Back to homepage
10/04/2022 11:32

Ngay sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2, Tổng thống Vladimir Putin đã triệu tập một cuộc họp tại Điện Kremlin với 37 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu của nước này, trong đó có ít nhất 12 tỷ phú, để bàn về nguyên nhân và những ảnh hưởng của chiến dịch quân sự này,

Rất nhanh sau đó, Mỹ cùng EU và các nước đồng minh phương Tây khác cũng liên tiếp áp các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Moscow, đặc biệt là nhắm tới các tỷ phú đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nga. Các biện pháp được áp dụng bởi EU bao gồm lệnh cấm du lịch, đóng băng tài sản, tịch thu du thuyền, máy bay tư nhân cũng như các bất động sản sang trọng.

Theo Forbes, trước khi Nga bắt đầu hành động quân sự của mình, đã có 11 tỷ phú Nga nằm trong diện trừng phạt. Hiện nay con số này đã tăng lên hơn 20. Dưới đây là danh sách những nhà tài phiệt Nga đang trở thành mục tiêu trừng phạt của phương Tây.

20 tỷ phú Nga lọt tầm ngắm trừng phạt của phương Tây (Phần 1)

Alexey Mordashov

Được mệnh danh là "nam tước thép", ông Mordashov đã bị EU trừng phạt ngày 28/2, chỉ 4 ngày sau khi Nga mở chiến dịch tại Ukraine. Khi đó ông tuyên bố rằng không hiểu tại sao EU lại áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với mình.

Bên cạnh cổ phần trong tập đoàn thép khổng lồ của Nga Severstal, ông còn sở hữu 34% cổ phần của công ty du lịch TUI Group có trụ sở tại Đức. Một trong những tài sản của ông là nhà sản xuất thiết bị điện của Nga Power Machines đã bị Mỹ trừng phạt vào năm 2018.

Ông Mordashov cũng sở hữu 2 chiếc du thuyền đã đăng ký tại Quần đảo Cayman, một chiếc mang tên Nord và chiếc còn lại là Lady M trị giá 27 triệu USD. Ông Mordashov cũng được cho là sở hữu một máy bay phản lực tư nhân và một chiếc Bombardier BD700 được đăng ký tại Isle of Man, Anh.

Gennady Timchenko

Sau khi Nga sáp nhập đảo Crimea từ Ukraine năm 2014, ông Timchenko đã là một trong những tỷ phú Nga đầu tiên bị Mỹ trừng phạt cùng với các tỷ phú Arkady Rotenberg, Boris Rotenberg và Yuri Kovalchuk. Ngày 22/2 vừa qua, ông tiếp tục bị Vương quốc Anh trừng phạt và ngày 28/2 thì đến lượt bị EU "tấn công". Ngoài quốc tịch Nga, ông Timchenko cũng là công dân của Phần Lan, một quốc gia thành viên EU, và Armenia.

Ông Timchenko sở hữu cổ phần trong một số công ty bao gồm nhà sản xuất khí đốt Novatek và công ty hóa dầu Sibur. Ông cũng có nhiều bất động sản ở châu Âu, bao gồm một khách sạn và nhiều ngôi nhà ở Pháp và một biệt thự ven hồ ở Geneva, Thụy Sĩ.

20 tỷ phú Nga lọt tầm ngắm trừng phạt của phương Tây (Phần 1)

Alisher Usmanov

Ông Usmanov là một trong những nhà đầu tư sớm nhất vào Facebook cùng với tỷ phú đồng hương Yuri Milner. Ông đã bị EU trừng phạt ngày 28/2 và tới 3/3 tiếp tục bị Anh và Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt khác.

Khi trả lời về các lệnh trừng phạt lên mình, ông Usmanov khẳng định các lệnh trừng phạt là các cáo buộc sai trái làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm và uy tín doanh nghiệp của ông.

Hiện ông nắm giữ cổ phần lớn nhất trong công ty sắt và thép khổng lồ Metalloinvest. Ông cũng có cổ phần trong nhà sản xuất thiết bị điện tử Xiaomi và sở hữu nhiều tài sản bất động sản ở phương Tây. Cụ thể, 2 khu bất động sản ở Anh là Beechwood House ở London và Sutton Place ở Surrey với giá trị giá 280 triệu USD đều thuộc sở hữu của ông. Ngoài ra, ông còn nắm trong tay những ngôi nhà sang trọng ở Đức, Thụy Sĩ, Monaco và Sardinia.

Ông cũng sở hữu một trong những du thuyền lớn nhất thế giới là chiếc Dilbar ước tính khoảng 600 triệu USD được đăng ký tại Quần đảo Cayman. Thêm vào đó, ông cũng sở hữu một chiếc máy bay phản lực tư nhân Airbus A340 được đăng ký tại Isle of Man thuộc Anh.

20 tỷ phú Nga lọt tầm ngắm trừng phạt của phương Tây (Phần 1)

Andrey Melnichenko

Andrey Melnichenko là một tỷ phú công nghiệp giàu có sở hữu đa số cổ phần trong nhà sản xuất phân bón Eurochem và công ty năng lượng than SUEK. Ông bị EU trừng phạt ngày 9/3 và cũng quyết định từ chức tại cả hai tập đoàn trên với tư cách là người thụ hưởng.

Ông cũng sở hữu 2 chiếc du thuyền: Một chiếc trị giá 390 triệu USD với cái tên MY A, được đăng ký tại Isle of Man thuộc Anh và chiếc còn lại là SY A, du thuyền buồm tư nhân lớn nhất thế giới, được đăng ký tại Anh. Ông cũng sở hữu gần 400 triệu USD bất động sản nước ngoài, bao gồm nhà tại Pháp, Monaco, Thụy Sĩ và Mỹ.

Khi đưa ra bình luận về các lệnh trừng phạt, người đại diện khẳng định cuộc họp giữa tỷ phú Melnichenko với Tổng thống Nga Putin cũng giống như bất kỳ cuộc họp nào giữa hội đồng kinh doanh và chính phủ tại châu Âu, do đó việc đưa ông vào danh sách trừng phạt của EU là không hợp lý.

Ông Andrey Melnichenko cùng 2 du thuyền MY A và SY A của mình.
Ông Andrey Melnichenko cùng 2 du thuyền MY A và SY A của mình.

Suleiman Kerimov

Ông Kerimov là một nhà kinh tế nổi tiếng nhờ việc đầu tư vào các công ty đang gặp khó khăn ở Nga. Ông đã rút tiền mặt và đầu tư mạnh vào các ngân hàng hàng đầu như Morgan Stanley và Goldman Sachs trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy bị mất hàng tỷ USD, ông đã phục hồi bằng cách đặt cược vào Polyus, nhà sản xuất vàng lớn nhất của Nga hiện nay.

Vào năm 2018, ông bị Mỹ trừng phạt vì cáo buộc rửa tiền liên quan đến việc mua các biệt thự ở Pháp. Ông vẫn sở hữu 4 biệt thự nằm ở thị trấn nghỉ dưỡng Antibes, miền Nam nước Pháp.

Để lách luật cấm các chính trị gia nắm giữ tài sản tài chính ở nước ngoài, ông đã cầm cố chúng cho một tổ chức từ thiện của Thụy Sĩ và tặng cổ phần ở Polyus cho con trai ông là Said.

20 tỷ phú Nga lọt tầm ngắm trừng phạt của phương Tây (Phần 1)

Mikhail Fridman

Ông Fridman là một tỷ phú có quốc tịch Israel bị EU trừng phạt ngày 28/2. Ông Fridman cũng là một người gốc Ukraine đã sống tại nước này cho tới khi ông 17 tuổi. Trước quyết định này của EU, ông cho biết mình rất shock về các cáo buộc sai lầm và bày tỏ sẵn sàng tranh luận về các biện pháp trừng phạt thông qua tất cả những phương tiện mà ông có.

Vào năm 2013, Alfa Bank mà ông thành lập cùng bạn của mình thay đổi cơ cấu sở hữu và chuyển tài sản nước ngoài thành một công ty riêng có tên là LetterOne Holdings S.A ở Luxembourg. Công ty riêng này sở hữu 33% cổ phiếu trong tập đoàn dầu mỏ hàng đầu của Châu Âu là Wintershell DEA. Ngoài ra, nó cũng sở hữu chuỗi dịch vụ chăm sóc sức khỏe Holland & Barrett, chuỗi siêu thị Tây Ban Nha Dia và một mạng lưới băng thông rộng đang được phát triển ở Anh.

Tại Vương quốc Anh, ông Fridman đã mua Athlone House, một bất động sản lớn thời Victoria ở phía bắc London năm 2016 với giá 90 triệu USD.

20 tỷ phú Nga lọt tầm ngắm trừng phạt của phương Tây (Phần 1)

Roman Abramovich

Ông Roman Abramovich trở thành tỷ phú nhờ vào cổ phần tại gã khổng lồ thép Evraz, công ty kim loại Norilsk Nickel và đội bóng Ngoại hạng Anh Chelsea. Hôm 10/3 - 8 ngày sau khi ông thông báo sẽ rao bán CLB Chelsea - ông đã bị Vương quốc Anh áp lệnh trừng phạt.

Ông sở hữu cổ phần bất động sản ở nước ngoài bao gồm Kensington Palace Gardens ở London và Chateau de la Croë ở Cap d'Antibes, Pháp. Ngoài ra, ông còn sở hữu một trang trại rộng hơn 800.000 m2, một dinh thự 11 phòng ngủ ở Aspen, Colorado (Mỹ) cùng một điền trang rộng hơn 280.000 m2 trên hòn đảo St. Barths cao cấp của vùng Caribe.

Ngoài bất động sản, ông còn sở hữu 2 du thuyền và nhiều máy bay tư nhân. Một du thuyền trong đó mang tên Eclipse, được đăng ký tại Bermuda với giá trị 438 triệu USD. Một du thuyền còn lại là Solaris, được đăng ký tại Bermuda và trị giá 474 triệu USD.

Ông Abramovich cũng được cho là sở hữu một số máy bay phản lực và một máy bay trực thăng. Cụ thể, số máy bay này bao gồm một chiếc Gulfstream G650; một chiếc Boeing 787 Dreamliner đăng ký tại Hà Lan; một chiếc Bombardier B700 được đăng ký tại Luxembourg; một chiếc Boeing 767-300 đăng ký tại Hà Lan và cuối cùng là một máy bay trực thăng Airbus EC-145 đăng ký tại Isle of Man thuộc Anh.

Trong các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine gần đây, ông Abramovich đã tham gia dưới tư cách người đưa tin thông qua sự đồng ý của cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy. Ông Abramovich cũng là người duy nhất đáp lại các lời đề nghị giúp đỡ kết nối hòa bình và được kết nối với Ukraine thông qua cộng đồng người Do Thái.

20 tỷ phú Nga lọt tầm ngắm trừng phạt của phương Tây (Phần 1)

Viktor Vekselberg

Tỷ phú này được mệnh danh là "nam tước nhôm" nhằm so sánh với "nam tước thép" Alexey Mordashow. Ông Vekselberg sinh ra tại Ukraine và đã kiếm được một triệu USD đầu tiên khi bán đồng phế liệu từ những sợi dây cáp cũ nát.

Tài sản cốt lõi hiện tại của ông bao gồm công ty Thụy Sĩ Sulzer. Tài sản lớn thứ hai của ông là cổ phần tại nhà sản xuất nhôm Rusal - công ty đã chuyển trụ sở hợp pháp từ đảo Jersey của Anh đến thiên đường thuế đảo Oktyabrsky của Nga vào tháng 9/2020.

Là một nhà sưu tập nghệ thuật, ông đã mua chín quả trứng nghệ thuật Fabergé từ gia đình Forbes với giá 100 triệu USD. Tài sản ở nước ngoài của ông bao gồm một ngôi nhà ở Weston, Connecticut và một căn hộ sang trọng ở Thành phố New York, cũng như bất động sản ở Latvia, Ý và Thụy Sĩ.

Ông được cho là cũng sở hữu một chiếc máy bay Airbus A319 đã đăng ký tại Hà Lan. Thêm vào đó, ông cũng sở hữu du thuyền Tango trị giá 90 triệu USD và được đăng ký tại Quần đảo Cook.

20 tỷ phú Nga lọt tầm ngắm trừng phạt của phương Tây (Phần 1)

Andrei Skoch

Ông Skoch là một đại gia kinh doanh thép và là 1 trong 2 tỷ phú thành viên của Duma, quốc hội Nga. Hôm 23/2, EU đã trừng phạt ông do tư cách là 1 trong 336 nghị sĩ đã bỏ phiếu công nhận nền độc lập của các nước cộng hòa miền đông Ukraine tự xưng là Donetsk và Luhansk. Bộ Tài chính Mỹ cũng từng trừng phạt ông vào năm 2018 vì các cáo buộc sở hữu “mối quan hệ lâu dài với các nhóm tội phạm có tổ chức của Nga”.

Ông sở hữu một chiếc du thuyền có đăng ký tại Caymans mang tên Madame Gu, trị giá 156 triệu USD.

Ông Andrei Skoch, 1 trong 2 tỷ phú thành viên của Duma Quốc hội Nga.
Ông Andrei Skoch, 1 trong 2 tỷ phú thành viên của Duma Quốc hội Nga.

Pyotr Aven

Ông Aven là đồng sở hữu của Alfa-Bank và LetterOne cùng với ông Fridman cũng như các tỷ phú khác như German Khan, Alexei Kuzmichev và Andrei Kosogov - những người chưa bị trừng phạt.

Cũng giống như ông Fridman, ông Aven đã từ chức hội đồng quản trị LetterOne hôm 3/3 khi tài sản của ông bị đóng băng hoàn toàn. Ông cũng bị tước bỏ quyền với tư cách là cổ đông và tước bỏ bất kỳ khoản cổ tức hoặc quỹ nào từ công ty.

Ông Aven sở hữu một số ngôi nhà ở châu Âu, bao gồm một ngôi nhà lớn ở Surrey ở Anh và một biệt thự trên đảo Sardinia của Ý. Gần đây nhất là vào tháng 3/2022, ông cũng sống ở Latvia, một quốc gia thành viên của EU. Theo hãng thông tấn Latvia LETA, chính phủ Latvia đang tìm cách tước quốc tịch Latvia của ông Aven hôm 28/2.

Ông Pyotr Aven - chủ tịch của Alfa-Bank, ngân hàng vừa bị Mỹ cấm vận hoàn toàn hôm 6/4. Ảnh: Getty Images
Ông Pyotr Aven - chủ tịch của Alfa-Bank, ngân hàng vừa bị Mỹ cấm vận hoàn toàn hôm 6/4. Ảnh: Getty Images
Nghiên cứu bộ máy quản lý để vận hành đường sắt tốc độ cao

Nghiên cứu bộ máy quản lý để vận hành đường sắt tốc độ cao

Đề xuất giao EVN tiếp tục đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Đề xuất giao EVN tiếp tục đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 8 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 8 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Du lịch Việt cán đích mục tiêu đón hơn 17,5 triệu lượt khách quốc tế

Du lịch Việt cán đích mục tiêu đón hơn 17,5 triệu lượt khách quốc tế

Xuất khẩu đạt kỷ lục 405 tỷ USD, riêng 8 mặt hàng chiếm tới 69% kim ngạch

Xuất khẩu đạt kỷ lục 405 tỷ USD, riêng 8 mặt hàng chiếm tới 69% kim ngạch

Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp thăm Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp thăm Lào

Thủ tướng đặt mục tiêu bóng đá Việt Nam nỗ lực tham dự World Cup

Thủ tướng đặt mục tiêu bóng đá Việt Nam nỗ lực tham dự World Cup

Xuất nhập khẩu Việt Nam – ASEAN lần đầu cán mốc 83 tỷ USD

Xuất nhập khẩu Việt Nam – ASEAN lần đầu cán mốc 83 tỷ USD

'Hoạt động ngoại giao phải góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất mới'

Thủ tướng:

Thủ tướng: 'Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức Diễn đàn chính sách quản trị AI'

VN-Index mất mốc 1.250 điểm, một mã

VN-Index mất mốc 1.250 điểm, một mã 'họ Viettel' tăng trần vượt đỉnh

85% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận sẽ tăng trưởng dương năm 2025

85% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận sẽ tăng trưởng dương năm 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc tại tỉnh Gia Lai

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc tại tỉnh Gia Lai

Video máy bay chở gần 300 hành khách bất ngờ nổ lốp

Video máy bay chở gần 300 hành khách bất ngờ nổ lốp

Novaland mua thành công 1.550 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Novaland mua thành công 1.550 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Năm 2024, thu nhập bình quân của lao động là 7,7 triệu đồng/tháng

Năm 2024, thu nhập bình quân của lao động là 7,7 triệu đồng/tháng

Nông nghiệp năm 2024: Sản xuất tăng trưởng đều cả 3 lĩnh vực

Nông nghiệp năm 2024: Sản xuất tăng trưởng đều cả 3 lĩnh vực

Iran cảnh báo khả năng leo thang xung đột quy mô lớn với Israel

Iran cảnh báo khả năng leo thang xung đột quy mô lớn với Israel

Năm 2024, CPI của cả nước tăng 3,63%

Năm 2024, CPI của cả nước tăng 3,63%

Tổng giám đốc Bùi Quang Anh Vũ muốn thoái vốn tại Phát Đạt

Tổng giám đốc Bùi Quang Anh Vũ muốn thoái vốn tại Phát Đạt