Công bố 10 sự kiện của ngành tài nguyên và môi trường năm 2024

Trong khuôn khổ Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngày 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố các sự kiện nổi bật của ngành năm 2024.
Công bố 10 sự kiện của ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024
Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành tài nguyên và môi trường. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các sự kiện của ngành tài nguyên và môi trường được công bố gồm:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững và trung hòa carbon.

Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 81-KL/TW ngày 4/6/2024 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Kết luận yêu cầu các cấp, các ngành nhận diện xu hướng phát triển mới; thực hiện hiệu quả các định hướng, chiến lược, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, tổng thể về quản lý, phát triển bền vững tài nguyên và môi trường trong tầm nhìn dài hạn, theo xu hướng đầu tư, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh, carbon thấp, tuần hoàn; chuyển đổi năng lượng công bằng, sử dụng năng lượng sạch và tái tạo, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và trung hòa carbon.

Đặc biệt, giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 là thách thức lớn và cũng là cơ hội để phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên mới.

2. Luật Đất đai năm 2024 được thông qua và hiệu lực thi hành sớm, góp phần khơi thông nguồn lực đất đai - động lực quan trọng cho đất nước phát triển.

Luật Đất đai năm 2024 là một quyết sách thể hiện sự quyết tâm và mang tầm vóc của một "đòn bẩy chiến lược", có nhiều nội dung chính sách mới mang tính đột phá, góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao; trong đó đã bao quát toàn diện các mặt công tác quản lý đất đai; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, phát huy vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, sử dụng đất đai.

3. Lần đầu tiên hoạt động địa chất được thể chế hóa bằng luật; tài nguyên địa chất, khoáng sản được quản trị theo chiến lược dài hạn, góp phần phát triển bền vững đất nước.

Một trong những điểm nổi bật của Luật Địa chất và khoáng sản năm 2024 vừa được Quốc hội thông qua là đưa hoạt động địa chất cùng với khoáng sản vào quản lý, đặt trong chiến lược khai thác sử dụng dài hạn, hài hòa lợi ích giữa kinh tế, xã hội và môi trường.

Luật đã cụ thể hóa việc bảo vệ tài nguyên địa chất như một phần quan trọng của hệ sinh thái, đồng thời nhấn mạnh vai trò của việc thăm dò, đánh giá tài nguyên địa chất không chỉ phục vụ khai thác mà còn góp phần nghiên cứu khoa học, bảo tồn di sản địa chất và phòng chống thiên tai; triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; tăng cường phân cấp cho chính quyền địa phương đi đôi với phân bổ nguồn lực.

4. Ban hành Quy hoạch không gian biển quốc gia, tạo đà cho Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển và làm giàu từ biển.

Lần đầu tiên, Quy hoạch không gian biển quốc gia được ban hành - một sự kiện mang ý nghĩa chiến lược, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quản lý và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, cụ thể hóa các cam kết về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, thể hiện tầm nhìn dài hạn của Việt Nam trong xây dựng nền kinh tế biển xanh, bền vững và hiện đại.

Là một trong ba quy hoạch quốc gia quan trọng của Việt Nam, quy hoạch không gian biển quốc gia mang tính khung, tổng thể, tích hợp, đa ngành, động và mở; bảo đảm thống nhất trên cơ sở tích hợp các quy hoạch có liên quan; huy động mọi nguồn lực để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; nâng cao hiệu quả hội nhập, hợp tác quốc tế về biển.

5. Việt Nam chính thức có kịch bản nguồn nước các lưu vực sông để quản lý theo mùa, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm ninh nguồn nước quốc gia.

Kịch bản nguồn nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình; lưu vực sông Cửu Long lần đầu tiên được xây dựng, công bố theo quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2023, nhằm mục tiêu phục vụ công tác điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông; đánh giá hiện trạng nguồn nước, dự báo nhu cầu sử dụng nước, nhận định xu thế khí tượng thủy văn; là căn cứ để các chủ thể lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước phù hợp, quyết định việc cập nhật Kịch bản nguồn nước trong trường hợp xảy ra những diễn biến bất thường…

Bên cạnh đó, lần đầu tiên, việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông được phân kỳ theo mùa đối với từng lưu vực sông và tiến đến quản trị, quản lý số hóa nguồn tài nguyên nước quốc gia.

6. Công viên địa chất tăng về số lượng và đóng góp ngày càng lớn cho phát triển bền vững, phát triển xanh của đất nước.

Cùng với công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng và công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông, công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn với tổng diện tích trên 4.842 km2, chiếm 58% diện tích của tỉnh Lạng Sơn trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ tư của Việt Nam - minh chứng thêm cho sự độc đáo về giá trị địa chất, văn hóa, sinh thái của Việt Nam.

Các công viên địa chất mở ra cơ hội quảng bá hình ảnh địa phương, thu hút du khách quốc tế và thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học địa chất, bảo tồn đa dạng sinh học; khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo tồn, phát huy di sản địa chất - tài sản chung quý giá của nhân loại.

7. Việt Nam tiếp tục phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm chưa từng có trên thế giới.

Ngày 16/12, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã công bố báo cáo mới nhất liên quan tới điều tra loài tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Riêng tại Việt Nam phát hiện có 112 loài mới, quý hiếm.

Mặc dù mới được các nhà khoa học phát hiện, nhưng những sinh vật này đã tồn tại hàng thiên niên kỷ trong các môi trường sống độc đáo của khu vực và được ví như "ký ức về sự sống trên hành tinh của chúng ta". Đây không chỉ là tin vui với giới nghiên cứu, mà còn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về trách nhiệm bảo tồn thiên nhiên trước áp lực phát triển và biến đổi khí hậu.

Hoạt động phát hiện các loài đặc hữu tại Đồng bằng sông Cửu Long chính là lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng thiên nhiên Việt Nam còn ẩn chứa vô vàn bí ẩn, là kho báu khoa học chưa được khám phá hết. Đây là cơ hội để Việt Nam nâng cao vị thế trên trường quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học và thực hiện cam kết phát triển bền vững.

8. Truyền thông chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường hướng đến địa phương, cơ sở được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả tích cực trong thi hành pháp luật.

Năm 2024, công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tài nguyên và môi trường được đẩy mạnh; đã huy động được sự vào cuộc của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương trong xây dựng, triển khai và thực hiện các quy định pháp luật về đất đai, môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản,… góp phần nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước.

Nhiều diễn đàn, hội nghị trực tuyến với hàng nghìn điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tạo sự kết nối chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương với chính quyền địa phương các cấp; là những cuộc "gỡ khó" kịp thời, giúp chính sách tài nguyên và môi trường đi vào cuộc sống.

9. Bùng nổ kết nối, chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường, phục vụ phát triển bền vững, chuyển đổi số của ngành.

Năm 2024 ghi nhận sự bùng nổ gần 20,5 triệu giao dịch chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường của hơn 500 dịch vụ; chuyển đổi số, hoàn thành kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về đất đai của 63/63 đơn vị tỉnh, thành phố với 461/705 đơn vị cấp huyện, 6.198/10.599 đơn vị cấp xã với CSDL quốc gia về dân cư.

Lần đầu tiên thực hiện kết nối, chia sẻ CSDL đất đai với CSDL quốc gia về dân cư để cung cấp dịch vụ công giải quyết thủ tục hành chính về cư trú được triển khai tại Bình Dương, Đồng Nai và tiếp tục mở rộng trên toàn quốc; vận hành Trung tâm Dữ liệu vùng đồng bằng sông Cửu Long tích hợp 16 nhóm dữ liệu chuyên ngành đặc thù về đất đai, nền địa lý, quy hoạch, nước sạch và thuỷ lợi kết nối với gần 2.000 trạm quan trắc môi trường và các công cụ kỹ thuật khác.

10. Hiện tượng thiên tai dị thường, khốc liệt của cơn bão số 3 gây hậu quả rất nặng nề.

Bão số 3 (có tên quốc tế là YAGI) với cường độ mạnh, diễn biến nhanh, phức tạp, bất thường với hàng loạt trị số cực đoan đã vượt xa mọi kịch bản dự báo thông thường của các quốc gia trong khu vực. Dù đã được cơ quan chức năng dự báo, cảnh bảo sớm và kịp thời, đã giúp các địa phương và người dân chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại ở mức tối đa có thể, nhưng cơn bão số 3 có sức tàn phá khủng khiếp, vẫn gây ra những hậu quả rất nặng nề.

Đây là lời cảnh tỉnh sâu sắc về diễn biến ngày càng cực đoan của biến đổi khí hậu, sức mạnh tàn phá của thiên nhiên và tầm quan trọng sống còn của công tác dự báo, cảnh báo trong phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu để giảm thiểu thiệt hại cho con người và tài sản.

Việt Nam đưa ra 3 đề xuất về chuyển đổi xanh tại P4G

Việt Nam đưa ra 3 đề xuất về chuyển đổi xanh tại P4G

Việt Nam đưa ra 3 đề xuất về chuyển đổi xanh, bao gồm hoàn thiện tư duy xanh, xây dựng một cộng đồng xanh và đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu thông điệp chính sách tại thượng đỉnh P4G

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu thông điệp chính sách tại thượng đỉnh P4G

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Việt Nam sẽ chuyển hoá mạnh mẽ các cam kết chính trị thành hành động thực tiễn, tạo động lực cho doanh nghiệp và toàn xã hội tham gia phát triển kinh tế xanh.
Việt - Lào cùng hướng tới chuyển đổi xanh và bền vững

Việt - Lào cùng hướng tới chuyển đổi xanh và bền vững

Ngày 16/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
Nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào triển vọng thị trường Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào triển vọng thị trường Việt Nam

Nếu tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua được các thách thức hiện hữu, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành điểm đến chiến lược hàng đầu cho FDI toàn cầu trong những năm tới.
Khai mạc hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Trung ương 11

Khai mạc hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13.
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị với các nước bạn bè ở châu Phi

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị với các nước bạn bè ở châu Phi

Chiều ngày 15/4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali.
'Việt Nam khẳng định vị thế mới trên bản đồ chính trị thế giới'

'Việt Nam khẳng định vị thế mới trên bản đồ chính trị thế giới'

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại đơn vị hành chính và linh hoạt xử lý các vấn đề kinh tế.
Ethiopia muốn phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Việt Nam

Ethiopia muốn phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Việt Nam

Thủ tướng Abiy Ahmed Ali nhấn mạnh mong muốn của Ethiopia trong phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Việt Nam, đặc biệt về đầu tư, khoa học - công nghệ, nông nghiệp...
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Ethiopia

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Ethiopia

Chiều 15/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14-15/4, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam

Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã rời Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14-15/4.
Đưa khoa học công nghệ thành trụ cột mới trong hợp tác Việt - Trung

Đưa khoa học công nghệ thành trụ cột mới trong hợp tác Việt - Trung

Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị Việt Nam - Trung Quốc nâng tầm hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, trọng tâm là đưa hợp tác khoa học công nghệ trở thành trụ cột mới cho hợp tác song phương.
Thủ tướng: DNNN phải tiên phong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng: DNNN phải tiên phong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng yêu cầu mỗi tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong lúc này cần phải lớn mạnh hơn nữa, xông pha, nỗ lực, tham gia mạnh mẽ hơn vào chuyển đổi số.
Hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính của quan hệ Việt - Trung

Hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính của quan hệ Việt - Trung

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thực tiễn lịch sử 75 năm qua cho thấy hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị trí 'quán quân' PAPI năm 2024

Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị trí 'quán quân' PAPI năm 2024

Với trên 47,8212 điểm, Quảng Ninh đứng đầu về Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2024.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xây dựng cơ chế giúp DNNN tiếp cận các Quỹ đầu tư công nghệ

Xây dựng cơ chế giúp DNNN tiếp cận các Quỹ đầu tư công nghệ

Đó là một trong những giải pháp trọng tâm được Bộ Tài chính đề xuất nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng hai con số.
Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Nhà nước về chuyển đổi số và tăng trưởng

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Nhà nước về chuyển đổi số và tăng trưởng

Sáng 15/4, tại trụ sở Chính phủ, diễn ra hội nghị Thủ tướng làm việc với các chủ tịch, tổng giám đốc một số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Ngày 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Trung Quốc luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao

Trung Quốc luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, việc chọn Việt Nam thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên của năm nay thể hiện sự coi trọng rất cao của Trung Quốc đối với quan hệ hai nước.
Thủ tướng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Thủ tướng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Ngày 14/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
'Sẵn sàng vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7'

'Sẵn sàng vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7'

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, các Bộ, ngành địa phương chuẩn bị sẵn sàng để 1/7 vận hành bộ máy mới sau khi sắp xếp, sáp nhập.
Toàn cảnh lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Toàn cảnh lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14/4, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì lễ đón cấp Nhà nước Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình theo nghi thức trang trọng nhất với 21 phát đại bác chào mừng.
Tổng Bí thư: Đảm bảo hoạt động thông suốt trước, trong và sau sắp xếp

Tổng Bí thư: Đảm bảo hoạt động thông suốt trước, trong và sau sắp xếp

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai đồng bộ việc sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng hệ thống chính trị hai cấp, bảo đảm tiến độ, hiệu quả, không gián đoạn hoạt động của bộ máy.
Đề nghị COMAC mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam

Đề nghị COMAC mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tàu bay thương mại Trung Quốc (COMAC) hợp tác, hỗ trợ các đối tác Việt Nam phát triển đội tàu bay, phát triển hệ sinh thái ngành hàng không, kinh tế hàng không.
Chủ tịch nước Lương Cường đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chủ tịch nước Lương Cường đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Trưa 14/4, chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội), bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 14-15/4.
'Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước'

'Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước'

Trước thềm chuyến thăm Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có bài viết "Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước - Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai" đăng trên báo Nhân dân ngày 14/4.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết đăng trên Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) ngày 14/4.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44

Sáng 14/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 44.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam hôm nay

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam hôm nay

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ đến Hà Nội vào trưa nay (14/4), bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.
Dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập vừa được công bố kèm theo nghị quyết 60-NQ/TW của Hội nghị 11 Ban chấp hành Trung ương khóa 13.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc, giải phóng sức sản xuất

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc, giải phóng sức sản xuất

Thủ tướng yêu cầu các Bộ chủ trì tiếp thu, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án Luật, Nghị quyết để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội.
Việt Nam gửi thông điệp về chuyển đổi mô hình tăng trưởng tại P4G

Việt Nam gửi thông điệp về chuyển đổi mô hình tăng trưởng tại P4G

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, thông qua Hội nghị thượng đỉnh P4G, Việt Nam muốn truyền tải thông điệp về nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Chính phủ lập đoàn đàm phán về các vấn đề thương mại với Mỹ

Chính phủ lập đoàn đàm phán về các vấn đề thương mại với Mỹ

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên là Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ về thỏa thuận thương mại với Mỹ.
Trung ương thống nhất mô hình cả nước có 34 tỉnh, thành phố

Trung ương thống nhất mô hình cả nước có 34 tỉnh, thành phố

Hội nghị Trung ương 11 khóa 13 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4 với những quyết sách về tổ chức bộ máy hành chính các cấp.
Xem thêm