Cựu Phó giám đốc IMF: Kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ năm 2035

KINH TẾ TRUNG QUỐC
10:49 - 26/05/2023
Cựu Phó giám đốc IMF Zhu Min phát biểu tại hội nghị Tương lai châu Á ở Tokyo ngày 25/5. Ảnh: Nikkei/Yuki Nakao
Cựu Phó giám đốc IMF Zhu Min phát biểu tại hội nghị Tương lai châu Á ở Tokyo ngày 25/5. Ảnh: Nikkei/Yuki Nakao
0:00 / 0:00
0:00
Theo nhận định của nhà kinh tế nổi tiếng người Trung Quốc và đồng thời là cựu phó giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Zhu Min, Trung Quốc dự kiến sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2035 dựa trên quỹ đạo tăng trưởng hiện tại.

Theo Straits Times, ông Zhu đưa ra dự đoán này trong khuôn khổ hội nghị Tương lai của châu Á được tổ chức tại Tokyo ngày 25/5.

Để đi được tới kết quả này, ông Zhu đã thực hiện một số tính toán dựa trên quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Trung Quốc hiện tại. Cụ thể, dựa trên giả định rằng nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ở mức 2% đến 2,5% một năm trong khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức 4% đến 4,5% một năm, cột mốc quan trọng này có thể diễn ra sau 12 năm nữa,

Dự báo của nhà kinh tế này chậm hơn so với các dự báo khác thường rơi vào khoảng thời gian 2030 cho tới 2033. Tuy nhiên do các yếu tố khác bao gồm đại dịch Covid-19 và việc Trung Quốc tiến hành phong tỏa nghiêm ngặt, một số dự đoán đã bị lùi lại.

Tuy nhiên, ông Zhu nhận định không nên chỉ chú ý đến các con số và khẳng định GDP bình quân đầu người của Trung Quốc hiện tại mới chỉ bằng 1/4 của Mỹ, do đó nước này vẫn còn rất nhiều cơ hội để cải thiện cuộc sống của người dân. Thay vì cố định vào các GDP hay mốc thời gian, ông nhấn mạnh điều quan trọng hơn là chất lượng tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Trung Quốc. Chính điều này mới là yếu tố mang lại lợi ích cho nhiều người dân hơn.

Straits Times trích dẫn ông cho biết: “Ở Trung Quốc, chúng tôi không đặt mục tiêu vượt qua Mỹ hay bất cứ mục tiêu nào về số lượng hay tốc độ mà chúng tôi muốn đảm bảo chất lượng tăng trưởng”.

Để làm được điều này, Tiến sĩ Zhu, hiện là phó chủ tịch của tổ chức Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh, nhận định chính phủ nước này cần phải thúc đẩy mô hình tăng trưởng mới của mình. Động lực của mô hình tăng trưởng mới sẽ cần tập trung vào chi tiêu trong nước hơn là xuất khẩu và vào việc sản xuất giá trị gia tăng thông qua áp dụng công nghệ kỹ thuật số và chuyển đổi xanh để có thể đạt được trạng thái trung hòa carbon.

Ông cho biết mô hình hiện tại của Trung Quốc đang tập trung đáng kể vào đầu tư, thị trường bất động sản và xuất khẩu – những mảng đang “không hoạt động hiệu quả lắm”. Thêm vào đó, nước này cũng gặp một số vấn đề khác, đặc biệt là việc không còn nguồn cung lao động giá rẻ không giới hạn khi tỷ lệ sinh giảm trong khi nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc đang suy giảm trên toàn cầu.

Kể từ khi dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát đại dịch Covid-19, chính phủ Trung Quốc đã chuyển sang thúc đẩy nhu cầu trong nước để giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ khó khăn do hầu hết người dân Trung Quốc vẫn có xu hướng tiết kiệm hơn chi tiêu trong bối cảnh nhiều lo ngại xoay quanh vấn đề việc làm và thu nhập.

Để giải quyết vấn đề này, Tiến sĩ Zhu cho biết Trung Quốc sẽ phải tăng cường bảo hiểm y tế và an sinh xã hội “để mọi người cảm thấy an toàn khi tiêu dùng ngày nay”.

Mặt khác, những nỗ lực như trong việc thực hiện các cam kết khí hậu và đạt được tình trạng trung lập carbon cũng đang được Trung Quốc tiến hành. Ông cho biết việc sản xuất điện tái tạo hiện đã được cải thiện đáng kể về chi phí ở một số nơi, ví dụ như điện mặt trời được tạo ra ở Tứ Xuyên hiện được truyền đến Hà Nam – một tỉnh sản xuất than – với chi phí thấp hơn so với điện than.

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.