Chiến sự tại Ukraine làm gia tăng làn sóng bảo hộ lương thực toàn cầu

Chiến sự tại Ukraine đang khiến nhiều chính phủ dựng lên các hàng rào thương mại để ngăn chặn xuất khẩu lương thực, bảo vệ nguồn cung nội địa. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo các chính sách này sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Siết chặt hoạt động xuất khẩu lương thực

Theo New York Times, làn sóng hạn chế xuất khẩu giữa các quốc gia trên thế giới đang ngày càng lan rộng. Ukraine đã hạn chế xuất khẩu dầu hướng dương, lúa mì, yến mạch và gia súc nhằm bảo vệ nền kinh tế đang bị chiến sự tàn phá. Nga đã cấm xuất khẩu phân bón, đường và ngũ cốc. Indonesia, nước sản xuất hơn một nửa lượng dầu cọ trên thế giới, đã cấm tạm thời xuất khẩu mặt hàng dầu từ cuối tháng 4. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ ngừng xuất khẩu bơ, thịt bò, thịt cừu, dê, bắp và dầu thực vật.

Các hạn chế xuất khẩu như vậy đang khiến giá ngũ cốc, dầu, thịt và phân bón, vốn đã ở mức cao kỷ lục, nay trở nên đắt hơn và thậm chí khó mua hơn. Điều này đang đặt ra gánh nặng đối với người nghèo trên thế giới, những người đang phải dành một phần lớn hơn trong thu nhập cho việc mua thực phẩm. Ngoài ra, các nước nghèo sẽ phải đứng trước những rủi ro về bất ổn an ninh lương thực.

Những bao phân bón tại cảng ở Mykolaiv, Ukraine. Ảnh: NYT
Những bao phân bón tại cảng ở Mykolaiv, Ukraine. Ảnh: NYT

Trong năm 2022, các quốc gia đã áp đặt tổng cộng 47 lệnh hạn chế xuất khẩu đối với lương thực, thực phẩm và phân bón, trong đó có 43 lệnh được áp dụng kể từ khi chiến sự ở Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2, theo dữ liệu theo dõi của GS. Simon Evenett, ngành thương mại quốc tế và phát triển kinh tế tại Đại học St. Gallen (Thụy Sỹ).

Với việc nhiều nước đang phải đối mặt với các mối đe dọa nghiêm trọng về nguồn cung hàng hóa cơ bản, các nhà hoạch định chính sách đã nhanh chóng bỏ những thuật ngữ về thị trường mở và bắt đầu ủng hộ cách tiếp cận mang tính bảo hộ hơn. Các khuyến nghị mới bao gồm từ việc xây dựng các chuỗi cung ứng an toàn cho một số nguyên vật liệu quan trọng ở các nước thân thiện, cho đến cấm xuất khẩu và kêu gọi các doanh nghiệp đưa hoạt động sản xuất về nước.

Trong một bài phát biểu mới đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet L. Yellen, cho biết đại dịch và chiến tranh đã cho thấy các chuỗi cung ứng của Mỹ, mặc dù hiệu quả, nhưng lại không an toàn và không linh hoạt. Dù cảnh báo không nên chuyển theo xu hướng bảo hộ tuyệt đối, bà cho rằng Mỹ nên định hướng lại các mối quan hệ thương mại để hướng tới một nhóm các “đối tác đáng tin cậy”, ngay cả khi điều này sẽ làm chi phí của các doanh nghiệp và người tiêu dùng tăng hơn.

Ngày càng nhiều hàng rào bảo hộ lúa mì

Các biện pháp bảo hộ, đặc biệt là đối với lúa mì, đang lan nhanh từ quốc gia này sang quốc gia khác. Trước khi chiến sự nổ ra, Nga và Ukraine xuất khẩu hơn 1/4 lượng lúa mì của thế giới, cung cấp thức ăn dưới dạng bánh mì, mì ống và thực phẩm đóng gói cho hàng tỷ người.

Ông Evenett cho biết làn sóng rào cản thương mại đối với lúa mì bắt đầu sau khi Nga và Belarus kìm hãm xuất khẩu. Sau đó, các nước nằm dọc theo tuyến đường thương mại chính đối với lúa mì Ukraine, bao gồm Moldova, Serbia và Hungary, bắt đầu hạn chế xuất khẩu lúa mì. Cuối cùng, các nhà nhập khẩu lúa mì lớn như Lebanon, Algeria và Ai Cập, cũng trở nên lo ngại và đưa ra các lệnh cấm xuất khẩu của riêng họ.

Ông Evenett cho biết động thái này có thể trở nên tồi tệ hơn trong những tháng tới. Vụ lúa mì vào mùa hè của Ukraine đang bị gián đoạn do chiến tranh, khiến người nông dân phải rời bỏ công việc ruộng đồng mà ra trận. Các cửa hàng tạp hóa ở Tây Ban Nha, Hy Lạp và Anh đã bắt đầu hạn chế về số lượng ngũ cốc hoặc dầu ăn mà mọi người có thể mua. Một số lệnh cấm xuất khẩu lương thực không liên quan đến chiến sự, nhưng chúng vẫn sẽ ảnh hưởng đến động lực tăng giá trên toàn cầu.

Trung Quốc yêu cầu cho các công ty trong nước ngừng bán phân bón cho các nước khác vào mùa hè năm ngoái để bảo đảm nguồn cung trong nước. Giờ đây, Nga cũng cắt xuất khẩu phân bón, khiến lệnh cấm xuất khẩu của Trung Quốc càng tồi tệ hơn.

Một nhà máy chế biến dầu cọ ở tỉnh Riau, Indonesia. Ảnh: NYT
Một nhà máy chế biến dầu cọ ở tỉnh Riau, Indonesia. Ảnh: NYT

Lệnh cấm xuất khẩu của Indonesia đối với dầu cọ, một thành phần chính của thực phẩm đóng gói, chất tẩy rửa và mỹ phẩm, phù hợp với các lệnh cấm tương tự mà nước này áp dụng trước đây, nhằm giữ giá dầu ăn ở mức phải chăng cho các hộ gia đình Indonesia.

Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế đó sẽ làm giá dầu thực vật tăng vọt, do nguồn cung từ Ukraine, nhà sản xuất dầu hướng dương lớn nhất thế giới, bị gián đoạn.

Giá cả đắt đỏ sẽ kéo dài

Các chính phủ đưa ra những hạn chế xuất khẩu thường cho rằng nhiệm vụ của họ là đặt nhu cầu của người dân lên hàng đầu và các quy định của WTO cho phép các nước áp dụng hành động như vậy để bảo đảm an ninh quốc gia.

Việc giá cả đắt đỏ là vấn đề đáng chú ý đối với các nước nghèo ở Trung Đông và châu Phi cận Sahara, vốn phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực.

Trong một bài đăng trên blog vào tuần trước, ông Abebe Aemro Selassie, Giám đốc Bộ phận châu Phi của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và nhà kinh tế Peter Kovacs, đã viết rằng châu Phi cận Sahara đang phải đối mặt với cú sốc nghiêm trọng do giá thực phẩm và nhiên liệu tăng cao, trong khi tăng trưởng kinh tế chậm và các chính phủ chìm trong nợ nần và mức sống bị xói mòn.

Họ cho biết, 40% chi tiêu của người tiêu dùng ở châu Phi cận Sahara dành cho lương thực, trong khi khoảng 85% nguồn cung lúa mì là nhập khẩu.

Một người biểu tình cầm bánh mì trong cuộc biểu tình ở Beirut, Lebanon, vào ngày 2/3. Ảnh: Bloomberg
Một người biểu tình cầm bánh mì trong cuộc biểu tình ở Beirut, Lebanon, vào ngày 2/3. Ảnh: Bloomberg

Trong một báo cáo gần đây, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết cuộc chiến ở Ukraine đã làm thay đổi mô hình thương mại, khiến giá hàng hóa có xu hướng tăng vọt từ giờ cho đến cuối năm 2024. Nếu cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài hoặc phương Tây bổ sung các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Moscow, điều này có thể khiến giá cả tăng hơn nữa. Nhưng ngay cả khi các khả năng đó không xảy ra, các yếu tố khác, vốn đẩy giá cả tăng trong thời gian qua, sẽ khó biến mất.

Bên cạnh đó, đà tăng giá của mặt hàng này sẽ tác động đến giá cả mặt hàng khác. Chi phí năng lượng cao hơn đang làm tăng giá phân bón. Điều đó lại đẩy giá nông sản lên cao khi chi phí cho các vụ mùa trở nên đắt hơn. Giá lúa mì tăng cũng sẽ đẩy giá gạo lên vì mọi người tìm kiếm các lựa chọn thay thế.

Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính rằng giá hàng hóa phi năng lượng như nông sản và kim loại, sẽ tăng gần 20% trong năm 2022, trước khi giá được điều chỉnh trong những năm tiếp theo, trong khi giá lúa mì dự kiến ​​sẽ tăng hơn 40% để đạt mức cao mới trong năm nay.

Đặc phái viên Mỹ nói về vấn đề vũ khí hạt nhân liên quan đến Ukraine

Đặc phái viên Mỹ nói về vấn đề vũ khí hạt nhân liên quan đến Ukraine

Đặc phái viên Mỹ cho các nhiệm vụ đặc biệt Richard Grenell nhận định vũ khí hạt nhân mà Ukraine đã từ bỏ trước đây theo Bản Ghi nhớ Budapest vốn là tài sản của Liên Xô và về lý thuyết thuộc về Nga.
Bác sĩ tiết lộ khoảnh khắc Giáo hoàng Francis cận kề cái chết

Bác sĩ tiết lộ khoảnh khắc Giáo hoàng Francis cận kề cái chết

Bác sĩ Sergio Alfieri thuộc bệnh viện Gemelli cho biết đội ngũ bác sĩ đã từng phải cân nhắc ngừng điều trị cho Giáo hoàng Francis để Ngài có thể ra đi trong thanh thản.
Phó Tổng thống Mỹ bắt ngờ tới Greenland để ‘kiểm tra an ninh’

Phó Tổng thống Mỹ bắt ngờ tới Greenland để ‘kiểm tra an ninh’

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance thông báo ông sẽ đích thân tới Greenland để kiểm tra tình hình an ninh của hòn đảo này.
Ông Zelensky kêu gọi Mỹ giám sát Nga thực thi lệnh ngừng bắn

Ông Zelensky kêu gọi Mỹ giám sát Nga thực thi lệnh ngừng bắn

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề nghị Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn ở Biển Đen và kêu gọi Mỹ giám sát quá trình thực hiện.
Nga cáo buộc Ukraine tập kích xe chở nhà báo

Nga cáo buộc Ukraine tập kích xe chở nhà báo

Bộ Ngoại giao Nga đã lên án cuộc tấn công của Ukraine khiến 6 người thiệt mạng, bao gồm 3 nhà báo Nga tại tỉnh Lugansk vào ngày 24/3.
Quan chức Nga: Liên Hợp Quốc sẽ tham gia đàm phán với Nga - Mỹ

Quan chức Nga: Liên Hợp Quốc sẽ tham gia đàm phán với Nga - Mỹ

Trưởng đoàn đàm phán Nga chia sẻ rằng các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ rất phức tạp nhưng hữu ích, đồng thời cho biết Liên Hợp Quốc cùng các quốc gia khác sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận bổ sung.
Nga - Mỹ kết thúc đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Biển Đen

Nga - Mỹ kết thúc đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Biển Đen

Các quan chức cấp cao Nga - Mỹ đã kết thúc cuộc đàm phán tại Arab Saudi trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho xung đột Ukraine và tình hình an ninh hàng hải ở Biển Đen.
Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics đột ngột qua đời

Ngày 25/3, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Samsung Electronics Han Jong-hee đã qua đời ở tuổi 63 do bị đau tim.
Tòa án Hàn Quốc ấn định ngày xét xử Tổng thống Yoon Suk-yeol

Tòa án Hàn Quốc ấn định ngày xét xử Tổng thống Yoon Suk-yeol

Tòa án Hiến pháp chính thức ấn định ngày diễn ra phiên tòa xét xử Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol với tội danh kích động nổi loạn.
Ông Trump không hài lòng vì bức chân dung ‘quá xấu’ ở Colorado

Ông Trump không hài lòng vì bức chân dung ‘quá xấu’ ở Colorado

Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Thống đốc bang Colorado Jared Polis gỡ ngay lập tức bức chân dung của ông tại trụ sở cơ quan lập pháp bang này vì “quá xấu”.
Cố vấn Mỹ tiết lộ chủ đề tại đàm phán Nga – Mỹ tại Arab Saudi

Cố vấn Mỹ tiết lộ chủ đề tại đàm phán Nga – Mỹ tại Arab Saudi

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Mike Waltz cho biết phái đoàn Mỹ và Nga sẽ thảo luận về lệnh ngừng bắn ở Biển Đen và các cơ chế xác minh cho một lệnh ngừng bắn rộng hơn.
EU lo ngại Mỹ cắt nguồn hỗ trợ vũ khí

EU lo ngại Mỹ cắt nguồn hỗ trợ vũ khí

Truyền thông Mỹ đưa tin, các đồng minh châu Âu đang gấp rút tìm kiếm nguồn thay thế cho các hệ thống vũ khí do Mỹ sản xuất, trong bối cảnh lo ngại Washington có thể cắt hỗ trợ vũ khí bất cứ lúc nào.
Thủ tướng Carney: ‘Tổng thống Trump muốn phá vỡ Canada’

Thủ tướng Carney: ‘Tổng thống Trump muốn phá vỡ Canada’

Thủ tướng Canada Mark Carney cho rằng quốc gia này đang đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng vì các hành động của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ông Han Duck-soo trở lại làm quyền Tổng thống Hàn Quốc

Ông Han Duck-soo trở lại làm quyền Tổng thống Hàn Quốc

Sáng 24/3, Tòa Hiến pháp Hàn Quốc đã ra phán quyết bác bỏ đơn luận tội Thủ tướng Han Duck-soo của Quốc hội, khôi phục chức vụ thủ tướng và quyền tổng thống của ông Han.
Ukraine tiết lộ kết quả cuộc gặp với Mỹ tại Arab Saudi

Ukraine tiết lộ kết quả cuộc gặp với Mỹ tại Arab Saudi

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết cuộc gặp với các quan chức Mỹ tại Arab Saudi diễn ra “hiệu quả”.
Nga bác khả năng Mỹ, Ukraine kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

Nga bác khả năng Mỹ, Ukraine kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

Giám đốc Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (ZNPP) bác bỏ mọi khả năng Mỹ và Ukraine kiểm soát cơ sở này, nhấn mạnh rằng nhà máy sẽ thuộc về Nga và được vận hành theo luật pháp Nga.
Đặc phái viên Mỹ nêu rào cản trong giải quyết xung đột Nga - Ukraine

Đặc phái viên Mỹ nêu rào cản trong giải quyết xung đột Nga - Ukraine

Đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff cho biết trở ngại lớn nhất trong cuộc đàm phán kết thúc xung đột Nga – Ukraine là việc liệu Kiev có chịu nhượng bộ về các vùng lãnh thổ đã sáp nhập vào Nga hay không.
UAE cam kết đầu tư 1.400 tỷ USD vào Mỹ

UAE cam kết đầu tư 1.400 tỷ USD vào Mỹ

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cam kết triển khai một khung đầu tư trị giá 1.400 tỷ USD tại Mỹ trong vòng 10 năm tới.
Ông Trump hủy quyền tiếp cận thông tin mật của người tiền nhiệm Biden

Ông Trump hủy quyền tiếp cận thông tin mật của người tiền nhiệm Biden

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký biên bản ghi nhớ hủy bỏ quyền tiếp cận thông tin mật của hàng loạt cựu quan chức cấp cao, bao gồm cả cựu Tổng thống Joe Biden.
Ukraine nhận khoản viện trợ quân sự 3 tỷ USD từ Đức

Ukraine nhận khoản viện trợ quân sự 3 tỷ USD từ Đức

Đức vừa phê duyệt gói viện trợ quân sự 3 tỷ USD cho Ukraine gồm hệ thống phòng không, pháo binh và máy bay không người lái.
Nhiều cựu nhân viên Nhà Trắng bị lộ dữ liệu cá nhân nhạy cảm

Nhiều cựu nhân viên Nhà Trắng bị lộ dữ liệu cá nhân nhạy cảm

Các tài liệu mật về vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy được Mỹ công bố khiến hàng trăm người bị lộ dữ liệu cá nhân.
EU phản hồi gì về yêu cầu viện trợ 5 tỷ Euro của ông Zelensky

EU phản hồi gì về yêu cầu viện trợ 5 tỷ Euro của ông Zelensky

Liên minh châu Âu (EU) không đưa ra quyết định cụ thể nào về yêu cầu viện trợ 5 tỷ Euro trong thời gian sớm nhất của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Ông Putin siết chặt quy định với công dân Ukraine tại Nga

Ông Putin siết chặt quy định với công dân Ukraine tại Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký sắc lệnh yêu cầu các công dân Ukraine cư trú tại Nga phải rời đi trước ngày 10/9 hoặc điều chỉnh tư cách pháp lý.
Tổng thống Trump sẽ ký sắc lệnh giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống Trump sẽ ký sắc lệnh giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ ký một sắc lệnh hành pháp vào hôm nay nhằm giải thể Bộ Giáo dục.
Fed giữ nguyên lãi suất, nêu khả năng cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, nêu khả năng cắt giảm trong năm nay

Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25-4,5%, nhưng dự báo có khả năng sẽ tiến hành 2 đợt giảm lãi suất trong năm nay.
Israel mở rộng tấn công tại Gaza sau khi hơn 400 người thiệt mạng

Israel mở rộng tấn công tại Gaza sau khi hơn 400 người thiệt mạng

Quân đội Israel thông báo nối lại các chiến dịch tấn công trên bộ tại khu vực trung tâm và phía nam Dải Gaza.
Mỹ muốn tiếp quản các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine

Mỹ muốn tiếp quản các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine

Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky rằng việc Washington tiếp quản các nhà máy điện của Kiev là cách tốt nhất để bảo vệ các cơ sở đó khỏi các cuộc giao tranh.
Ông Zelensky có cuộc điện đàm ‘thẳng thắn’ với ông Trump

Ông Zelensky có cuộc điện đàm ‘thẳng thắn’ với ông Trump

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa có lần đầu tiên trò chuyện đầu tiên với Tổng thống Mỹ Donald Trump sau tranh cãi tại Nhà Trắng.
Nga - Ukraine không kích lẫn nhau sau cuộc điện đàm thượng đỉnh Mỹ - Nga

Nga - Ukraine không kích lẫn nhau sau cuộc điện đàm thượng đỉnh Mỹ - Nga

Quân đội Nga và Ukraine vừa thực hiện các cuộc không kích lẫn nhau chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow sẽ tạm dừng tấn công các cơ sở hạ tầng năng lượng tại Ukraine.
Indonesia sẽ xuất khẩu sầu riêng đông lạnh trực tiếp sang Trung Quốc

Indonesia sẽ xuất khẩu sầu riêng đông lạnh trực tiếp sang Trung Quốc

Indonesia đang tìm cách khởi động xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc thông qua các tuyến đường trực tiếp vào cuối năm nay, sau khi thỏa thuận cung cấp mang tính bước ngoặt giữa hai nước hoàn tất.
Lãnh đạo châu Âu phản ứng trước cuộc điện đàm Trump - Putin

Lãnh đạo châu Âu phản ứng trước cuộc điện đàm Trump - Putin

Các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ sự lạc quan thận trọng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir điện đàm về khả năng ngừng bắn ở Ukraine.
Những điểm chính trong cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga - Mỹ

Những điểm chính trong cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga - Mỹ

Điện Kremlin ngày 18/3 đã công bố các vấn đề chính được thống nhất trong cuộc điện đàm kéo dài hơn 2 giờ giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ông Zelensky muốn 'biết chi tiết' những gì Nga đã bàn với Mỹ

Ông Zelensky muốn 'biết chi tiết' những gì Nga đã bàn với Mỹ

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ủng hộ đề xuất ngừng bắn các cơ sở hạ tầng năng lượng mà Mỹ đề xuất nhưng muốn trao đổi cụ thể hơn với Nhà Trắng.
Ông Trump: ‘Cuộc điện đàm với ông Putin diễn ra rất tốt đẹp’

Ông Trump: ‘Cuộc điện đàm với ông Putin diễn ra rất tốt đẹp’

Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức lên tiếng về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Ông Putin đồng ý ngừng bắn sau cuộc điện đàm với ông Trump

Ông Putin đồng ý ngừng bắn sau cuộc điện đàm với ông Trump

Sau cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng ý ngừng bắn các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Israel nối lại không kích Dải Gaza, hơn 320 người thiệt mạng

Israel nối lại không kích Dải Gaza, hơn 320 người thiệt mạng

Bộ Y tế Palestine cho biết số người thiệt mạng do chiến dịch không kích quy mô lớn của Israel vào Dải Gaza đã tăng lên ít nhất 326 người, phần lớn là phụ nữ và trẻ em.
Xem thêm