Citi: Trung Quốc là nơi trú ẩn an toàn khi ngành ngân hàng thế giới bất ổn

NGÂN HÀNG TRUNG QUỐC
07:45 - 25/03/2023
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) - ngân hàng trung ương của quốc gia này. Ảnh: Bloomberg
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) - ngân hàng trung ương của quốc gia này. Ảnh: Bloomberg
0:00 / 0:00
0:00
Theo các chuyên gia kinh tế tại Citi trong một báo cáo ngày 23/3, những bất ổn xung quanh thị trường ngân hàng tại Mỹ và châu Âu gần đây đang khiến Trung Quốc trở nên nổi bật hơn với tư cách một “nơi trú ẩn an toàn” của năm 2023.

Năm 2022, tâm lý các nhà đầu tư đối với thị trường Trung Quốc vẫn luôn bị đè nặng bởi ảnh hưởng của chính sách zero-Covid, cũng như sự không chắc chắn liên quan tới các quy định. Tuy nhiên, năm 2023 đánh dấu việc Trung Quốc tái mở cửa cũng như gửi tín hiệu rõ ràng hơn về các quy định của mình.

Vì vậy, các nhà kinh tế tại Citi nhận định động lực có thể bắt đầu gia tăng từ đây khi doanh số bán ô tô được cải thiện và doanh số bán bất động sản ổn định hơn.

Theo CNBC trích dẫn báo cáo này, Trung Quốc có thể là một ngoại lệ trong số các quốc gia khác trên toàn cầu khi chứng kiến sự tăng trưởng tích cực trong năm nay. Từ đó, nó giúp Trung Quốc tạo ra một “hàng rào phòng vệ” về tăng trưởng trong khi các nền kinh tế Mỹ và Châu Âu phải đối mặt với nguy cơ gián đoạn tài chính ngày càng cao.

Kể từ khi SVB và Signature Bank sụp đổ tại Mỹ dẫn tới sự chấn động trong lĩnh vực ngân hàng Thụy Sĩ khi UBS tiếp quản Credit Suisse, thị trường ngân hàng tại Mỹ và châu Âu vẫn chưa thể phục hồi. Cụ thể, cổ phiếu ngân hàng tại Mỹ tiếp tục chứng kiến các giao dịch đầy biến động trong tuần này trong khi Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen khẳng định các quan chức sẵn sàng thực hiện các động thái để ổn định các ngân hàng.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia kinh tế của Citi cho biết: “Ít nhất Trung Quốc có thể là một nơi trú ẩn tương đối an toàn nhờ tốc độ tăng trưởng tích cực, tình hình tài chính lành mạnh, kỷ luật chính sách và chu kỳ kinh tế chính trị mới”. Những hành động mới nhất của Bắc Kinh trong việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho thấy “sự đảm bảo về hỗ trợ chính sách trong bối cảnh biến động toàn cầu”.

Ngoài ra, việc tái cơ cấu chính phủ Trung Quốc trong tháng 3 cũng được coi như một ví dụ về việc nỗ lực giảm bớt rủi ro tài chính. Theo lời giải thích của các chuyên gia tại Citi, Bắc Kinh trong năm 2023 “quyết tâm ngăn chặn rủi ro nợ của chính quyền địa phương, điều mà chúng tôi tin rằng họ có đủ công cụ để thực hiện”.

Ở một diễn biến khác, do GDP Trung Quốc dự kiến tăng trưởng tương đối nổi bật trong năm 2023, các nhà kinh tế nhận thấy đồng NDT có xu hướng tăng giá. Dự đoán của Citi cho thấy đồng NDT sẽ tăng lên ngưỡng 6,6 so với đồng USD trong 6 tới 12 tháng tới, đưa đồng tiền này lên mức mạnh nhất kể từ tháng 4/2022.

Quan điểm này cũng đang được củng cố bởi xu hướng giảm của đồng USD khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell hôm 22/3 cho biết việc tăng lãi suất sắp kết thúc. Tới 23/3, chỉ số USD tiếp tục giảm xuống mức thấp 101,915 chỉ sau một đêm và đã giảm khoảng 1,4% từ đầu tuần đến nay.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Ông Trump thoát nguy cơ bị tịch thu tài sản

Ngày 25/3, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được một chiến thắng trong việc tạm dừng phán quyết gian lận dân sự trị giá 454 triệu USD, từ đó tránh được việc bị chính quyền bang New York thực hiện các bước để tịch thu tài sản.