Back to homepage
15/11/2024 07:30
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, mở đường cho đột phá phát triển (Bài 2)

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế - xã hội đất nước thông qua nộp ngân sách, tạo công ăn việc làm... Mặt khác, họ cũng là nhóm đối tượng tiếp xúc nhiều nhất với các quy định pháp luật nên luôn mong muốn có khung chính sách đơn giản và dễ thực hiện.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, mở đường cho đột phá phát triển (Bài 1)
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, mở đường cho đột phá phát triển (Bài 2)

Theo Chủ tịch Tập đoàn Dabaco Việt Nam Nguyễn Như So (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh), việc triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế; tạo thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho kinh tế tư nhân. “Giải Nobel kinh tế năm 2024 dành cho vấn đề thể chế, là một liên hệ ý nghĩa, một bài học quý giá về vấn đề này,” ông nói trong phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế xã hội, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8.

Vị doanh nhân, đại biểu Quốc hội cũng chỉ ra, chi phí tuân thủ pháp luật bình quân cho doanh nghiệp ở Việt Nam chiếm 20-30% lợi nhuận, trong khi tại Singapore, con số này chỉ là 5-10% (theo Ngân hàng Thế giới); 20,4% doanh nghiệp dành trên 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện quy định pháp luật. “Thủ tục đầu tư dự án cũng rất phức tạp, phải qua khoảng 38-40 con dấu với thời gian xử lý trung bình 2-3 năm do bất cứ thủ tục nào cũng phải hỏi ý kiến các sở, ngành liên quan bằng văn bản. Rào cản thủ tục hành chính, các chi phí không chính thức vẫn như vòng kim cô kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp,” ông dẫn chứng.

Theo ông So, dẫn chứng nêu trên chỉ là vài lát cắt trong thực tiễn về một số bất cập trong quy định, hệ thống quản lý gây ra sự lãng phí lớn về tài sản của người dân, doanh nghiệp, Nhà nước. Trên thực tế, còn có nhiều vướng mắc pháp lý trong quy hoạch, sử dụng đất; về cơ chế tài chính và ngân sách; về chính sách thu hút đầu tư và doanh nghiệp; về cơ sở hạ tầng, giao thông; về phát triển nông nghiệp và nông thôn...

Nêu ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, nhiều đại biểu cũng nêu những “điểm nghẽn” về thể chế cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đó, tình trạng nhức nhối là các dự án bỏ hoang, “đắp chiếu” nhiều năm do vướng mắc thủ tục pháp lý gây lãng phí lớn về nguồn lực đất đai.

“Vấn đề cấp thiết hiện nay vẫn là cải cách thủ tục kinh doanh khi thực tế rất nhiều dự án nhà đầu tư triển khai trong nhiều năm nhưng không thực hiện được, không đưa vào khai thác được. Đây là sự lãng phí rất lớn về nguồn lực xã hội,” đại biểu Đào Hồng Vận - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên nêu ý kiến tại phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội sáng 4/11.

Cũng tham gia ý kiến trong phiên thảo luận này, đại biểu Lã Thanh Tân - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách TP Hải Phòng cho biết, các Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp đã thể chế mạnh mẽ chế định mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật cho phép. Cộng đồng doanh nghiệp liên tục phát triển về số lượng và chất lượng, từng bước trở thành lực lượng trung tân của nền kinh tế. Đến nay, có khoảng 930.000 doanh nghiệp đang hoạt động.

“Môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã thông thoáng hơn rất nhiều, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn than phiền về những rủi ro, khó khăn gặp phải ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp. Đó là các điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn, quy chuẩn khó thực thi. Hệ quả là tạo ra nhiều rào cản như khó khăn khi thực hiện thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện, phát sinh chi phí không chính thức, khiến doanh nghiệp phải trì hoãn, thậm chí huỷ bỏ kế hoạch kinh doanh,” đại biểu phản ánh.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, mở đường cho đột phá phát triển (Bài 2)
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, mở đường cho đột phá phát triển (Bài 2)

Trước các bất cập thực tiễn, các đại biểu đều bày tỏ nhất trí và kỳ vọng lớn vào việc chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật lần này, nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo cơ chế thông thoáng, môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - VINASME (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình) chia sẻ với Mekong ASEAN, thủ tục hành chính lâu nay vẫn là một trọng những “nỗi sợ” của doanh nghiệp. “Điều doanh nghiệp cần nhất là đến địa phương nào, địa phương đó làm ngay,” ông nói.

Bởi vậy, ông Thân đánh giá cao việc đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, với việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo điều kiện để các cơ quan chức năng ở địa phương giải quyết kịp thời nhu cầu cũng như các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

“Các luật, nghị quyết trình Quốc hội tại kỳ họp lần này đã thể hiện rõ sự đổi mới, theo hướng ngắn gọn, súc tích và đặc biệt là phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho địa phương. Điển hình như Luật Đầu tư công (sửa đổi), một luật sửa 4 luật liên quan đến đầu tư, một luật sửa 7 luật liên quan đến tài chính... với nhiều quy định mở, tạo điều kiện đối đa cho doanh nghiệp. Tôi nghĩ đây cũng là sự thích ứng phù hợp theo sự tiến bộ và xu hướng chung của thế giới,” vị đại biểu nêu quan điểm.

Chủ tịch Tập đoàn Dabaco Nguyễn Như So cũng rất kỳ vọng vào bước chuyển biến đột phá về tư duy xây dựng pháp luật lần này. Trong đó, vai trò của những cơ quan, cán bộ trực tiếp làm việc, giải quyết hồ sơ thủ tục cho doanh nghiệp rất quan trọng và cần ngày càng nâng cao trình độ, trách nhiệm.

Ông đề xuất tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp, thuế, hải quan, đất đai. Triển khai hiệu quả các giải pháp số hoá, áp dụng công nghệ thông tin vào quy trình hành chính để giảm thiểu thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Mỗi quy trình cần được tinh gọn, minh bạch, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và tài nguyên, đồng thời cũng là cách để Nhà nước tiết kiệm ngân sách và tối ưu hoá quản trị.

Chủ tịch Tập đoàn Dabaco cũng kiến nghị thêm giải pháp để phát triển nền kinh tế bền vững. Đó là tạo “thế trận” cân bằng cho doanh nghiệp nội địa. Bên cạnh các biện pháp khuyến khích, thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần tập trung vào việc nuôi dưỡng và phát triển các doanh nghiệp trong nước.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, mở đường cho đột phá phát triển (Bài 2)

Nêu kiến nghị của nhiều hiệp hội, doanh nghiệp phản ánh nhiều sản phẩm, dịch vụ được áp dụng điều kiện kinh doanh quá mức cần thiết, đại biểu Lã Thanh Tân cho rằng thay vì đặt ra các điều kiện kinh doanh, Nhà nước nên sử dụng các biện pháp quản lý khác như ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp hoặc quy định các yêu cầu đối với sản phẩm, hàng hóa trước khi lưu thông vào thị trường, quy định nghĩa vụ doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh...

“Tại kỳ họp thứ này, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bỏ quy định kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy (PCCC) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong dự thảo Luật PCCC và cứu nạn cứu hộ. Điều này tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp, tăng cường chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm, dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước,” ông Lã Thanh Tân nêu dẫn chứng cho thấy việc cắt giảm điều kiện kinh doanh là có thể thực hiện được.

Vị đại biểu cũng cho rằng đây chính là sự đổi mới công tác lập pháp theo hướng vừa đảm bảo quản lý Nhà nước, vừa khơi thông nguồn lực để phát triển, quyết tâm bỏ tư duy không quản được thì cấm, phòng chống lãng phí trong công tác xây dựng pháp luật.

Đại biểu Lã Thanh Tân kiến nghị Chính phủ tiếp tục rà soát các điều kiện kinh doanh để phân loại và có biện pháp xử lý, tháo gỡ các rào cản. Cần dứt khoát bãi bỏ những điều kiện kinh doanh không được ban hành trong các văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; nghị định của Chính phủ; điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời, cần có các giải pháp đồng bộ, tạo sự đột phá để tạo động lực khích lệ doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, mở đường cho đột phá phát triển (Bài 2)
iPhone giá rẻ sẽ ra mắt khi nào?

iPhone giá rẻ sẽ ra mắt khi nào?

Giá vàng hôm nay : Vàng nhẫn phục hồi nhẹ

Giá vàng hôm nay : Vàng nhẫn phục hồi nhẹ

Đại sứ Nga: Moscow sẵn sàng đàm phán chấm dứt xung đột

Đại sứ Nga: Moscow sẵn sàng đàm phán chấm dứt xung đột

Giá cá tra xuất khẩu sang EU có mức thấp nhất trong 3 năm

Giá cá tra xuất khẩu sang EU có mức thấp nhất trong 3 năm

Thêm 1,8 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào Hải Phòng

Thêm 1,8 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào Hải Phòng

Con trai bà Nguyễn Thị Nga tiếp tục bán 2 triệu cổ phiếu SSB

Con trai bà Nguyễn Thị Nga tiếp tục bán 2 triệu cổ phiếu SSB

Chủ tịch nước Lương Cường gửi thông điệp đến các doanh nghiệp APEC

Chủ tịch nước Lương Cường gửi thông điệp đến các doanh nghiệp APEC

Thông điệp từ Chủ tịch Jerome Powell: Fed không vội vã cắt giảm lãi suất

Thông điệp từ Chủ tịch Jerome Powell: Fed không vội vã cắt giảm lãi suất

ĐHĐCĐ SeABank: Kiện toàn Ban kiểm soát

ĐHĐCĐ SeABank: Kiện toàn Ban kiểm soát

Campuchia thu hút 5 tỷ USD đầu tư với 346 dự án trong 10 tháng

Campuchia thu hút 5 tỷ USD đầu tư với 346 dự án trong 10 tháng

Thủ tướng sắp dự Thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Dominica

Thủ tướng sắp dự Thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Dominica

Đóng góp ý kiến về dự thảo Báo cáo Kinh tế - xã hội trình Đại hội XIV

Đóng góp ý kiến về dự thảo Báo cáo Kinh tế - xã hội trình Đại hội XIV

IFC đầu tư hơn 1,6 tỷ USD vào Việt Nam trong năm tài khóa 2024

IFC đầu tư hơn 1,6 tỷ USD vào Việt Nam trong năm tài khóa 2024

Xuất khẩu cà phê giảm về lượng, thắng lớn về kim ngạch

Xuất khẩu cà phê giảm về lượng, thắng lớn về kim ngạch

Thương mại Campuchia – Trung Quốc đạt hơn 12 tỷ USD

Thương mại Campuchia – Trung Quốc đạt hơn 12 tỷ USD

Lãnh đạo cực hữu Pháp Marine Le Pen bị đề xuất mức án 5 năm tù

Lãnh đạo cực hữu Pháp Marine Le Pen bị đề xuất mức án 5 năm tù

Philippines phát cảnh báo cao nhất về siêu bão Usagi

Philippines phát cảnh báo cao nhất về siêu bão Usagi

Địa phương thu NSNN lớn nhất 10 tháng: Hà Nội, Hưng Yên vượt dự toán năm

Địa phương thu NSNN lớn nhất 10 tháng: Hà Nội, Hưng Yên vượt dự toán năm

VN-Index mất hơn 14 điểm, một mã vận tải biển ngược dòng tiến sát đỉnh

VN-Index mất hơn 14 điểm, một mã vận tải biển ngược dòng tiến sát đỉnh

Giá xăng dầu trong nước chiều 14/11 đồng loạt giảm

Giá xăng dầu trong nước chiều 14/11 đồng loạt giảm