới đế chế số 1 Hàn Quốc

Đối với ngành công nghiệp điện tử – ngành mũi nhọn của Samsung – tập đoàn bắt đầu thiết lập những bước đi đầu tiên vào năm 1969. Trong những năm 1960 tới 1980, Samsung thành lập của nhiều công ty tập trung vào lĩnh vực điện tử bao gồm Samsung Electronics Devices, Samsung Electro-Mechanics, Samsung Corning và Samsung Semiconductor & Telecommunications.

Mối quan hệ hợp tác giữa Samsung và Sanyo của Nhật Bản cũng bắt đầu trong giai đoạn này, mở đường cho việc sản xuất TV, lò vi sóng và các sản phẩm tiêu dùng khác.Năm 1970, Samsung-Sanyo sản xuất chiếc TV đen trắng đầu tiên. Trong thập kỷ tiếp theo, Samsung cũng sản xuất TV đen trắng bán dẫn, TV màu, tủ lạnh, máy tính để bàn điện và máy điều hòa không khí. Năm 1978, công ty đạt cột mốc sản xuất 5 triệu chiếc TV. Vào cuối những năm 1970, công ty đã thành lập Samsung Electronics America và Trung tâm R&D Suwon.

Năm 1980, Samsung bước vào ngành công nghiệp phần cứng viễn thông với việc mua lại Hanguk Jeonja Tongsin. Ban đầu xây dựng các tổng đài điện thoại, Samsung mở rộng sang hệ thống điện thoại và fax, cuối cùng chuyển sang sản xuất điện thoại di động.

Năm 1982, Samsung Printing Solutions được thành lập nhằm cung cấp các giải pháp kỹ thuật số cho ngành in ấn. Năm 1983, công ty bắt đầu sản xuất máy tính cá nhân. Tới cuối những năm 80, Samsung Electronics mở rộng sang Tokyo, Nhật Bản và Vương quốc Anh, khẳng định mình là công ty dẫn đầu về sản xuất chất bán dẫn với sản lượng lớn DRAM 256K.

Thập kỷ tiếp theo mang lại sự tăng trưởng và thành tựu bổ sung. Samsung Electronics nhanh chóng trở thành công ty hàng đầu thế giới về sản xuất chip, thành lập Samsung Motors và bắt đầu sản xuất TV kỹ thuật số. Công ty cũng bắt đầu đầu tư mạnh vào việc thiết kế và sản xuất linh kiện cho các công ty khác với mục tiêu trở thành nhà sản xuất điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới.

Tập đoàn Samsung: Từ cửa hàng tạp hóa tới đế chế số 1 Hàn Quốc

Những năm 2000 chứng kiến sự ra đời của dòng điện thoại thông minh Galaxy của Samsung, dòng điện thoại không chỉ trở thành sản phẩm được khen ngợi nhất của công ty mà còn nằm trong số những điện thoại thông minh bán chạy nhất thế giới. Samsung gia nhập thị trường điện thoại với SPH-1300, nguyên mẫu màn hình cảm ứng đầu tiên ra mắt năm 2001. Công ty cũng phát triển điện thoại nhận dạng giọng nói đầu tiên vào năm 2005.

Năm 2011, Samsung ra mắt Galaxy S II, tiếp theo là Galaxy S III vào năm 2012, một trong những điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới. Năm 2012 cũng đánh dấu cột mốc Samsung trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới. Bắt đầu từ năm 2010, dòng điện thoại Galaxy đã mở rộng sang máy tính bảng với sự ra mắt của Galaxy Tab và sang đồng hồ thông minh với sự ra mắt của Galaxy Gear vào năm 2013. Samsung đã giới thiệu điện thoại thông minh có thể gập lại, Galaxy Fold, vào năm 2019.

VietinBank có tổng giám đốc mới sau 3 năm bỏ trống

VietinBank có tổng giám đốc mới sau 3 năm bỏ trống

Leo đỉnh 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn đắt đỏ nhất mọi thời đại

Leo đỉnh 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn đắt đỏ nhất mọi thời đại

Nga cảnh báo Israel không tấn công cơ sở hạt nhân Iran

Nga cảnh báo Israel không tấn công cơ sở hạt nhân Iran

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến ​​Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến ​​Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Doanh nghiệp may đầu tiên báo lãi 9 tháng tăng tới 47%

Doanh nghiệp may đầu tiên báo lãi 9 tháng tăng tới 47%

Vingroup muốn tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên

Vingroup muốn tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên

Lãi trước thuế 19 doanh nghiệp Nhà nước đã vượt 20% mục tiêu năm đặt ra

Lãi trước thuế 19 doanh nghiệp Nhà nước đã vượt 20% mục tiêu năm đặt ra

Việt Nam dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt với Lào

Việt Nam dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt với Lào

Bùng nổ ẩm thực Úc tại Taste of Australia’s 2024

Bùng nổ ẩm thực Úc tại Taste of Australia’s 2024

Nhờ đâu lợi nhuận HAGL vẫn tăng trưởng dù doanh thu sụt giảm

Nhờ đâu lợi nhuận HAGL vẫn tăng trưởng dù doanh thu sụt giảm

Israel hạ sát thủ lĩnh Hamas, tung video ‘khoảnh khắc cuối đời’ của ông Sinwar

Israel hạ sát thủ lĩnh Hamas, tung video ‘khoảnh khắc cuối đời’ của ông Sinwar

Eximbank muốn phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu

Eximbank muốn phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu

Vinamilk: Thách thức tăng trưởng và kỳ vọng chuyển mình sau chiến lược

Vinamilk: Thách thức tăng trưởng và kỳ vọng chuyển mình sau chiến lược 'trẻ hoá' thương hiệu

Tập đoàn Hòa Phát và

Tập đoàn Hòa Phát và 'ván cược tỷ USD' vào Dung Quất 2

Vietcombank và MB chính thức tiếp quản CB và OceanBank

Vietcombank và MB chính thức tiếp quản CB và OceanBank

InterContinental Residences Halong Bay tạo

InterContinental Residences Halong Bay tạo 'cú hích' cho du lịch Hạ Long

JICA tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững

JICA tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững

9 tháng năm 2024, PVFCCo tài trợ 20 chương trình về giáo dục trên toàn quốc

9 tháng năm 2024, PVFCCo tài trợ 20 chương trình về giáo dục trên toàn quốc

Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Vietjet tiên phong khai thác chuyến bay sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững SAF

Vietjet tiên phong khai thác chuyến bay sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững SAF