Longform
Vị thế dẫn đầu ngành bảo hiểm

6 thập kỷ dẫn đầu ngành bảo hiểm của Tập đoàn Bảo Việt

Sau gần 6 thập kỷ hoạt động và phát triển, Bảo Việt trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thị trường tài chính với tổng tài sản đạt 9,5 tỷ USD.

Fortune - Tạp chí Mỹ nổi tiếng với những bảng xếp hạng uy tín trên thế giới, lần đầu tiên thực hiện bảng xếp hạng tại Đông Nam Á: Fortune SEA 500 - bảng xếp hạng 500 công ty lớn nhất khu vực Đông Nam Á dựa trên doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2023. Danh sách được công bố vào tháng 6/2024.

Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN, Việt Nam có 70 doanh nghiệp nằm trong danh sách này, dẫn đầu bởi những tập đoàn lớn như Petrolimex, Agribank, BIDV, Vingroup, VietinBank, Lọc hóa dầu Bình Sơn hay Hòa Phát…

Trong đó, CTCP Tập đoàn Bảo Việt (BVH) là đại diện duy nhất của ngành bảo hiểm, đứng thứ 151 trong danh sách tổng sắp của Fortune SEA 500.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Bảo Việt là yếu tố quan trọng để Fortune đưa Bảo Việt vào danh sách Fortune 500 của Đông Nam Á năm nay. Fortune công bố chỉ số kinh doanh năm 2023 của Bảo Việt với doanh thu đạt 2.415,7 triệu USD, lợi nhuận đạt 79,5 triệu USD, tăng 4,7% và 12,9% so với cùng kỳ năm 2022.

“Việc góp mặt trong bảng xếp hạng quốc tế đã thể hiện được giá trị, sức khỏe của một doanh nghiệp hàng đầu như Bảo Việt nói chung và sức hút của cổ phiếu BVH nói riêng, qua đó nâng tầm Bảo Việt - tập đoàn tài chính - bảo hiểm lâu đời nhất tại Việt Nam”, trích thông cáo ngày 18/6/2024 của Tập đoàn Bảo Việt về sự kiện trên.

Vị thế dẫn đầu ngành bảo hiểm
Trụ sở Tập đoàn Bảo Việt bên bờ hồ Hoàn Kiếm, phường Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Bảo Việt có tiền thân là Công ty Bảo hiểm Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ năm 1965. Trải qua gần 6 thập kỷ phát triển, Bảo Việt góp mặt trong không ít mốc son của ngành bảo hiểm nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung.

Vào năm 1996, Bảo Việt thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên trên thị trường, đồng thời trở thành công ty bảo hiểm hỗn hợp đầu tiên tại Việt Nam. Đến năm 1999, CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVS) được thành lập, là công ty chứng khoán đầu tiên trên thị trường.

Năm 2007, Bảo Việt hoàn tất cổ phần hóa và bán cổ phần lần đầu ra công chúng, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động thành Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt, hoạt động theo mô hình công ty mẹ con.

Vào năm 2008, Bảo Việt cùng Tổng Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk), CTCP Tập đoàn công nghệ CMC và một số đối tác trong nước thành lập Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank), đánh dấu bước phát triển mới của tập đoàn này.

Vị thế dẫn đầu ngành bảo hiểm

Theo báo cáo phát triển bền vững năm 2023 của BVH, sau gần 6 thập kỷ hoạt động và phát triển, Bảo Việt hiện có 17 triệu khách hàng với 179 chi nhánh, 1.000 phòng giao dịch tại 63 tỉnh thành trên khắp cả nước, cung cấp đầy đủ các dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán, quản lý quỹ và ngân hàng.

Ở lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, hai thành viên do Bảo Việt sở hữu 100% vốn là Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt và Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ đều là những đơn vị đầu ngành trên cả thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bảo hiểm nhân thọ. Trong năm 2023, tổng doanh thu hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ năm 2023 đạt 11.226 tỷ đồng, trong khi tổng doanh thu lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đạt 41.677 tỷ đồng.

Ở lĩnh vực tài chính, Công ty TNHH Quản lý Quỹ Bảo Việt (Bao Viet Fund) – công ty con do Bảo Việt sở hữu 100% là một trong những doanh nghiệp quản lý quỹ hàng đầu thị trường. Tính đến cuối quý 2/2024, danh mục đầu tư của nhà đầu tư ủy thác của Bao Viet Fund tăng 11.200 tỷ đồng so với đầu năm lên 152.878 tỷ đồng.

Ở lĩnh vực chứng khoán, Tập đoàn Bảo Việt sở hữu 60% vốn điều lệ CTCP Chứng khoán Bảo Việt (HNX: BVS). Trong 6 tháng đầu năm 2024, BVS ghi nhận doanh thu 552 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 102 tỷ đồng, lần lượt tăng 47% và giảm 4,3% so với nửa đầu năm 2024.

Vị thế dẫn đầu ngành bảo hiểm
Tập đoàn Bảo Việt hoạt động trong nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, từ ngân hàng, chứng khoán cho đến bảo hiểm.

Ngoài ra, Tập đoàn Bảo Việt hiện là cổ đông lớn nhất của Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank) với phần vốn góp 1.560 tỷ đồng, tương đương 49,5% vốn điều lệ ngân hàng này. Tính đến ngày 30/6/2024, tổng tài sản của BaoVietBank tăng gần 15% so với thời điểm đầu năm lên tiệm cận ngưỡng 100.000 tỷ đồng, đạt 97.063 tỷ đồng.

Theo chiến lược phát triển giai đoạn 2021 – 2030 của Tập đoàn Bảo Việt, giai đoạn 2021 – 2025, công ty sẽ giữ nguyên tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước tại công ty mẹ đến hết năm 2025, tăng vốn điều lệ theo phương thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn hiện có.

Giai đoạn 2026 – 2030, tăng vốn điều lệ và giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước (Nhà nước tiếp tục nắm giữ cổ phần chi phối trên 51% tại công ty mẹ) để bổ sung nguồn vốn cho tập đoàn và các công ty con.

Ở thời điểm hiện tại, cổ đông lớn nhất của Bảo Việt là Bộ Tài chính khi sở hữu 482,5 triệu cổ phần, tương ứng 65% vốn điều lệ tập đoàn. Bên cạnh đó, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng nắm hơn 22 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 2,98%.

Vị thế dẫn đầu ngành bảo hiểm

Tính đến ngày 30/6/2024, tổng tài sản của Tập đoàn Bảo Việt đạt 234.844 tỷ đồng, tương đương 9,5 tỷ USD, tăng 6,2% so với thời điểm đầu năm.

Xét về quy mô tài sản, Bảo Việt bỏ xa các doanh nghiệp đầu ngành bảo hiểm trong nước khác như PVI (31.236 tỷ đồng), Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (9.119 tỷ đồng). So sánh với các đối thủ ngoại, tổng tài sản của Bảo Việt cũng cao vượt trội những “gã khổng lồ” khác như Prudential Việt Nam (182.282 tỷ đồng), Dai-Ichi Việt Nam (70.954 tỷ đồng), AIA Việt Nam (64.098 tỷ đồng)…

Cơ cấu tài sản của Bảo Việt chủ yếu đến từ 94.686 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn và 115.732 tỷ đồng đầu tư tài chính dài hạn, bao gồm 65.960 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, 87.790 tỷ đồng tiền ngân hàng ngắn hạn, 24.251 tỷ đồng tiền gửi dài hạn, 21.469 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp…

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả của Bảo Việt tăng 6,4% lên 211.615 tỷ đồng, phần lớn đến từ 177.060 tỷ đồng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu nợ của BVH là 25.559 tỷ đồng giao dịch mua bán lại trái phiếu. Theo BCTC soát xét quý 2/2024 của Bảo Việt, đây là các hợp đồng repo, bao gồm các khoản phải trả hợp đồng repo đối với các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp mà tập đoàn đã bán và cam kết sẽ mua lại trong dưới 12 tháng.

Về kết quả kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2024, theo báo cáo tài chính hợp nhất, Bảo Việt ghi nhận 19.271 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm thuần, và 6.375 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2023. Khấu trừ thuế phí, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế 1.059 tỷ đồng, tăng trưởng 9,4%.

Bóc tách cơ cấu doanh thu, tổng doanh thu bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt đạt 15.858 tỷ đồng, trong khi doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt 4.978 tỷ đồng.

Tổng doanh thu công ty mẹ đạt 810 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 580 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 4,8% và 5,5% so với cùng kỳ năm 2023, bám sát tiến độ kế hoạch năm 2024 đã được ĐHĐCĐ thường niên tổ chức vào hạ tuần tháng 6/2024 thông qua.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 vừa qua, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được ban lãnh đạo Bảo Việt nhấn mạnh là việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai đề án hợp lực giữa các đơn vị trong tập đoàn. Trong đó, đẩy mạnh bán chéo sản phẩm giữa Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt và Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ để phát huy tối đa sức mạnh, lợi thế cạnh tranh của từng đơn vị.

Tác giả: Minh Phong; Thiết kế: Thu Trang

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến ​​Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến ​​Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Doanh nghiệp may đầu tiên báo lãi 9 tháng tăng tới 47%

Doanh nghiệp may đầu tiên báo lãi 9 tháng tăng tới 47%

Vingroup muốn tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên

Vingroup muốn tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên

Lãi trước thuế 19 doanh nghiệp Nhà nước đã vượt 20% mục tiêu năm đặt ra

Lãi trước thuế 19 doanh nghiệp Nhà nước đã vượt 20% mục tiêu năm đặt ra

Việt Nam dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt với Lào

Việt Nam dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt với Lào

Bùng nổ ẩm thực Úc tại Taste of Australia’s 2024

Bùng nổ ẩm thực Úc tại Taste of Australia’s 2024

Nhờ đâu lợi nhuận HAGL vẫn tăng trưởng dù doanh thu sụt giảm

Nhờ đâu lợi nhuận HAGL vẫn tăng trưởng dù doanh thu sụt giảm

Israel hạ sát thủ lĩnh Hamas, tung video ‘khoảnh khắc cuối đời’ của ông Sinwar

Israel hạ sát thủ lĩnh Hamas, tung video ‘khoảnh khắc cuối đời’ của ông Sinwar

Eximbank muốn phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu

Eximbank muốn phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu

Vinamilk: Thách thức tăng trưởng và kỳ vọng chuyển mình sau chiến lược

Vinamilk: Thách thức tăng trưởng và kỳ vọng chuyển mình sau chiến lược 'trẻ hoá' thương hiệu

Tập đoàn Hòa Phát và

Tập đoàn Hòa Phát và 'ván cược tỷ USD' vào Dung Quất 2

Vietcombank và MB chính thức tiếp quản CB và OceanBank

Vietcombank và MB chính thức tiếp quản CB và OceanBank

InterContinental Residences Halong Bay tạo

InterContinental Residences Halong Bay tạo 'cú hích' cho du lịch Hạ Long

JICA tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững

JICA tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững

9 tháng năm 2024, PVFCCo tài trợ 20 chương trình về giáo dục trên toàn quốc

9 tháng năm 2024, PVFCCo tài trợ 20 chương trình về giáo dục trên toàn quốc

Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Vietjet tiên phong khai thác chuyến bay sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững SAF

Vietjet tiên phong khai thác chuyến bay sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững SAF

Cuối tuần này Bắc Bộ đón không khí lạnh

Cuối tuần này Bắc Bộ đón không khí lạnh

Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Việt Nam năm thứ ba tăng điểm chỉ số tự do kinh tế

Việt Nam năm thứ ba tăng điểm chỉ số tự do kinh tế