Yonhap đưa tin, phát biểu tại Quốc hội ngày 11/12, ông Shin Yong-hae, người đứng đầu Cơ quan Cải Huấn Hàn Quốc, cho biết cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun đã cố gắng tự tử tại một trại giam ở Seoul. Ông Shin Yong-hae cho biết nỗ lực tự tử của ông Kim đã thất bại và ông này đang trong tình trạng ổn định.
Trước đó, tổ điều tra đặc biệt của Văn phòng Công tố Seoul ngày 8/12 thông báo đã bắt khẩn cấp cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun và tịch thu điện thoại di động mà ông này mang theo.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun. Ảnh: Reuters |
Tổ điều tra đặc biệt được cho là đã bắt giữ ông Kim Yong-hyun vì xét đến mức độ nghiêm trọng của các cáo buộc, cũng như lo ngại về khả năng cựu Bộ trưởng Quốc phòng sẽ tiêu hủy bằng chứng. Theo luật pháp Hàn Quốc, nghi phạm có thể bị bắt mà không cần lệnh nếu có căn cứ để tin rằng đã xảy ra hành vi tội phạm nghiêm trọng hoặc khi có lo ngại về nguy cơ bằng chứng bị tiêu hủy.
Rạng sáng ngày 11/12, Tòa án Trung tâm Seoul đã ban hành lệnh bắt giữ chính thức ông Kim sau khi các công tố viên cáo buộc ông này tham gia vào các hoạt động “thiết yếu” trong một cuộc nổi loạn và lạm dụng quyền lực để cản trở việc thực hiện các quyền khi lệnh thiết quân luật có hiệu lực trong 6 giờ từ tối 3/12 đến rạng sáng 4/12. Ông là người đầu tiên bị bắt giữ chính thức vì sự việc này.
“Chúng tôi đã xem xét mức độ hỗ trợ của các cáo buộc, mức độ nghiêm trọng của tội ác và lo ngại rằng bị cáo sẽ tiêu hủy bằng chứng,” tòa án cho biết trong một tuyên bố. Tòa án cũng xác định rằng tội danh bị cáo buộc của ông Kim nằm trong phạm vi tội mà bên công tố được phép điều tra.
Với việc bị cựu Bộ trưởng Quốc phòng bắt giữ chính thức, cuộc điều tra của bên công tố về cáo buộc nổi loạn của Tổng thống Yoon Suk-yeol dự kiến sẽ được đẩy nhanh. Tổng thống Yoon đã bị coi là nghi phạm và bị cấm xuất cảnh. Theo luật, tổng thống được miễn trừ khỏi bị truy tố khi đang tại nhiệm, ngoại trừ trường hợp nổi loạn.
Các công tố viên đã thẩm vấn ông Kim Yong-hyun 3 lần kể từ khi bị bắt giữ vào ngày 8/12, sau khi ông này tự nguyện ra hầu tòa để điều tra. Cựu quan chức này được cho là đã thừa nhận trong quá trình thẩm vấn rằng ông đã đề xuất thiết quân luật với Tổng thống Yoon, nhưng tuyên bố rằng hành động của mình không phải là bất hợp pháp hay vi hiến.
Theo luật pháp Hàn Quốc, người bị cáo buộc cầm đầu cuộc nổi loạn có thể phải đối mặt với án tử hình hoặc tù chung thân. Những người tham gia vào âm mưu nổi loạn hoặc tham gia vào các hoạt động “thiết yếu” khác có thể bị phạt tử hình, tù chung thân hoặc án tù ít nhất 5 năm.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc từ chức sau 'hỗn loạn' thiết quân luật Ngày 4/12, Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun đã xin từ chức, nhận trách nhiệm về vai trò của ông trong vụ việc Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố thiết quân luật vào một ngày trước đó. |
Hàn Quốc bắt khẩn cấp cựu Bộ trưởng Quốc phòng Giới chức Hàn Quốc đã bắt cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun trong một cuộc điều tra về cáo buộc phản quốc sau lệnh thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk-yeol. |
Tổng thống Hàn Quốc bị điều tra sau vụ thiết quân luật Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bị đưa vào danh sách điều tra với hai cáo buộc là kích động nổi loạn và lạm dụng quyền lực do liên quan đến việc ban bố thiết quân luật. |
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bị cấm xuất cảnh Ngày 9/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã bị cấm xuất cảnh trong khi chờ cuộc điều tra các cáo buộc phản quốc và các tội danh khác liên quan đến việc ông ban bố thiết quân luật hồi tuần trước. |
Hàn Quốc bổ nhiệm công tố viên đặc biệt điều tra Tổng thống Ngày 10/12, Quốc hội Hàn Quốc thông qua một đề xuất do phe đối lập đưa ra, trong đó yêu cầu bổ nhiệm một cố vấn đặc biệt nhằm điều tra các cáo buộc nổi loạn đối với Tổng thống Yoon Suk-yeol và một số quan chức cấp cao khác. |