Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis thăm chính thức Việt Nam từ ngày 25-26/10. Ảnh: Đỗ Thảo |
Chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis mang ý nghĩa quan trọng, nhằm thúc đẩy việc trao đổi đoàn các cấp và kiểm điểm, đề xuất hướng cụ thể nhằm củng cố quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực hai bên có thế mạnh, cùng phối hợp trên trường quốc tế, hợp tác nông nghiệp và chuyển giao công nghệ.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Việt Nam - Lithuania có mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, hợp tác nhiều mặt. Hai nước vừa kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1992-2022). Trong những năm qua, quan hệ hai nước có những bước phát triển tích cực, duy trì hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, trong đó có Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao.
Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis ghi sổ vàng lưu niệm mở tại Bộ Ngoại giao Việt Nam. Ảnh: Đỗ Thảo |
Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis ghi sổ vàng lưu niệm mở tại Bộ Ngoại giao Việt Nam. Ảnh: Đỗ Thảo |
Lithuania là một trong những nước phê chuẩn sớm Hiệp định Bảo hộ đầu tư EVIPA, ủng hộ việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Hai bên ủng hộ lẫn nhau bầu cử, ứng cử vào các cơ quan, tổ chức quan trọng của Liên Hợp Quốc.
Trong đại dịch Covid-19, Lithuania đã ủng hộ Việt Nam 168.700 liều vaccine Covid-19, giúp Việt Nam vượt qua đại dịch. Gần đây nhất, tháng 4/2023, Lithuania đã ủng hộ Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) do Việt Nam đề xuất và soạn thảo.
Cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis. Ảnh: Đỗ Thảo |
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu trong cuộc hội đàm. Ảnh: Đỗ Thảo |
Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis. Ảnh: Đỗ Thảo |
Việt Nam và Lithuania có nhiều tiềm năng trong việc thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực hai bên có thế mạnh. Trước hết có thể kể đến triển vọng tăng cường hợp tác trong giáo dục, vốn đã được xây dựng từ thời Liên Xô (cũ). Việc tăng cường hợp tác giáo dục giữa hai nước có thể giúp sinh viên Việt Nam tiếp cận một thị trường du học tiềm năng, giá cả tốt và có cơ hội tham gia thị trường việc làm châu Âu.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước. Ảnh: Đỗ Thảo |
Về du lịch, Lithuania tập trung vào nền kinh tế số, đưa du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái (Ecotourism) và du lịch nông nghiệp (Agritourism), trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chính phủ Lithuania đưa ra nhiều chính sách thu hút du lịch địa phương, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào quản lý và quảng bá du lịch.
Ngoài ra, hợp tác chuyển giao công nghệ cũng là lĩnh vực triển vọng, khi Chính phủ Lithuania dành quan tâm, đặc biệt chú trọng vào cung cấp dịch vụ công với tốc độ nhanh, chất lượng tốt. Hiện Lithuania xếp thứ 7 về tiêu chuẩn Chính phủ điện tử tại châu Âu 2023.
Hai Bộ trưởng trao Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước. Ảnh: Đỗ Thảo |
Ảnh: Đỗ Thảo |
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trao đổi bên lề với Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis. Ảnh: Đỗ Thảo |
Lithuania đang xây dựng một khuôn viên công nghệ khổng lồ - lớn nhất châu Âu - tại thủ đô Vilnius, hướng tới trở thành thủ đô công nghệ mới của vùng Baltic, trị giá 100 triệu Euro (109,6 triệu USD), trải rộng 55.000 m2 và thu hút 5.000 nhân viên. Tech Zity quản lý ba cơ sở công nghệ ở Vilnius, bao gồm Tech Park, Tech Loft và Tech Spa, nơi đặt trụ sở của các công ty như Google, Bored Panda và Kilo Health.
Việt Nam có thể hợp tác với Lithuania trong các lĩnh vực nghiên cứu bảo mật, trí tuệ nhân tạo, dịch vụ công nghệ, chính phủ điện tử.