EU tạm thời nhất trí mức giá trần 60 USD/thùng với dầu Nga

Áp trần eu
09:39 - 02/12/2022
Tàu chở dầu Vladimir Arsenyev tại cảng dầu thô Kozmino trên bờ vịnh Nakhodka gần thành phố cảng Nakhodka, Nga. Ảnh: Reuters
Tàu chở dầu Vladimir Arsenyev tại cảng dầu thô Kozmino trên bờ vịnh Nakhodka gần thành phố cảng Nakhodka, Nga. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Trong cuộc họp hôm 1/12 vừa qua của EU về đề xuất áp trần giá dầu Nga vận chuyển bằng đường hàng hải, các chính phủ đã tạm thời gật đầu với mức giá 60 USD/thùng và cơ chế điều chỉnh giá trần thấp hơn 5% giá thị trường.

Theo một tài liệu mà Reuters nhận được, các chính phủ thuộc Liên minh châu Âu đã tạm thời đồng ý với mức trần giá dầu Nga nằm ở ngưỡng 60 USD/thùng. Với việc áp trần giá dầu, các quốc gia này muốn cắt giảm thu nhập của Nga từ việc xuất khẩu năng lượng, đồng thời ngăn giá dầu toàn cầu tăng đột biến sau lệnh cấm vận của EU với dầu thô của Nga.

Bằng biện pháp này, các nước vẫn có thể tiếp tục nhập khẩu dầu thô của Nga thay cho lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn lúc trước. Ý tưởng thực thi việc này nằm ở chỗ cấm các công ty vận chuyển, bảo hiểm và tái bảo hiểm xử lý các lô hàng dầu thô của Nga trên toàn cầu, trừ khi nó được bán với giá thấp hơn giá do G7 và các đồng minh của họ đặt ra.

Do các công ty vận chuyển và bảo hiểm quan trọng của thế giới đều có trụ sở tại các nước G7, quy định này sẽ khiến Moscow rất khó bán dầu của mình với giá cao hơn.

Mức giá này sẽ còn được xem xét thường xuyên, cụ thể là cách nhau 2 tháng một để đánh giá cách thức hoạt động và ứng phó với “bất ổn” có thể xảy ra trên thị trường dầu mỏ.

Đối với các tàu chở dầu thô từ Nga đã được bốc hàng trước 5/12 và dỡ hàng tại điểm đến cuối cùng trước ngày 19/1/2023, EU sẽ cho phép “thời kỳ chuyển tiếp” kéo dài 45 ngày. Chiều ngày 1/12, dầu thô Urals của Nga đang được giao dịch ở mức 70 USD/thùng.

Tuy nhiên, một nhà ngoại giao cho biết đề xuất này vẫn cần sự chấp thuận của mọi thành viên vào cuộc họp tiếp theo ngày 2/12. Thêm vào đó, Ba Lan - quốc gia vẫn luôn kiên định với việc áp trần giá dầu Nga càng thấp càng tốt như một biện pháp trừng phạt kinh tế - được cho là vẫn chưa xác nhận liệu có ủng hộ thỏa thuận này hay không.

Ở một diễn biến khác, theo Reuters phỏng vấn, một quan chức G7 lại đang rất tự tin rằng một thỏa thuận đang ở "rất, rất gần" và có thể sẽ được hoàn tất trong những ngày tới.

Quan chức này cho biết nhóm 7 quốc gia đã theo dõi chặt chẽ thị trường dầu kể từ khi mức giá trần được đưa ra và ông cho rằng thị trường “tương đối thoải mái” với cơ chế áp trần này. Vì vậy, ông bày tỏ sự tin tưởng nó sẽ giúp suy giảm doanh thu xuất khẩu năng lượng của Ukraine.

Đồng thời, quan chức G7 này cũng bày tỏ sự lạc quan rằng khối sẽ nhanh chóng đạt được thỏa thuận về áp trần giá và miễn trừ đối với các sản phẩm dầu tinh chế của Nga trước ngày 5/2/2023 khi lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm này của EU có hiệu lực.

Mức giá đề xuất này tới trong bối cảnh các thành viên EU đã tổ chức nhiều cuộc họp và xảy ra nhiều tranh cãi nhưng vẫn chưa thể thống nhất. Vốn đề xuất ban đầu của G7 vào tuần trước quy định mức giá giới hạn 65 - 70 USD/thùng mà không có cơ chế điều chỉnh.

Do dầu thô Urals của Nga được giao dịch với mức giá thấp hơn, các quốc gia như Ba Lan, Litva và Estonia đã từ chối mức áp trần cao hơn ngưỡng 65 - 70 USD/thùng. Các quốc gia này cho rằng mức giá này không đạt được mục tiêu chính là giảm khả năng tài chính tài trợ cho chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine.

Đọc tiếp

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Ông Trump thoát nguy cơ bị tịch thu tài sản

Ngày 25/3, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được một chiến thắng trong việc tạm dừng phán quyết gian lận dân sự trị giá 454 triệu USD, từ đó tránh được việc bị chính quyền bang New York thực hiện các bước để tịch thu tài sản.