Hà Nội: Giữ 'nếp làng' lễ hội truyền thống đình làng Hậu Ái

Hà Nội: Giữ 'nếp làng' lễ hội truyền thống đình làng Hậu Ái

Lễ hội truyền thống
06:57 - 19/03/2024
Những hội làng được tổ chức vào ngày xuân luôn là nét văn hóa riêng biệt, không chỉ thể hiện niềm ngưỡng vọng của thế hệ hôm nay với các bậc tiền nhân đã có công với làng nước mà còn mang theo niềm hân hoan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp. 
Lễ hội truyền thống đình làng Hậu Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội chính thức khai hội vào ngày 7/2 âm lịch hàng năm với nhiều hoạt động tế rước truyền thống, nhằm tri ân công đức vị Thành hoàng làng Đỗ Kính Tu đã có công lao cứu làng khỏi nạn úng ngập

Lễ hội truyền thống đình làng Hậu Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội chính thức khai hội vào ngày 7/2 âm lịch hàng năm với nhiều hoạt động tế rước truyền thống, nhằm tri ân công đức vị Thành hoàng làng Đỗ Kính Tu đã có công lao cứu làng khỏi nạn úng ngập

Cụ Đỗ Kính Tu là đại thần của ba đời vua thời nhà Lý. Cụ có nhiều công trạng với đất nước, được Vua ban mang họ, nên còn được gọi là Lý Kính Tu. Sau khi Cụ mất, dân làng thờ phụng và là Thành hoàng của làng.

Cụ Đỗ Kính Tu là đại thần của ba đời vua thời nhà Lý. Cụ có nhiều công trạng với đất nước, được Vua ban mang họ, nên còn được gọi là Lý Kính Tu. Sau khi Cụ mất, dân làng thờ phụng và là Thành hoàng của làng.

Ngày chính hội, già trẻ gái trai trong trang phục truyền thống, trang nghiêm rước kiệu dài hàng cây số, cứ đi một bước lại nghỉ một bước, tiếng chiêng, trống, nhạc rộn rã, tưng bừng. Nổi bật và gây chú ý là các đội múa rồng, múa lân, sư tử, những ông thổ, ông địa vừa đi vừa múa khiến không khí ngày hội thêm tưng bừng, náo nhiệt.

Ngày chính hội, già trẻ gái trai trong trang phục truyền thống, trang nghiêm rước kiệu dài hàng cây số, cứ đi một bước lại nghỉ một bước, tiếng chiêng, trống, nhạc rộn rã, tưng bừng. Nổi bật và gây chú ý là các đội múa rồng, múa lân, sư tử, những ông thổ, ông địa vừa đi vừa múa khiến không khí ngày hội thêm tưng bừng, náo nhiệt.

Tiếp đến là đội múa cờ, múa rồng, rồi trống, chiêng, đội sư tử, đội ngựa, voi, đội múa bồng, hương án, long đình, đội cờ, phường bát âm, kiệu Thánh, kiệu bát cống, kiệu hoa, voi nan, ngựa gỗ…

Tiếp đến là đội múa cờ, múa rồng, rồi trống, chiêng, đội sư tử, đội ngựa, voi, đội múa bồng, hương án, long đình, đội cờ, phường bát âm, kiệu Thánh, kiệu bát cống, kiệu hoa, voi nan, ngựa gỗ…

Các nghi lễ được tiến hành nghiêm trang, thể hiện lòng thành kính, cầu mong vua Bà che chở cho dân làng làm ăn thuận lợi, mùa màng tươi tốt, dân an vật thịnh.
Các nghi lễ được tiến hành nghiêm trang, thể hiện lòng thành kính, cầu mong vua Bà che chở cho dân làng làm ăn thuận lợi, mùa màng tươi tốt, dân an vật thịnh.
Làng Hậu Ái được nhà văn Nguyễn Khải nói về tinh hoa Hà Nội trong tác phẩm của mình: "Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội, hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng. Cho tới tận ngày nay, làng Hậu Ái vẫn lấp lánh những ánh vàng.

Làng Hậu Ái được nhà văn Nguyễn Khải nói về tinh hoa Hà Nội trong tác phẩm của mình: "Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội, hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng. Cho tới tận ngày nay, làng Hậu Ái vẫn lấp lánh những ánh vàng.

Làng Hậu Ái có nghề truyền thống làm đồ chơi Trung thu. Những "hạt bụi vàng" của làng nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống Hậu Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội đến nay vẫn bay đi khắp muôn nơi.

Làng Hậu Ái có nghề truyền thống làm đồ chơi Trung thu. Những "hạt bụi vàng" của làng nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống Hậu Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội đến nay vẫn bay đi khắp muôn nơi.

Tham dự Lễ hội truyền thống làng năm nay, cụ Hoàng Thị Lan chia sẻ: "Trách nhiệm của chúng ta hôm nay là nỗ lực gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của ông cha đã trao truyền qua bao thế hệ. Lễ hội cũng là dịp để tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng, gắn kết các thế hệ trong gia đình dòng tộc, tôn vinh những sáng tạo trong lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương nông thôn mới ngày càng đẹp giàu, văn minh".

Tham dự Lễ hội truyền thống làng năm nay, cụ Hoàng Thị Lan chia sẻ: "Trách nhiệm của chúng ta hôm nay là nỗ lực gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của ông cha đã trao truyền qua bao thế hệ. Lễ hội cũng là dịp để tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng, gắn kết các thế hệ trong gia đình dòng tộc, tôn vinh những sáng tạo trong lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương nông thôn mới ngày càng đẹp giàu, văn minh".

Các dòng họ, gia đình đều gìn giữ nét văn hóa truyền thống dâng mâm cúng tế Thành hoàng làng Đỗ Kính Tu.

Các dòng họ, gia đình đều gìn giữ nét văn hóa truyền thống dâng mâm cúng tế Thành hoàng làng Đỗ Kính Tu.

Sau phần lễ là phần hội với màn biểu diễn múa lân, múa rồng náo nhiệt.

Sau phần lễ là phần hội với màn biểu diễn múa lân, múa rồng náo nhiệt.

Tiếng trống hội, tiếng chiêng, tiếng kéo nhị, những màn múa lân, múa rồng rộn rã khắp các tuyến đường.

Tiếng trống hội, tiếng chiêng, tiếng kéo nhị, những màn múa lân, múa rồng rộn rã khắp các tuyến đường.

Người dân vẫn đứng hai bên đường chờ đón các đoàn rước và hòa cùng không khí lễ hội tưng bừng.

Người dân vẫn đứng hai bên đường chờ đón các đoàn rước và hòa cùng không khí lễ hội tưng bừng.

Màn biểu diễn múa cờ được chuẩn bị công phu.

Màn biểu diễn múa cờ được chuẩn bị công phu.

Người dân xã Cảnh Dương biểu diễn những làn điệu dân gian.

Người dân xã Cảnh Dương biểu diễn những làn điệu dân gian.

Bên cạnh đó còn có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi khác như, thi đấu cờ tướng, thi bóng chuyền hơi… và các trò chơi dân gian: đánh đu, cờ tướng, đập niêu, bịt mắt bắt vịt trên cạn…

Bên cạnh đó còn có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi khác như, thi đấu cờ tướng, thi bóng chuyền hơi… và các trò chơi dân gian: đánh đu, cờ tướng, đập niêu, bịt mắt bắt vịt trên cạn…

Đọc tiếp