Sau một tuần khủng hoảng của thị trường tiền điện tử với sự sụp đổ của hệ sinh thái LUNA - UST, mới đây CEO Binance Changpeng Zhao chia sẻ về số tiền token Luna có trị giá ở mức đỉnh tương đương 1,6 tỷ USD hiện sụt xuống còn vỏn vẹn 3.000 USD.
Sự sụp đổ của của một trong những đồng tiền điện tử lớn nhất đặt ra những câu hỏi về hiệu quả và tiềm năng của toàn bộ thị trường tiền điện tử. Từ cuộc khủng hoảng này khiến các cơ quan quản lý tin rằng cần phải mạnh tay hơn nữa.
Trong bối cảnh các nhà đầu tư liên tục bán tháo, giá trị đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới là Bitcoin đã giảm xuống dưới mức 26.000 USD lần đầu tiên sau 16 tháng, xóa sổ hơn 200 tỷ USD khỏi thị trường chỉ trong 1 ngày.
Hôm 11/5, đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới giảm xuống dưới ngưỡng 30.000 USD lần thứ 2 trong tuần, sau khi dữ liệu mới nhất cho thấy tình hình lạm phát chưa cải thiện và giá tiêu dùng tại Mỹ vẫn ở mức cao nhất trong 40 năm.
El Salvador – quốc gia đầu tiên trên thế giới chấp nhận bitcoin trong các giao dịch chính thức – vừa bổ sung thêm 500 coin vào bảng cân đối kế toán của mình, trong bối cảnh đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới tiếp tục giảm giá.
Ngày 9/5 chứng kiến sự sụt giảm tới mức thấp nhất kể từ tháng 1 của đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới, trong bối cảnh thị trường chứng khoán lao đao và việc giao dịch cổ phiếu công nghệ gặp nhiều rủi ro.
Kể từ khi ra mắt năm 2009, Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác đã trở thành một chủ đề gây nhiều tranh cãi trên thế giới. Trong khi một số quốc gia rộng mở với ý tưởng áp dụng loại tiền này, thì nhiều nước khác lại mạnh tay hạn chế hoặc thậm chí cấm.
Ủy ban Các vấn đề Kinh tế và Tiền tệ (ECON) của Nghị viện châu Âu hôm 14/3 đã tiến hành biểu quyết về dự luật MiCa hạn chế các loại tiền điện tử. Tuy nhiên, kết quả cuộc bỏ phiếu đã cho phép Bitcoin và các loại tiền khác tiếp tục được giao dịch bình thường.
Với mục tiêu giữ được quyền hoạt động tại Singapore, các công ty tiền điện tử tại đây đang kiểm tra kĩ danh sách khách hàng cũng như dòng vốn của mình, nhằm tìm ra bất cứ liên hệ nào với người dùng hoặc tổ chức tại Nga sau lệnh trừng phạt của chính phủ.
Vũ khí tài chính với đồng USD thống trị từ lâu đã được các nước huy động khi đối đầu nhau, như trường hợp phương Tây đang trừng phạt Nga hiện nay. Tuy nhiên, đồng tiền số của ngân hàng trung ương (CBDC) hoàn toàn có thể lật ngược lại thế cờ này.
Ngày 1/3, Bitcoin tăng tới 16% và tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ trong bối cảnh căng thẳng quân sự giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khi Mỹ và phương Tây tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế lên Moscow.
Trước lệnh trừng phạt kinh tế nặng nề của Mỹ và châu Âu, ngành tài chính Nga đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào hệ thống tài chính toàn cầu. Trong đó, tiền số có thể trở thành phương thức hữu hiệu giúp Moscow né các đòn cấm vận này.
Sau khởi đầu không mấy thuận lợi trong suốt tháng đầu năm 2022, Bitcoin đang trên đà phục hồi khi tăng hơn 6% hôm 7/2, đánh dấu mức cao nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây.
Các cơ quan tài chính của Thái Lan gồm Ủy ban giao dịch chứng khoán (SEC), Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương vừa ra thông cáo chung cảnh báo nguy cơ tiền điện tử có thể gây rủi ro cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Khi Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh việc ứng dụng đồng NDT kỹ thuật số, tập đoàn giao hàng và dịch vụ khổng lồ Meituan cũng hưởng ứng bằng cách mở rộng cách thức mua hàng với đồng tiền số này trên nền tảng của mình.