Bà Merkel tiết lộ cuộc gặp ông Putin trước khi chiến sự tại Ukraine nổ ra

chiến sự Nga - Ukraine
16:45 - 25/11/2022
Bà Merkel cảm thấy ít có ảnh hưởng chính trị đối với ông Putin vào cuối thời gian tại vị. Ảnh: AFP
Bà Merkel cảm thấy ít có ảnh hưởng chính trị đối với ông Putin vào cuối thời gian tại vị. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết từng có ý định đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào năm 2021 nhằm giải quyết vấn đề Ukraine, nhưng bà thừa nhận bản thân không còn đủ tầm ảnh hưởng.

Trả lời phỏng vấn của tạp chí Spiegel ngày 24/11, cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc đàm phán độc lập với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong khuôn khổ Hội đồng châu Âu vào năm 2021 – mùa hè cuối cùng mà bà nắm quyền.

"Nhưng tôi không còn đủ sức ảnh hưởng chính trị để thúc đẩy điều đó, vì mọi người đều biết rằng tôi sẽ rời nhiệm sở vào mùa thu năm đó", bà Merkel nói.

Bà Merkel tham dự một cuộc họp báo trước lễ trao giải của Quỹ Gulbenkian, tại Lisbon, Bồ Đào Nha, ngày 13/10. Ảnh: Reuters

Bà Merkel tham dự một cuộc họp báo trước lễ trao giải của Quỹ Gulbenkian, tại Lisbon, Bồ Đào Nha, ngày 13/10. Ảnh: Reuters

Bà Merkel đã rút lui khỏi chính trường sau 16 năm lãnh đạo nước Đức sau cuộc bầu cử vào tháng 9/2021 và trao lại quyền lực cho người kế nhiệm - ông Olaf Scholz vào tháng 12/2021.

Đề cập đến chuyến thăm chia tay Moscow vào tháng 8/2021, bà Merkel – chính trị gia nói thông thạo tiếng Nga, cho biết: "Cảm giác lúc ấy rất rõ ràng. Về mặt quyền lực chính trị, bạn coi như đã kết thúc. Đối với ông Putin, chỉ quyền lực mới được tính đến”.

Quan hệ Nga – phương Tây từng có cơ hội hàn gắn với ý tưởng về Thỏa thuận Minsk năm 2014. Tuy nhiên, trong bài phỏng vấn, bà Merkel nhận định rằng các cách thức đàm phán mới nên được áp dụng vì thỏa thuận này không hiệu quả trong việc giải quyết bất đồng giữa Moscow và Kiev.

Bình luận về quyết định rời chính trường, bà Merkel nói với Spiegel rằng đã đến lúc Đức phải “có một cách tiếp cận mới”, vì chính phủ của bà không đạt được tiến bộ nào không chỉ về vấn đề Ukraine mà còn trong các cuộc xung đột ở Moldova, Georgia, Syria và Libya.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: Reuters

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, cũng trong ngày 24/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Kiev có thể chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt này bằng cách đáp ứng “các yêu cầu của Nga”.

"Giới lãnh đạo Ukraine có mọi cơ hội để đưa tình hình trở lại bình thường, bằng cách đáp ứng các yêu cầu của phía Nga. Theo đó, mọi đau khổ của dân chúng sẽ được chấm dứt”, ông Peskov nói, song không nêu rõ những yêu cầu đó là gì.

Trong khi đó, Kiev tuyên bố cuộc xung đột hiện nay chỉ kết thúc khi Moscow rút lực lượng khỏi toàn bộ lãnh thổ của Ukraine, bao gồm cả các khu vực mà Nga kiểm soát từ năm 2014.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Ông Trump thoát nguy cơ bị tịch thu tài sản

Ngày 25/3, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được một chiến thắng trong việc tạm dừng phán quyết gian lận dân sự trị giá 454 triệu USD, từ đó tránh được việc bị chính quyền bang New York thực hiện các bước để tịch thu tài sản.