Nằm ở vị trí chiến lược với nhiều tiềm năng, lợi thế, TP Cần Thơ đặt mục tiêu thành trung tâm vùng về dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm kinh tế với nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu hàng năm vô cùng lớn. Tuy nhiên, dịch vụ logistics tại khu vực này chưa đủ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu trong vùng.
Tại
Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, ngày 21/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh khu vực ĐBSCL sẽ được ưu tiên nguồn lực cao hơn các vùng khác.
Vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau đang vươn mình trở thành một trong những tỉnh đóng vai trò quan trọng trong phát triển tổng thể kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời phỏng vấn Mekong ASEAN về những điểm chiến lược của quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long sắp được công bố, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh điểm rất mới là lần đầu tiên có một bản quy hoạch gắn luôn với các nguồn lực thực hiện.
Trao đổi với Mekong ASEAN, ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cũng chia sẻ về tầm nhìn phát triển của tỉnh trong thời gian tới.
Bạc Liêu từng được ví von như “chàng lực điền say ngủ trên cánh đồng màu mỡ”, nhưng nay đang vươn mình thức giấc biến gió thành năng lượng để phục vụ đời sống, mang lại giá trị kinh tế.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có công văn chấp thuận UBND tỉnh Bạc Liêu chuyển mục đích sử dụng 29 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp, để thực hiện Dự án Cụm công nghiệp Vĩnh Mỹ tại xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình.
Với lợi thế về vị trí trí địa lý, tiềm năng của một tỉnh ven biển, 30 năm qua kể từ khi được tái thành lập, Trà Vinh luôn tập trung đầu tư để phát triển kinh tế biển và đặt mục tiêu trở thành tỉnh phát triển kinh tế biển trọng điểm của khu vực ĐBSCL.
Đối với vai trò và chiến lược phát triển trong năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa nhấn mạnh, liên kết và hợp tác là những yếu tố tạo nên sức mạnh địa phương và rộng hơn là thương hiệu quốc gia, đưa đất nước tiến nhanh đến sự phồn thịnh.
Chiều ngày 15/7, trong chuyến công tác tại Hậu Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi khảo sát thực địa tại Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng thuộc huyện Phụng Hiệp.
Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, ngành nông nghiệp sẽ hướng đến tái cơ cấu và thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, hệ thống hạ tầng thủy lợi cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo quy hoạch mới của vùng công bố hôm 21/6.
Các tỉnh ĐBSCL kiến nghị quy hoạch địa phương theo vai trò riêng biệt, trong đó Cần Thơ là trung tâm vùng, An Giang giáp Campuchia là cầu nối của khu vực, còn Cà Mau có lợi thế về năng lượng tái tạo và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.
Phát biểu kết luận Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư ĐBSCL ngày 21/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính định hướng các nhiệm vụ trọng yếu khai mở tiềm năng cho vùng, trong đó nhấn mạnh quy hoạch tiên phong, tư duy đột phát, tầm nhìn chiến lược.
Theo Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời, nếu làm tốt theo quy hoạch, xây dựng và vận hành dự án sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo tư duy kinh tế ngành thì chắc chắn sẽ tạo ra sự đột phá có tính bước ngoặt cho nền kinh tế lúa gạo.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, cùng những tài nguyên văn hoá hết sức phong phú. Vì vậy, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch mong muốn 13 địa phương của vùng sẽ phát triển được những sản phẩm văn hoá, du lịch đặc trưng riêng.
Sáng 21/6, tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã trình bày về kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông vận tải vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long có vị thế là trung tâm sản xuất, xuất khẩu nông sản của Việt Nam nhưng hiện chưa phát huy được thế mạnh của mình. Vì vậy, các địa phương cần quy hoạch lại vùng trồng, đầu tư vào chế biến sâu và gia tăng kết nối xúc tiến thương mại.
Sáng 21/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, với chủ đề “Đồng bằng sông Cửu Long: Tư duy mới - Tầm nhìn mới - Cơ hội mới - Giá trị mới” tại Thành phố Cần Thơ.
Nhóm 6 ngân hàng phát triển (WB, ADB, AFD, KfW, JICA, KEXIM) đã cam kết tài trợ danh mục 20 dự án phát triển bền vững ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2025, với tổng mức khoảng 2,2 tỷ USD, gồm nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài.