Back to homepage
03/02/2025 07:14
Xây dựng một khu vực Mekong và ASEAN gắn kết và kiên cường hơn
Xây dựng một khu vực Mekong và ASEAN gắn kết và kiên cường hơn

Mekong ASEAN: Ông có quan điểm thế nào về đánh giá cho rằng Ủy hội Sông Mekong Quốc tế (MRC) là mô hình thành công về hợp tác tài nguyên nước xuyên biên giới tại khu vực Tiểu vùng Sông Mekong?

Tiến sĩ Anoulak Kittikhoun: Mỗi con sông quốc tế lớn đều có những nét độc đáo riêng về vị trí, lịch sử và quá trình phát triển. Tuy nhiên, tất cả chúng đều phải đối mặt với những thách thức và cơ hội tương tự nhau. Sông Mekong may mắn có Ủy hội Sông Mekong Quốc tế (MRC), nơi cung cấp một nền tảng hợp pháp và tương đối thành công cho ngoại giao và hợp tác về nguồn nước dựa trên cơ sở kiến thức khách quan. Nền tảng và kiến thức này đã được xây dựng dần qua nhiều năm nỗ lực của các quốc gia ven sông với sự hỗ trợ từ nhiều đối tác phát triển.

Xây dựng một khu vực Mekong và ASEAN gắn kết và kiên cường hơn

Trong giai đoạn chiến lược hiện tại (2021-2025), chúng tôi ưu tiên cải thiện hoạt động quan trắc sông, tăng cường dự báo lũ lụt và hạn hán, cung cấp dữ liệu kịp thời và chính xác, hỗ trợ lập kế hoạch dự án tốt hơn với ít tác động tiêu cực hơn và thúc đẩy đối thoại về các vấn đề xuyên biên giới. Những tiến bộ quan trọng bao gồm nâng cấp Khung hỗ trợ quyết định (DSF) với bảng điều khiển tương tác giúp theo dõi tình trạng sông, hoạt động của các đập và các tác động dự báo của biến đổi khí hậu, sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng.

Chúng tôi cũng đang thúc đẩy việc chia sẻ dữ liệu về các dự án hạ tầng nước, chẳng hạn như thủy điện, giữa các quốc gia ven sông để cải thiện khả năng ứng phó và chuẩn bị trước sự thay đổi về mực nước và dòng chảy.

Nhận thấy rằng chế độ dòng chảy tự nhiên của sông Mekong đang thay đổi do sự phát triển nhanh chóng, biến đổi khí hậu và các tình trạng khẩn cấp liên quan đến nước, chúng tôi đang thúc đẩy công tác quy hoạch lưu vực để tăng cường các kế hoạch và dự án quốc gia, cải thiện an ninh nguồn nước và xây dựng khả năng thích ứng trước biến đổi khí hậu.

Trong khuôn khổ hợp tác Lan Thương - Mekong, MRC đã triển khai giai đoạn 2 của nghiên cứu chung với Trung Quốc và Myanmar, tập trung vào các xu hướng trong tương lai và các biện pháp thích ứng cho toàn lưu vực. Nghiên cứu này bao gồm việc tìm kiếm thêm hoặc tăng cường khả năng lưu trữ nước và cải thiện sự phối hợp các cơ sở hạ tầng nước hiện có, cùng với các giải pháp phi công trình.

Mekong ASEAN: Ông có thể chia sẻ về những sáng kiến hoặc dự án mà MRC đã triển khai trong thời gian qua nhằm giúp các nước Tiểu vùng Mekong tăng cường hợp tác trong việc quản lý các thách thức về môi trường, tài nguyên nước và phát triển bền vững, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ các dự án phát triển lớn?

Tiến sĩ Anoulak Kittikhoun: Có thể lấy ví dụ về Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNPCA) và Hướng dẫn Đánh giá Tác động Môi trường Xuyên biên giới (TbEIA). Các cơ chế này đảm bảo rằng các quốc gia ven sông tham gia vào các quy trình minh bạch và tham vấn khi lập kế hoạch và triển khai các dự án có thể tác động đến đến sông Mekong và các cộng đồng ven sông.

Xây dựng một khu vực Mekong và ASEAN gắn kết và kiên cường hơn

Tôi cho rằng sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên MRC đã mang lại những cải thiện rõ rệt cho các dự án phát triển, bao gồm các dự án đập thủy điện như Xayaburi, Don Sahong và Luang Prabang. Thông qua các đánh giá toàn diện và quá trình tham vấn sâu rộng, các dự án này đã được triển khai với mục tiêu tránh, giảm thiểu và khắc phục các tác động xuyên biên giới.

Một ví dụ nổi bật là sự điều chỉnh/thay đổi của dự án thủy điện Xayaburi theo các khuyến nghị từ Báo cáo đánh giá kỹ thuật của MRC về Quy trình Tham vấn trước của PNPCA, hoàn thành vào tháng 4/2011. Cụ thể, dự án đã được điều chỉnh để tích hợp các công trình giúp cá di chuyển và hệ thống phù sa, nhằm giải quyết những lo ngại từ các quốc gia láng giềng và các chuyên gia môi trường nêu ra trong quá trình tham vấn. Điều tương tự cũng đã được áp dụng cho các dự án Don Sahong và Luang Prabang.

Kể từ năm 2018, MRC đã hỗ trợ phê duyệt Kế hoạch Hành động Chung (JAP) cho tất cả các dự án trên dòng chính, bao gồm Pak Beng, Pak Lay và Luang Prabang. JAP là một cơ chế sau tham vấn cho phép duy trì đối thoại liên tục giữa các bên liên quan và các nhà phát triển, vận hành dự án. Cơ chế này giúp các bên liên quan tiếp cận dữ liệu quan trọng, tài liệu thiết kế mới, tham quan thực địa và giám sát liên tục tác động của dự án.

MRC cũng đang thực hiện Quy hoạch Vùng Chủ động (PRP), với mục tiêu phát triển một kế hoạch lưu vực thích ứng ban đầu vào năm 2024. Mặc dù việc giám sát và giảm thiểu tác động là quan trọng, chúng vẫn chưa đủ để đảm bảo tính bền vững lâu dài của sông Mekong.

Vì vậy, PRP là một quy trình quy hoạch toàn lưu vực nhằm xây dựng các dự án quy mô lưu vực hiệu quả hơn, bao gồm các dự án đầu tư chung giải quyết an ninh nước trong khu vực, kết hợp các nhu cầu về nước, lương thực, năng lượng và môi trường một cách tích hợp.

Xây dựng một khu vực Mekong và ASEAN gắn kết và kiên cường hơn
Xây dựng một khu vực Mekong và ASEAN gắn kết và kiên cường hơn

Mekong ASEAN: Ngày 18/9/2024, Đối thoại An ninh Nguồn nước ASEAN - MRC lần thứ 2 đã được tổ chức tại Vientiane, Lào với chủ đề “Đầu tư bền vững cho một Đông Nam Á được kết nối, có khả năng chống chịu và đảm bảo an ninh về nước”. Ông đánh như thế nào về tiềm năng hợp tác giữa ASEAN và MRC trong việc xây dựng sự thấu hiểu lẫn nhau, cùng tạo ra các dự án chung, thúc đẩy tiến trình hướng tới an ninh nguồn nước và phát triển bền vững trong khu vực?

Tiến sĩ Anoulak Kittikhoun: Sông Mekong là mạch sống của ASEAN - cung cấp nước, lương thực, năng lượng và kết nối cho khu vực và hơn thế nữa. Sự hợp tác giữa ASEAN và MRC đã phát triển ổn định kể từ năm 2010, bắt đầu bằng các cuộc đối thoại và chia sẻ thông tin giữa hai Ban Thư ký. Mối quan hệ này được nâng cấp vào năm 2018 với việc thông qua Khung hợp tác ASEAN-MRC, đánh dấu sự hợp tác chính thức giữa hai tổ chức. Năm 2021, Đối thoại An ninh Nguồn nước ASEAN-MRC lần thứ nhất đã tạo tiền đề cho sự hợp tác sâu rộng hơn.

Đến Đối thoại An ninh Nguồn nước ASEAN-MRC lần thứ 2, MRC đã ký Bản ghi nhớ (MoU) với Trung tâm Điều phối ASEAN về Hỗ trợ Nhân đạo trong Quản lý Thiên tai (AHA Centre) nhằm tích hợp hệ thống giám sát, dự báo và ứng phó thiên tai, đồng thời trao đổi kinh nghiệm và tăng cường năng lực trên toàn khu vực.

Bằng cách kết hợp chuyên môn kỹ thuật và hệ thống dữ liệu toàn diện của MRC với khả năng hoạch định chính sách và điều phối khu vực của ASEAN, tôi nhận thấy tiềm năng hợp tác của hai bên trong giải quyết các thách thức xuyên biên giới về nguồn nước là rất lớn, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý lũ lụt và hạn hán, cũng như phục hồi hệ sinh thái.

Xây dựng một khu vực Mekong và ASEAN gắn kết và kiên cường hơn

Đối thoại lần thứ 2 năm nay, được tổ chức lần đầu tiên ở cấp bộ trưởng, đã trở thành một nền tảng quan trọng để tăng cường sự thấu hiểu lẫn nhau và thúc đẩy các cách tiếp cận hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN và MRC.

Đối thoại tái khẳng định cam kết chung về việc xây dựng một khu vực Mekong và ASEAN gắn kết và kiên cường hơn. Đối thoại đã truyền cảm hứng cho một tầm nhìn hướng tới tương lai, trong đó hợp tác khu vực, đầu tư chung và các dự án hợp tác đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy an ninh nguồn nước và phát triển bền vững cho tất cả mọi người.

Đáng chú ý, Indonesia đã trở thành quốc gia ASEAN ngoài lưu vực Mekong đầu tiên ký Biên bản ghi nhớ với MRC vào đầu năm 2024, nhằm thúc đẩy trao đổi kiến thức và thông lệ tốt nhất trong quản lý tài nguyên nước. Tiếp nối đà phát triển này, chúng tôi kỳ vọng sẽ có thêm nhiều quan hệ đối tác và hợp tác với các quốc gia ASEAN khác để giải quyết các thách thức chung về nguồn nước, tăng cường khả năng chống chịu của khu vực và đảm bảo quản lý tài nguyên bền vững, công bằng vì lợi ích chung cho tất cả mọi người.

Mekong ASEAN: Tại Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 (ngày 7/11/2024), Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng đã đến lúc GMS cần tập trung phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới, với đổi mới sáng tạo là trung tâm, vượt ra khỏi giới hạn của hành lang kinh tế truyền thống.

Theo ông, dưới góc độ của MRC, những sáng kiến này của Việt Nam có thể đóng góp như thế nào cho việc thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên và các đối tác?

Tiến sĩ Anoulak Kittikhoun: Lời kêu gọi của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính về phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới tại Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ 8 phù hợp với tầm nhìn của chúng tôi trong việc thúc đẩy hợp tác khu vực thông qua đổi mới và phát triển tổng hợp.

Xây dựng một khu vực Mekong và ASEAN gắn kết và kiên cường hơn

Từ góc nhìn của MRC, những sáng kiến này có thể tăng cường kết nối xuyên biên giới, hỗ trợ quản lý bền vững tài nguyên nước và giải quyết các thách thức chung như biến đổi khí hậu, khan hiếm nước và suy thoái hệ sinh thái.

Mặc dù các sáng kiến này vẫn còn ở giai đoạn đầu, chúng tôi sẵn sàng tìm hiểu những điểm tương đồng tiềm năng, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà công nghệ tiên tiến có thể đóng góp cho quản lý bền vững tài nguyên nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai trên toàn lưu vực sông Mekong.

Việc tập trung vào công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cũng phù hợp với Cuộc thi Công nghệ ASEAN-MRC của chúng tôi. Cuộc thi này yêu cầu sinh viên từ 10 quốc gia ASEAN thiết kế các cảm biến có khả năng thu thập dữ liệu thời gian thực và phát cảnh báo từ nhiều môi trường dễ xảy ra lũ quét, bao gồm khu vực thành thị, sông ngòi và khu vực miền núi.

Xây dựng một khu vực Mekong và ASEAN gắn kết và kiên cường hơn

Mekong ASEAN: Tình trạng biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động đáng kể đến các cộng đồng ở hạ lưu sông Mekong, bao gồm Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Theo ông, đâu là các giải pháp ưu tiên của MRC để giảm thiểu tác động của tình trạng này? MRC có chiến lược gì để hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cao năng lực giám sát chất lượng nguồn nước và hệ sinh thái, cũng như đảm bảo sinh kế cho các cộng đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Tiến sĩ Anoulak Kittikhoun: MRC giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu đối với các quốc gia Mekong thông qua Sáng kiến Thích ứng biến đổi khí hậu (CCAI), Chiến lược và kế hoạch hành động thích ứng biến đổi khí hậu vùng sông Mekong (MASAP) và Chiến lược Quản lý hạn hán, phù hợp với Chiến lược Phát triển lưu vực sông Mekong.

MASAP tập trung hỗ trợ các quốc gia vùng hạ lưu vực sông Mekong thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại và duy trì sinh kế bằng cách tích hợp thích ứng với khí hậu vào các chính sách, thúc đẩy hợp tác quốc tế, tăng cường khả năng tiếp cận tài chính khí hậu, tăng cường chia sẻ dữ liệu và quản lý hệ sinh thái, đồng thời nâng cao năng lực và công tác tuyên truyền.

Xây dựng một khu vực Mekong và ASEAN gắn kết và kiên cường hơn

Ví dụ, việc khôi phục và bảo vệ các môi trường sống tự nhiên này có thể giúp giảm thiểu lũ lụt, cải thiện chất lượng nước và tăng cường đa dạng sinh học. Các giải pháp dựa vào thiên nhiên cũng giúp khu vực đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, xâm nhập mặn và thay đổi lượng mưa bằng cách nâng cao khả năng phục hồi của hệ sinh thái tự nhiên.

MRC cũng đang thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn giữa Campuchia và Việt Nam cho Đồng bằng sông Cửu Long thông qua các dự án chung. Trọng tâm của nỗ lực này là phát triển Kế hoạch tổng thể thống nhất và tích hợp về thích ứng và hành động, nhằm xác định kế hoạch thí điểm đầu tư chung, bao gồm sử dụng nước, quản lý lũ lụt và hạn hán trên toàn bộ đồng bằng. Kế hoạch này nhấn mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng tích hợp, kết hợp cách tiếp cận “xanh và xám”, với các cơ chế tài trợ, mang lại lợi ích cho việc quản lý nước xuyên biên giới và thích ứng biến đổi khí hậu.

Chúng tôi cũng đã xây dựng tài liệu hướng dẫn, cung cấp thông tin chi tiết về cách xác định và triển khai các giải pháp dựa vào thiên nhiên tại khu vực xuyên biên giới, cùng với việc ước tính lợi ích về mặt sinh thái và khả năng chống chịu lũ lụt, hạn hán. Các nghiên cứu kỹ thuật đã được thực hiện để phân tích sự thay đổi chế độ dòng chảy, tập trung vào các vấn đề như sạt lở bờ sông, thay đổi dòng chảy, thủy triều và tác động của trầm tích.

Hơn nữa, trong khuôn khổ Quy hoạch Vùng Chủ động (PRP), các dự án bổ sung quan trọng đã được xác định, bao gồm điều chỉnh vận hành đập để khôi phục lượng nước chảy ngược vào Biển Hồ Tonle Sap, tăng cường nguồn nước trong mùa khô để hỗ trợ tưới tiêu và giảm xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng, cũng như điều chỉnh vận hành đập để giảm thiểu rủi ro lũ lụt ở các vùng trũng của Campuchia và Việt Nam.

Trọng tâm của việc tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng lưu vực và thích ứng với biến đổi khí hậu là cải thiện thông tin về tình trạng thay đổi của dòng sông thông qua việc nâng cao các hệ thống giám sát, dự báo và cảnh báo sớm. Bên cạnh đó, các tiến bộ trong việc hài hòa thu thập và chia sẻ dữ liệu chi tiết, thông báo về việc xả nước, xây dựng các quy trình vận hành cơ sở hạ tầng và hệ thống hỗ trợ ra quyết định tích hợp sẽ giúp đạt được một hệ thống quy hoạch và quản lý lưu vực tổng thể.

Mekong ASEAN: Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Xây dựng một khu vực Mekong và ASEAN gắn kết và kiên cường hơn
Việt Nam lưu chiểu tại LHQ hải đồ và tọa độ đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam lưu chiểu tại LHQ hải đồ và tọa độ đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Hé lộ chiếc xe đáng mua nhất phân khúc E-SUV

Hé lộ chiếc xe đáng mua nhất phân khúc E-SUV

Trước giờ G tại Đại nhạc hội ‘Road to WONDER’

Trước giờ G tại Đại nhạc hội ‘Road to WONDER’

Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ

Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ

Đêm nay không khí lạnh tràn về Bắc Bộ trở rét, mưa rào

Đêm nay không khí lạnh tràn về Bắc Bộ trở rét, mưa rào

Tổng Bí thư:

Tổng Bí thư: 'Báo cáo Chính trị phải thực sự là văn bia, ngọn đuốc soi đường'

Ông Trump tiết lộ sắp có

Ông Trump tiết lộ sắp có 'tin tốt' về xung đột Nga - Ukraine

Phú Quốc cần làm gì khi trở thành đô thị loại I

Phú Quốc cần làm gì khi trở thành đô thị loại I

Giá vàng được dự báo sẽ tiếp tục tăng sau tuần lập đỉnh

Giá vàng được dự báo sẽ tiếp tục tăng sau tuần lập đỉnh

Bức tranh tươi sáng cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam năm 2025

Bức tranh tươi sáng cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam năm 2025

Trải nghiệm không gian sống và nghỉ dưỡng chuẩn Nhật của giới tinh hoa tại

Trải nghiệm không gian sống và nghỉ dưỡng chuẩn Nhật của giới tinh hoa tại 'đảo tỷ phú'

Thành viên HĐQT Phát Đạt bán thành công 240.000 cổ phiếu PDR

Thành viên HĐQT Phát Đạt bán thành công 240.000 cổ phiếu PDR

Thu ngân sách tiền sử dụng đất tăng 32.800 tỷ đồng

Thu ngân sách tiền sử dụng đất tăng 32.800 tỷ đồng

Chân dung tân Thủ tướng Canada – người tự tin đối phó Tổng thống Trump

Chân dung tân Thủ tướng Canada – người tự tin đối phó Tổng thống Trump

Tổng thống Putin yêu cầu lực lượng Ukraine ở Kursk hạ vũ khí

Tổng thống Putin yêu cầu lực lượng Ukraine ở Kursk hạ vũ khí

Con trai ông Đặng Thành Tâm làm Phó Tổng giám đốc Kinh Bắc

Con trai ông Đặng Thành Tâm làm Phó Tổng giám đốc Kinh Bắc

Tổng giám đốc BCG Land cùng loạt lãnh đạo cấp cao nộp đơn từ nhiệm

Tổng giám đốc BCG Land cùng loạt lãnh đạo cấp cao nộp đơn từ nhiệm

Tổ chức thành công Hội nghị APEC, gắn với sự phát triển bền vững của Phú Quốc

Tổ chức thành công Hội nghị APEC, gắn với sự phát triển bền vững của Phú Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Tập đoàn Pacifico Energy

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Tập đoàn Pacifico Energy

Ông Mark Carney nhậm chức Thủ tướng Canada

Ông Mark Carney nhậm chức Thủ tướng Canada