'Văn hóa, thể thao, du lịch phải huy động nguồn lực xã hội để bứt phá'

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành văn hóa, thể thao và du lịch phải huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội để tăng tốc, bứt phá, năm 2025 đạt kết quả cao hơn năm 2024.
 Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Ảnh: VGP.

Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VHTT&DL) với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Chính phủ tới trụ sở Bộ VHTT&DL, cùng hơn 770 điểm cầu tại UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND cấp huyện.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết lĩnh vực VHTT&DL là sự kết tinh của quá khứ, hiện tại và điểm đến tươi sáng, hấp dẫn của tương lai. Văn hoá là sức mạnh nội sinh của dân tộc; thể thao là sức khoẻ của đất nước, con người Việt Nam; du lịch là hình ảnh, sự quảng bá, tạo động lực, truyền cảm hứng về đất nước, con người, dân tộc Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

"Chúng ta mạnh lên, khỏe lên, tự tin hơn, vững vàng hơn nhờ truyền thống văn hóa - lịch sử hào hùng của dân tộc," Thủ tướng nhấn mạnh và khẳng định, chúng ta có cơ sở, tiềm lực để phát triển ngành công nghiệp văn hóa, giải trí nhờ truyền thống văn hóa, lịch sử, đất nước Việt Nam xinh đẹp, sự sáng tạo của con người Việt Nam.

Thủ tướng nhắc lại, từ hơn 80 năm trước, bản Đề cương Văn hóa Việt Nam của Đảng đã xác định vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa với ba nguyên tắc "dân tộc", "đại chúng", "khoa học". Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: "Văn hóa là hồn cốt của dân tộc", "Văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất".

Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo: "Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Marx- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng".

Ngành VHTT&DL có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của đất nước

Nhìn lại năm 2024, Thủ tướng cho biết Việt Nam dự kiến đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó nổi bật là tăng trưởng GDP cả năm ước đạt trên 7%, giúp tăng quy mô nền kinh tế, tăng thu nhập bình quân đầu người và tăng năng suất tổng hợp.

Chính trị - xã hội ổn định, tiềm lực quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường rõ rệt. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, an sinh xã hội được bảo đảm với quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Ba đột phá chiến lược được đẩy mạnh thực hiện.

"Văn hoá muốn phát triển được phải có ổn định chính trị, môi trường hoà bình, hợp tác và phát triển, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững," Thủ tướng nêu rõ và cho biết trong những thành tựu chung của đất nước, ngành VHTT&DL có nhiều đóng góp quan trọng và nổi lên nhiều điểm sáng.

Trong đó, nổi bật là chuyển đổi tư duy từ "làm văn hóa" sang "quản lý Nhà nước về văn hóa"; xây dựng hệ giá trị văn hóa, khẳng định sức mạnh, vai trò của văn hóa. Cùng với đó, việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, thể chế, cơ chế, chính sách về VHTT&DL được bổ sung, phát triển mới, ngày càng hoàn thiện, toàn diện, sâu sắc hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Văn hóa, thể thao, du lịch phải huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội để tăng tốc, bứt phá - Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu văn hóa, thể thao, du lịch phải huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội để tăng tốc, bứt phá. Ảnh: VGP.

Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa tiếp tục đạt thành tựu mới, nhiều sự kiện văn hóa lớn được tổ chức thành công, huy động được sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân. Người dân ngày càng được hưởng thụ nhiều hơn, tốt hơn các thành quả VHTT&DL.

Nhiều di sản văn hóa có giá trị của Việt Nam được UNESCO công nhận và ghi danh, tô sáng thêm hình ảnh Việt Nam trên bản đồ di sản thế giới… Hệ thống thiết chế văn hóa đã cơ bản được hình thành từ Trung ương đến địa phương, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền.

Các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam tiếp tục có bước phát triển đáng ghi nhận, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, vừa quảng bá các giá trị nhân văn sâu sắc, bản sắc đậm đà của văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc tới đông đảo người dân trong nước và bạn bè quốc tế. Các hoạt động đối ngoại về VHTT&DL, quảng bá hình ảnh đất nước, con người và nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam ra nước ngoài tiếp tục được đẩy mạnh.

Du lịch tiếp đà phục hồi mạnh và là điểm sáng. Năm 2024 đã phục vụ khoảng 110 triệu lượt khách nội địa; đón 17,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 38,9%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 840.000 tỷ đồng, tăng 23,8%.

Công tác xây dựng, phát triển con người Việt Nam đạt được nhiều thành tựu về tầm vóc, thể lực và trình độ. Thể thao quần chúng tiếp tục phát triển mạnh, lan tỏa ở các lứa tuổi, trên các vùng miền. Thể thao thành tích cao đạt được một số kết quả tích cực.

Chỉ số hạnh phúc được nâng lên (Năm 2024 xếp thứ 54, tăng 29 bậc so với năm 2020); Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam được cải thiện rõ rệt, cao hơn nhiều so với các nước có cùng mức thu nhập.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố gắng và chúc mừng những kết quả quan trọng mà ngành VHTT&DL trên cả nước đã đạt được trong năm 2024, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển chung của cả nước.

Bên cạnh những thành tựu trên, Thủ tướng cho rằng cần quốc tế hoá nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, hệ giá trị Việt Nam thông qua VHTT&DL, đồng thời Việt Nam hoá những tinh hoa của thế giới. Điều này có ý nghĩa quan trọng và sứ mệnh của ngành VHTT&DL là lực lượng xung kích, chủ công trên mặt trận này.

7 nhiệm vụ trọng tâm để tăng tốc, bứt phá trong năm 2025

Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - năm tăng tốc, bứt phá, về đích để thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Trong năm 2025 diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc. Do đó, chúng ta phải nỗ lực đạt kết quả cao hơn mục tiêu đã đề ra, đặc biệt là tăng trưởng GDP khoảng 8%, các bộ, ngành, địa phương đều phải theo tinh thần này, trong đó có ngành VHTT&DL. "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi".

Thủ tướng chỉ rõ 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Thứ nhất là tạo đột phá về thế chế theo hướng dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm", loại bỏ cơ chế "xin - cho"; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số…

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển hạ tầng chiến lược, toàn diện, các thiết chế VHTT&DL, cả về hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, hạ tầng kết nối, đặc biệt là hạ tầng số trên cơ sở dữ liệu, trí tuệ nhân tạo.

Thứ ba, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành, có cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp cho các ngành nghệ thuật, thể thao, có chính sách giữ chân người tài, động viên người có năng khiếu, đam mê và khuyến khích những người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo và xử lý những người né tránh, sợ trách nhiệm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trong những thành tựu chung của đất nước, ngành VHTTDL có nhiều đóng góp quan trọng và nổi lên nhiều điểm sáng - Ảnh: VGP
Theo Thủ tướng trong những thành tựu chung của đất nước, ngành VHTT&DL có nhiều đóng góp quan trọng và nổi lên nhiều điểm sáng. Ảnh: VGP.

Thứ tư, huy động nguồn lực cho sự phát triển thông qua cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là hợp tác công tư, lấy nguồn vốn Nhà nước dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội, của người dân và doanh nghiệp.

Theo Thủ tướng, ngoài nguồn lực đã có như tài chính, đất đai, con người thì thể chế, cơ chế, chính sách cũng là biện pháp huy động nguồn lực. Do đó, cần tích cực suy nghĩ, đề xuất chính sách để phát huy các hình thức hợp tác công tư rất phong phú, dư dịa còn rất lớn để khai thác các thiết chế văn hóa, đặc biệt là các sân vận động như Mỹ Đình.

"Chúng ta đã có Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, nhưng nếu chỉ trông chờ nguồn lực Nhà nước thì rất khó phát triển. Phát triển ngành VHTT&DL, ngành công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí phải huy động nguồn lực hợp tác công tư, nguồn lực xã hội, nguồn lực doanh nghiệp," Thủ tướng nói.

Thứ năm, nâng cao năng lực quản lý, quản trị ngành theo hướng thông minh, trên cơ sở dữ liệu.

Thứ sáu, xây dựng các điển hình tiên tiến, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt, tạo phong trào, xu thế phát triển… "Tại sao chúng ta không tổng kết, nhân rộng 2 concert (Anh trai vượt ngàn chông gai và Anh trai say hi) vừa rồi? Tại sao bóng đá nữ, bóng chuyền nữ đạt thành tựu như vậy? Tại sao du lịch có những điểm đến hấp dẫn như thế?,", Thủ tướng đặt vấn đề.

Thứ bảy, tạo cơ hội, cơ chế cho người dân Việt Nam được thụ hưởng thành quả của VHTT&DL.

"Tóm lại, ngành phải tăng tốc, bứt phá với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn, phát huy trí tuệ, bản lĩnh, coi trọng thời gian, quyết đoán, quyết liệt để tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, kết quả năm 2025 cao hơn năm 2024," Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng nhắc lại và lưu ý, phát triển văn hóa là sức mạnh nội sinh, hồn cốt của dân tộc; phát triển ngành thể thao để nâng cao thể lực, sức khỏe người dân, trong đó phát triển thể dục thể thao quần chúng theo chiều rộng, nhưng thể thao thành tích cao phải theo chiều sâu; phát triển du lịch bứt phá, là ngành mũi nhọn, gắn với văn hóa, thể dục thể thao.

Thủ tướng nêu rõ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Nền văn hóa của dân tộc Việt Nam - với lịch sử hàng nghìn năm - là sức mạnh trường tồn của dân tộc; phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan, đòi hỏi bắt buộc, góp phần hình thành một dân tộc mạnh khỏe; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

Vì vậy, ngành VHTT&DL có vai trò hết sức quan trọng, tác động sâu rộng, mang tính toàn dân, toàn diện, toàn cầu, vừa mang tính cấp bách, vừa có tính chiến lược, lâu dài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, thịnh vượng.

Thủ tướng Tây Ban Nha sắp thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Tây Ban Nha sắp thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8-10/4.
Malaysia ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam về thuế quan Mỹ

Malaysia ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam về thuế quan Mỹ

Chiều 6/4, hai Thủ tướng Malaysia và Việt Nam đã điện đàm về một số vấn đề khu vực, quốc tế mới nổi gần đây.
Bộ Công Thương nêu giải pháp ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ

Bộ Công Thương nêu giải pháp ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ

Thứ trưởng Công Thương Trương Thanh Hoài thông tin về tác động và giải pháp của Việt Nam đối với chính sách thuế đối ứng 46% của Mỹ.
'Mục tiêu năm 2025 vẫn là thu hút 40 tỷ USD vốn FDI đăng ký'

'Mục tiêu năm 2025 vẫn là thu hút 40 tỷ USD vốn FDI đăng ký'

Bộ Tài chính cho biết đang làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư lớn để xúc tiến thực hiện, cụ thể hóa các dự án rất lớn về đầu tư nước ngoài.
Bộ Nội vụ nêu chính sách cho người bị ảnh hưởng sau sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Nội vụ nêu chính sách cho người bị ảnh hưởng sau sáp nhập tỉnh, xã

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà thông tin về việc thực hiện mô hình chính quyền hai cấp sắp tới và vấn đề xử lý chế độ chính sách đối với những người bị ảnh hưởng.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Đại hội đồng IPU-150

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Đại hội đồng IPU-150

Sáng 6/4 (giờ địa phương), tại Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên toàn thể cấp cao của Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150).
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam dự lễ truy điệu nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone tại Vientiane.
9 tháng cuối năm cần tăng khoảng 8,3% để đạt mục tiêu tăng trưởng 2025

9 tháng cuối năm cần tăng khoảng 8,3% để đạt mục tiêu tăng trưởng 2025

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, để mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên thì 9 tháng cuối năm cần tăng khoảng 8,3%.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ khai mạc IPU-150

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự lễ khai mạc IPU-150

Tối ngày 5/4 giờ địa phương, lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) đã diễn ra tại Tashkent, Uzbekistan.
Thủ tướng chủ trì phiên họp của Chính phủ với địa phương

Thủ tướng chủ trì phiên họp của Chính phủ với địa phương

Sáng 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Chủ tịch Quốc hội tới Tashkent dự IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan

Chủ tịch Quốc hội tới Tashkent dự IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan

Chiều 5/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến thủ đô Tashkent, Cộng hòa Uzbekistan, bắt đầu tham dự Đại hội IPU-150 và thăm chính thức Uzbekistan từ ngày 5-8/4.
Thủ tướng: Hợp tác kinh tế với Mỹ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

Thủ tướng: Hợp tác kinh tế với Mỹ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

Chiều 5/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 2 của Thường trực Chính phủ với các Bộ, ngành về các giải pháp sau khi phía Mỹ công bố áp thuế đối ứng.
Thủ tướng nghiêm khắc phê bình 19 Bộ, cơ quan Trung ương và 28 địa phương

Thủ tướng nghiêm khắc phê bình 19 Bộ, cơ quan Trung ương và 28 địa phương

Lý do là, đến 15/3, các Bộ, địa phương này chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước năm 2025 đã được giao.
Standard Chartered: Kinh tế quý 1/2025 tăng trưởng giữa thách thức thương mại

Standard Chartered: Kinh tế quý 1/2025 tăng trưởng giữa thách thức thương mại

Standard Chartered giữ nguyên dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh 7,7% trong quý 1/2025, nhờ vào sự ổn định trong xuất khẩu và dòng vốn FDI.
LG mong muốn mở rộng hợp tác, đầu tư lâu dài tại Việt Nam

LG mong muốn mở rộng hợp tác, đầu tư lâu dài tại Việt Nam

Chiều 4/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã tiếp ông Choi In Kwan, Tổng giám đốc công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng.
Gần 11 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam quý 1/2025

Gần 11 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam quý 1/2025

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính), đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tại cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Burundi muốn phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Việt Nam

Burundi muốn phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Việt Nam

Tại cuộc gặp Tổng Bí thư Tô Lâm, Tổng thống Évariste Ndayishimiye nhấn mạnh mong muốn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Burundi trong phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Việt Nam.
Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên tiếp và làm việc với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên tiếp và làm việc với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Ngày 4/4, tại Trụ sở Tỉnh ủy Hưng Yên, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tiếp và làm việc với ông Marc E. Knapper, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam.
Việt Nam - Burundi còn nhiều tiềm năng để nâng cao kim ngạch thương mại

Việt Nam - Burundi còn nhiều tiềm năng để nâng cao kim ngạch thương mại

Việt Nam - Burundi nhất trí thúc đẩy trao đổi thông tin về nhu cầu thị trường, cơ hội đầu tư và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước kết nối, hợp tác.
Lãnh đạo Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone

Lãnh đạo Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone

Sáng 4/4, tại Đại sứ quán Lào ở Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm Đại tướng Khamtay Siphandone.
Những địa phương dự kiến tăng trưởng GRDP 2 con số quý 1/2025

Những địa phương dự kiến tăng trưởng GRDP 2 con số quý 1/2025

Theo số liệu ước tính từ các địa phương, quý 1/2025, có 9 tỉnh, thành phố dự kiến có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng trưởng trên 10%.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi

Sáng 4/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kỷ luật nhiều lãnh đạo, cựu lãnh đạo

Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kỷ luật nhiều lãnh đạo, cựu lãnh đạo

Ngày 4/4, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đưa ra thông báo về kỳ họp thứ 55 xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị kỷ luật một số lãnh đạo, cựu lãnh đạo.
Việt Nam - Armenia mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Việt Nam - Armenia mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Armenia nhất trí sẽ phối hợp, tạo khuôn khổ pháp lý và các điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước trực tiếp kết nối, tìm cơ hội hợp tác.
Việt Nam lấy làm tiếc trước quyết định áp thuế của Mỹ

Việt Nam lấy làm tiếc trước quyết định áp thuế của Mỹ

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam là chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi giữa hai nước.
'Thuế 46% là thử thách, nhưng cũng là cú hích'

'Thuế 46% là thử thách, nhưng cũng là cú hích'

"Thuế 46% là thử thách, nhưng cũng là cú hích để thích ứng và thay đổi," TS. Võ Trí Thành nói với Mekong ASEAN.
Tổng Bí thư Tô Lâm viếng Đại tướng Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng Đại tướng Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm thông báo, để tri ân sự đóng góp của Đại tướng Khamtay Siphandone cho sự phát triển mối quan hệ gắn bó, bền chặt Việt Nam - Lào, Việt Nam quyết định sẽ tổ chức Quốc tang.
Việt Nam để Quốc tang tưởng nhớ nguyên Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone

Việt Nam để Quốc tang tưởng nhớ nguyên Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone

Theo thông cáo đặc biệt của Bộ Ngoại giao, Việt Nam quyết định để tang Đại tướng Khamtay Siphandone theo nghi thức Quốc tang trong 2 ngày, từ ngày 4-5/4/2025.
Trung Quốc và loạt nước châu Á phản ứng trước thuế quan của Mỹ

Trung Quốc và loạt nước châu Á phản ứng trước thuế quan của Mỹ

Trung Quốc hối thúc Mỹ ngay lập tức hủy bỏ các mức thuế quan mới nhất, đồng thời cảnh báo sẽ thực hiện các biện pháp đối phó để bảo vệ lợi ích. Trong khi đó, nhiều nước châu Á cho biết sẽ đàm phán với Washington để cải thiện tình hình.
Chứng khoán Lào bất ngờ tăng điểm dù bị Mỹ áp thuế cao

Chứng khoán Lào bất ngờ tăng điểm dù bị Mỹ áp thuế cao

Chỉ số chứng khoán tại Lào - Laos Stock Exchange Composite Index (LSE Composite Index) là một trong số ít chỉ số chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên ngày 3/4.
Bộ Tài chính chia sẻ quan điểm về chính sách thuế quan mới của Mỹ

Bộ Tài chính chia sẻ quan điểm về chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với mức 90% cũng như mức 46% theo công bố của phía Mỹ.
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam

Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam nhất quán coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu, là người bạn chân thành và tin cậy, đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình phát triển.
Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt trong mọi tình huống

Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt trong mọi tình huống

Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Bộ, ngành thảo luận các giải pháp sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hội nhập kinh tế phải được xác định là trung tâm, hội nhập lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế với ưu tiên hàng đầu là cơ cấu lại nền kinh tế.
Hoan nghênh doanh nghiệp Bỉ có tiềm lực đầu tư vào thành phố Hải Phòng

Hoan nghênh doanh nghiệp Bỉ có tiềm lực đầu tư vào thành phố Hải Phòng

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng mong muốn các doanh nghiệp Bỉ tiếp tục nghiên cứu đầu tư cũng như thúc đẩy kết nối, giới thiệu các nhà đầu tư Bỉ có tiềm lực đầu tư vào thành phố.
Xem thêm