RT đưa tin, ngày 12/12, các Ngoại trưởng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Italy và Ba Lan đã ký một tuyên bố chung sau cuộc họp với người đồng cấp Ukraine tại Berlin, Đức.
“Mục tiêu về một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài cho Ukraine và an ninh bền vững cho châu Âu là không thể tách rời. Ukraine phải chiến thắng,” tuyên bố viết. Các quốc gia này cũng cam kết ủng hộ việc chấm dứt xung đột theo “sự tôn trọng hoàn toàn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.
“Chúng tôi tái khẳng định cam kết của mình đối với ‘Công thức Hòa bình’ của Tổng thống Zelensky, như một con đường đáng tin cậy hướng tới một nền hòa bình công bằng và lâu dài,” tuyên bố viết.
Các Ngoại trưởng EU và Ukraine trong cuộc gặp tại Berlin, Đức, ngày 12/12. Ảnh: RT |
6 quốc gia này cũng nhất trí “ủng hộ Ukraine trên con đường không thể đảo ngược hướng tới sự hội nhập hoàn toàn vào khu vực châu Âu – Đại Tây Dương, bao gồm cả tư cách thành viên NATO”, cũng như “con đường hướng tới việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU)”.
Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga đã cảm ơn 6 quốc gia và EU vì “cuộc thảo luận thẳng thắn và sẵn sàng thực hiện các bước đi cụ thể”. Ông kêu gọi các biện pháp trừng phạt bổ sung, nhắm vào ngành luyện kim, vận chuyển và ngân hàng của Nga. “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ sự gia tăng thương mại với các quốc gia chưa áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga,” ông nói.
Cuộc họp tại Berlin diễn ra trong bối cảnh không rõ liệu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có tiếp tục viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine sau khi ông nhậm chức vào 1/2025 hay không. Ông Trump đã nhiều lần nhấn mạnh sẽ nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine thông qua các giải pháp ngoại giao. Mặc dù ông không đưa ra một kế hoạch cụ thể, nhưng trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông dường như sẵn sàng gây sức ép buộc Kiev bắt đầu đàm phán với Moscow.
Gần đây, truyền thông đưa tin rằng ông Trump có ý định “đóng băng” cuộc xung đột dọc theo giới tuyến hiện tại. Trong đó, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ sử dụng mối đe dọa cắt giảm viện trợ của Washington để buộc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phải đàm phán; cũng như cảnh báo về mối đe dọa tăng viện trợ cho Kiev để gây áp lực buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải hòa đàm.
Về phía Nga, Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov ngày 12/12 tuyên bố nước này không bao giờ chấp nhận khả năng Ukraine gia nhập NATO, vì điều này về sẽ đe dọa đến an ninh quốc gia.
“Việc Ukraine gia nhập NATO là điều không thể chấp nhận được đối với chúng tôi và việc kéo Ukraine vào NATO là một trong những lý do chính khiến chiến dịch quân sự đặc biệt này được khởi động," ông Ryabkov nói.
Nhà ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh rằng Moscow “không thể để khối thù địch tiến gần hơn đến biên giới của Nga”; đồng thời cho rằng phần lớn công dân Ukraine “không chia sẻ về tham vọng Đại Tây Dương” với giới lãnh đạo hiện tại ở Kiev.
Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ Tucker Carlson hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố rằng “nguyên tắc chính là quy chế không liên kết của Ukraine”.
“Nguyên tắc chính là quy chế phi khối của Ukraine. Không gia nhập NATO. Chắc chắn rồi. Không có căn cứ quân sự, không tổ chức các cuộc tập trận quân sự nào trên lãnh thổ Ukraine mà có sự tham gia của quân đội nước ngoài,” ông Lavrov nói.
Ukraine để ngỏ việc ngừng bắn với Nga nếu được gia nhập NATO Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lần đầu tiên tuyên bố Ukraine có thể đồng ý thỏa thuận ngừng bắn với Nga nếu vùng lãnh thổ do Kiev kiểm soát “nằm dưới sự bảo hộ của NATO”. |
Ukraine muốn được cấp tư cách thành viên đầy đủ của NATO Ukraine tuyên bố sẽ không chấp nhận bất kỳ hình thức đảm bảo an ninh nào trong tương lai để thay thế cho tư cách thành viên NATO, trong khi bối cảnh liên minh này vẫn chưa đưa ra lời mời gia nhập đối với Kiev. |
Nga công bố các điều khoản cho hòa bình ở Ukraine Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow đã nêu rõ mục tiêu của chiến dịch quân sự tại Ukraine và các điều kiện để kết thúc cuộc xung đột hiện nay, bao gồm việc Kiev sẽ phải rút quân khỏi các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát, trở thành một quốc gia trung lập, không có vũ khí hạt nhân. |
Nga cảnh báo sử dụng mọi biện pháp trong xung đột tại Ukraine Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố vụ phóng tên lửa siêu thanh Oresnik vào Ukraine hồi tháng trước chính là một thông điệp gửi phương Tây rằng Moscow sẽ sử dụng mọi biện pháp có thể để bảo vệ lợi ích quốc gia. |