ASEAN: Hành trình gắn kết và tự cường khu vực

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có bài viết "ASEAN: Hành trình gắn kết và tự cường khu vực" nhân dịp kỷ niệm 57 năm Ngày thành lập ASEAN (8/8/1967-8/8/2024).
ASEAN: Hành trình gắn kết và tự cường khu vực
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: BNG

Mekong ASEAN trân trọng giới thiệu bài viết của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn:

Khởi đầu hành trình cách đây tròn 57 năm, Tuyên bố Bangkok ngày 8/8/1967 thành lập ASEAN chỉ có độ dài 2 trang khiêm tốn, nhưng chứa đựng trong đó là những mong mỏi và khát khao về hòa bình và thịnh vượng bền vững cho thế hệ mai sau.

Sự ra đời của ASEAN cùng những bước chuyển mình lịch sử của khu vực đã đưa Đông Nam Á vượt qua những chia rẽ của quá khứ, để trở thành điểm sáng trung tâm của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về sự đoàn kết và hợp tác, với tầm vóc chiến lược về chính trị và kinh tế. Sứ mệnh chung về hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển đã gắn kết các nước thành viên ASEAN và đến lượt mình, một ASEAN gắn kết và tự cường luôn nỗ lực để hoàn thành sứ mệnh đó ở những tầm cao mới.

Gắn kết trong sứ mệnh và tầm nhìn chung

"Sông núi không ngăn cách, mà gắn kết chúng ta trong hữu nghị, hợp tác và chia sẻ". Những hình dung được phác họa cách đây gần 30 năm là nền tảng và động lực cho sự gắn kết của ASEAN theo cả ba chiều cạnh thời gian, không gian và chiến lược.

Xây dựng Cộng đồng ASEAN là tiến trình liên tục, được bồi đắp qua từng năm. Một Cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và có trách nhiệm về xã hội là mục tiêu bao quát được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN.

ASEAN: Hành trình gắn kết và tự cường khu vực
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Trưởng đoàn các nước ASEAN tại Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 43 và các hội nghị cấp cao liên quan, ở Jakarta, Indonesia, ngày 5/9/2023. Ảnh: VGP

Giữa "vạn biến" của thời cuộc, mục tiêu này là bất biến, nhưng ở những thời điểm khác nhau, với những ưu tiên khác nhau, ASEAN sẽ cụ thể hóa thành các định hướng phù hợp theo xu hướng và chuyển động của từng giai đoạn.

Năm 2015, cũng vào thời điểm Cộng đồng ASEAN ra đời, các nước thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 với chủ đề "ASEAN: Cùng vững vàng tiến bước", đặt trọng tâm vào củng cố liên kết ở các tầng nấc khác nhau từ khu vực vươn tầm ra thế giới.

Chưa đầy một thập kỷ sau, trong bối cảnh tình hình ngày càng khó lường, khó đoán định và khó dự báo, Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 2023 đã quyết định xây dựng một tầm nhìn dài hạn hơn, chiến lược hơn cho ASEAN.

Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 đã xác định hướng đi cho ASEAN, đó là "tự cường, năng động, sáng tạo và lấy người dân làm trung tâm". Những từ khóa này sẽ là "kim chỉ nam" cho tư duy và hành động của ASEAN trong những thập kỷ tiếp theo, bảo đảm khả năng ứng phó chủ động, linh hoạt với mọi biến động.

Tự cường trong thế giới biến động

Trưởng thành và lớn mạnh qua gian nan, thử thách, ASEAN là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết, nỗ lực bền bỉ và tinh thần tự cường. Tình hình thế giới, khu vực đang chuyển biến nhanh chóng với nhiều xu hướng mới và cùng với đó là tác động đa chiều, thuận nghịch đan xen. Bối cảnh đó đòi hỏi ASEAN nỗ lực nhiều hơn nữa, giữ vững và phát huy thành quả của gần 60 năm hợp tác.

ASEAN: Hành trình gắn kết và tự cường khu vực
Đội Nghi lễ quân đội thực hiện nghi thức thượng cờ ASEAN tại trụ sở Bộ Ngoại giao, ngày 8/8/2024. Ảnh: Đỗ Thảo - Mekong ASEAN

Vững vàng trong liên kết kinh tế. Trong bức tranh kinh tế thế giới còn nhiều gam màu xám, ASEAN tiếp tục là điểm sáng tăng trưởng. Với GDP 3800 tỷ USD năm 2023, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và dự báo vươn lên thứ 4 vào năm 2030 với đà tăng trưởng như hiện nay. ASEAN hiện là điểm đến đầu tư hấp dẫn, với tổng FDI đạt 229 tỷ USD năm 2023, vượt qua mọi nền kinh tế đang phát triển khác.

Trước các xu thế phát triển mới, ASEAN dành nhiều nỗ lực và quyết tâm theo đuổi các sáng kiến mang tính đột phá. Hiệp định Khung kinh tế số ASEAN, hiệp định đầu tiên trên toàn cầu, sẽ mang lại cho ASEAN động lực tăng trưởng mới và lợi thế cạnh tranh lớn hơn.

ASEAN cũng nổi lên là tâm điểm trong xu thế chuyển dịch và đa dạng chuỗi cung ứng, với dòng đầu tư tăng mạnh trong các lĩnh vực công nghệ và phát triển bền vững như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, xe điện, năng lượng tái tạo, mạng lưới điện, hạ tầng bền vững.

Vững mạnh trong hợp tác chính trị - an ninh. Là "kiến trúc sư" của cấu trúc khu vực, ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm, đặc biệt trong phát huy các chuẩn mực ứng xử như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)..., cũng như nâng cao hiệu quả và sức hấp dẫn của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF).

Thông cáo chung Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và nhiều Tuyên bố chung trước đó như Tuyên bố ngày 30/12/2023 về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á khẳng định đoàn kết, lập trường nguyên tắc và tiếng nói chung của ASEAN về các vấn đề quốc tế, khu vực, đề cao thượng tôn pháp luật, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, mong muốn các đối tác ủng hộ nỗ lực của ASEAN xây dựng Biển Đông là vùng biển hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.

Vững tin trong bản sắc Cộng đồng. Hiện thực hóa một ASEAN hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm là sợi dây xuyên suốt tất cả các lộ trình và chiến lược của ASEAN. Hàng loạt sáng kiến của ASEAN thời gian qua như Hệ thống điều phối y tế công cộng khẩn cấp, Trung tâm Biến đổi khí hậu, Trung tâm kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới... cho thấy ASEAN vẫn miệt mài tìm kiếm giải pháp cho tất cả những vấn đề đang tác động đến cuộc sống người dân.

Dù còn nhiều việc cần phải làm, nhưng chắc chắn những thành quả ngày hôm nay sẽ được lan tỏa rộng rãi, để người dân cảm nhận được nỗ lực tận tâm của ASEAN ở tất cả các cấp độ hợp tác, dành thêm tình cảm, gắn bó, ủng hộ và đóng góp tích cực cho Cộng đồng ngày càng vững mạnh. Đó cũng chính là những giá trị nền tảng xây đắp nên bản sắc của Cộng đồng ASEAN.

Việt Nam trong ASEAN: Trọn vẹn niềm tin, trọn tình gắn bó

Năm 1995, Việt Nam chính thức bắt đầu tiến trình hợp tác và hội nhập ASEAN. Khởi đầu muộn, xuất phát điểm lại không cao, chúng ta phải nỗ lực không ngừng để bắt kịp nhịp độ và tham gia đầy đủ tất cả các lĩnh vực hợp tác ASEAN, và cao hơn là tích cực và chủ động đóng góp vào tiến trình đó.

ASEAN: Hành trình gắn kết và tự cường khu vực
Cờ ASEAN và các nước thành viên tung bay trước trụ sở Bộ Ngoại giao. Ảnh: Đỗ Thảo - Mekong ASEAN

Nỗ lực 29 năm qua đã mang lại cho chúng ta những thành quả đáng tự hào, từ hoàn thành tốt trách nhiệm thành viên trong những ngày đầu, đến tự tin tham gia, đóng góp định hình các chiến lược của ASEAN, và hiện nay đảm trách và dẫn dắt nhiều tiến trình quan trọng.

Vị thế và uy tín của Việt Nam trong ASEAN là kết quả của nỗ lực của các ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân. Thành công của Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 do Việt Nam đăng cai tổ chức, với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm", là minh chứng sắc nét về vai trò và đóng góp của Việt Nam đối với công việc chung của khu vực và thế giới.

Trong những ngày đầu tháng 8, tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đã để lại nhiều di sản trân quý cho nền đối ngoại nước nhà, xin trích dẫn một câu nói của Đồng chí về ASEAN: "Việt Nam luôn coi ASEAN là ngôi nhà chung, đặt ưu tiên cao quan hệ với các nước thành viên, gắn bó hài hòa lợi ích quốc gia của Việt Nam với lợi ích của cả khu vực".

Tình cảm gắn bó và hữu nghị này sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trên hành trình tham gia ASEAN với niềm tin và nỗ lực đóng góp vì một ASEAN gắn kết và tự cường.

Lễ thượng cờ tại Hà Nội kỷ niệm 57 năm Ngày thành lập ASEAN Lễ thượng cờ tại Hà Nội kỷ niệm 57 năm Ngày thành lập ASEAN

Sáng 8/8, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ thượng cờ ASEAN nhân kỷ niệm 57 năm Ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 29 năm ngày Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức này.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Trung Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Trung Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh rằng Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam nhất quán coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, coi đây là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, khả năng mạnh thành bão trong 24h tới

Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, khả năng mạnh thành bão trong 24h tới

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 13h ngày 17/9, tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 820km, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Quốc tế hỗ trợ Việt Nam hơn 22 triệu USD khắc phục hậu quả bão lũ

Quốc tế hỗ trợ Việt Nam hơn 22 triệu USD khắc phục hậu quả bão lũ

Tính đến ngày 16/9/2024, đã có 20 nước và tổ chức quốc tế quyết định hoặc dự kiến hỗ trợ cho Việt Nam với tổng giá trị hơn 22 triệu USD (tương đương khoảng 550 tỷ đồng) và nhiều trang thiết bị phục vụ lưu trú, nước sạch, vệ sinh.
Tỉnh Hưng Yên thiệt hại hơn 2.200 tỷ đồng do bão lụt

Tỉnh Hưng Yên thiệt hại hơn 2.200 tỷ đồng do bão lụt

Theo ước tính, cơn bão số 3 (bão Yagi) và tình trạng lũ, úng ngập sau đó đã gây thiệt hại cho toàn tỉnh Hưng Yên 2.258 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xây dựng cầu Phong Châu mới

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xây dựng cầu Phong Châu mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện ngày 16/9 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
MTTQ tỉnh Hải Dương kêu gọi ủng hộ nhân dân khắc phục thiệt hại do bão số 3

MTTQ tỉnh Hải Dương kêu gọi ủng hộ nhân dân khắc phục thiệt hại do bão số 3

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương vừa gửi thư kêu gọi các tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” chung tay chia sẻ, ủng hộ nhân dân khắc phục thiệt hại do bão số 3.
Thành phố Hưng Yên ước thiệt hại sau bão lũ gần 450 tỷ đồng

Thành phố Hưng Yên ước thiệt hại sau bão lũ gần 450 tỷ đồng

Tại thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên), cơn bão số 3 (bão Yagi) và lũ lụt đã ảnh hưởng và gây thiệt hại cho nhà ở, phòng học, thiết bị giáo dục, cơ sở y tế, sản xuất nông nghiệp, công trình văn hóa, di tích lịch sử... với tổng thiệt hại ước tính ban đầu là 447,355 tỷ đồng.
Xuất hiện áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão

Xuất hiện áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão

Theo bản tin dự báo áp thấp phát lúc 11h ngày 16/9 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay đang có một khối áp thấp nhiệt đới hoạt động trên vùng biển đảo Luzon, Philippines.
Xuất cấp lương thực, vật tư cho các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Xuất cấp lương thực, vật tư cho các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 15/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký các quyết định xuất cấp lương thực, vật tư, trang thiết bị, hóa chất khử khuẩn từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Quảng Ninh thiệt hại hơn 23.000 tỷ đồng vì bão số 3

Quảng Ninh thiệt hại hơn 23.000 tỷ đồng vì bão số 3

Tổng thiệt hại ước tính sơ bộ đến nay của Quảng Ninhn do cơ bão số 3 (bão Yagi) gây ra là 23.770 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa số thiệt hại trong đợt mưa bão này của toàn quốc.
Thủ tướng: Khôi phục sản xuất kinh doanh, phấn đấu GDP cả năm khoảng 7%

Thủ tướng: Khôi phục sản xuất kinh doanh, phấn đấu GDP cả năm khoảng 7%

Thủ tướng yêu cầu khắc phục hậu quả siêu bão số 3 có hiệu quả, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân về tinh thần và vật chất, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát tốt lạm phát và phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm khoảng 7%.
Hải Dương tập trung khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Dương tập trung khắc phục hậu quả bão số 3

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh Hải Dương đã gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, trụ sở, kho tàng, trường học, nhà dân và công trình đê điều, thủy lợi... thiệt hại về kinh tế theo thống kê ban đầu ước tính trên 790 tỷ đồng.
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai

Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai

Bị ảnh hưởng nặng từ cơn bão số 3, tỉnh Lào Cai ước tính thiệt hại ban đầu trên 3.000 tỷ đồng.
Thiệt hại do bão số 3 ước tính khoảng 40.000 tỷ đồng

Thiệt hại do bão số 3 ước tính khoảng 40.000 tỷ đồng

Với thiệt hại của bão số 3 khoảng 40.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng GDP cả nước trong năm 2024 có thể giảm 0,15% so với kịch bản ước tính 6,8-7%.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão

Hội nghị được tổ chức với 4 mục tiêu lớn: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng đồng loạt hỗ trợ vay vốn, giảm lãi sau cơn bão số 3

Ngân hàng đồng loạt hỗ trợ vay vốn, giảm lãi sau cơn bão số 3

Thực hiện chỉ đạo của NHNN, các ngân hàng đã bắt đầu triển khai miễn, giảm lãi vay nhằm giúp người dân và doanh nghiệp khắc phục hậu quả sau bão, ổn định sản xuất kinh doanh.
Hỗ trợ thêm cho tỉnh Yên Bái 30 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão số 3

Hỗ trợ thêm cho tỉnh Yên Bái 30 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão số 3

Ngày 14/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định 980/QĐ-TTg hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Yên Bái.
Thủ tướng Chính phủ tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia

Thủ tướng Chính phủ tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia

Sáng 14/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto đang thăm làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng: Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng: Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia

Chiều 13/9/2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Tổng thống đắc cử Cộng hoà Indonesia Prabowo Subianto sang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Hỗ trợ 20 tỷ đồng cho tỉnh Bắc Kạn khắc phục thiệt hại do bão số 3

Hỗ trợ 20 tỷ đồng cho tỉnh Bắc Kạn khắc phục thiệt hại do bão số 3

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định 973/QĐ-TTg ngày 13/9/2024 hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Bắc Kạn.
Cần có chính sách ưu tiên với doanh nghiệp ASEAN đầu tư, kinh doanh nội khối

Cần có chính sách ưu tiên với doanh nghiệp ASEAN đầu tư, kinh doanh nội khối

Chiều 13/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn các Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam.
Tham vấn các đối tác phát triển về dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công

Tham vấn các đối tác phát triển về dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công

Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi tại Luật Đầu tư công là thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Lũ trên các sông xuống dần, nước sắp rút khỏi các vùng ven đê sông Hồng ở Hà Nội

Lũ trên các sông xuống dần, nước sắp rút khỏi các vùng ven đê sông Hồng ở Hà Nội

Theo bản tin lũ phát lúc 9h ngày 13/9 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mực nước trên các sông khu vực Bắc Bộ đang xuống dần và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong hôm nay.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thông điệp tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thông điệp tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam cam kết đóng góp tích cực vào Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai và các nỗ lực chung nhằm củng cố hòa bình, hợp tác và đoàn kết quốc tế, góp phần thực hiện hiệu quả các Mục tiêu Phát triển Bền vững,...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn động viên bà con vùng 'rốn lũ' Thái Nguyên

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn động viên bà con vùng 'rốn lũ' Thái Nguyên

Chiều 12/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới thăm, động viên và kiểm tra công tác chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cầu Phong Châu cần làm sớm, khẩn trương

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cầu Phong Châu cần làm sớm, khẩn trương

Cầu Phong Châu nằm trong tuyến đường giao thông huyết mạch không chỉ của riêng tỉnh Phú Thọ mà của các tỉnh lân cận. Vì vậy Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu cần làm sớm, khẩn trương.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Tuyên Quang

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Tuyên Quang

Chiều 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến kiểm tra công tác phòng chống lụt bão và thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt bão tại tỉnh Tuyên Quang.
ASEAN sẵn sàng đóng góp cho các nỗ lực cứu trợ sau bão Yagi

ASEAN sẵn sàng đóng góp cho các nỗ lực cứu trợ sau bão Yagi

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra Tuyên bố chung bày tỏ đau buồn và sẻ chia trước thiệt hại do bão Yagi gây ra ở Philippines, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Trung Quốc và các nước khác.
Quốc tế tích cực hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Quốc tế tích cực hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Australia, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc là những quốc gia đầu tiên hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão số 3 (cơn bão Yagi). Nhiều tổ chức quốc tế cũng đang tích cực xem xét viện trợ trên cơ sở nhu cầu thực tế của phía Việt Nam.
Khai mạc phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 12/9 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 37, cho ý kiến về các nội dung chuẩn bị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 và xem xét một số nội dung thuộc thẩm quyền.
Lũ trên sông Hồng đang xuống chậm

Lũ trên sông Hồng đang xuống chậm

Theo bản tin lũ phát lúc 9h sáng 12/9 của Đài khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đang xuống chậm, dự báo đến đầu giờ chiều nay sẽ giảm thêm 3cm.
Công điện của Thủ tướng: đảm bảo an toàn đê điều trên các sông Bắc bộ

Công điện của Thủ tướng: đảm bảo an toàn đê điều trên các sông Bắc bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Ứng phó với bão lũ, cả cộng đồng chung tay

Ứng phó với bão lũ, cả cộng đồng chung tay

Chiều 11/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng trong bối cảnh tình hình bão, mưa lũ, thiên tai gây hậu quả rất lớn và dự báo vẫn diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra.
Mực nước sông Hồng tại Hà Nội tăng chậm

Mực nước sông Hồng tại Hà Nội tăng chậm

Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, sau thời điểm chững lại lúc 18h, mực nước sông Hồng lúc 20h ngày 11/9 tiếp tục tăng thêm 4cm.
Xem thêm