Hứng đòn trừng phạt kinh tế, người dân Nga đổ xô đi rút tiền mặt

KINH TẾ NGA
15:52 - 28/02/2022
Hứng đòn trừng phạt kinh tế, người dân Nga đổ xô đi rút tiền mặt
0:00 / 0:00
0:00
Người Nga đang tiếp tục xếp hàng dài tại các máy ATM trên cả nước để rút ngoại tệ, trong bối cảnh các lệnh trừng phạt mới của phương Tây làm dấy lên lo ngại rằng đồng rúp Nga có thể mất giá.

Sau khi phương Tây lần lượt công bố các lệnh trừng phạt nặng nề lên kinh tế Nga, người dân nước này đổ xô gom ngoại tệ. Bất chấp việc một số ngân hàng nước này bán đồng USD với giá cao hơn khoảng 1/3 so với giá đóng cửa cuối tuần trước và cao hơn nhiều so với mốc tâm lý quan trọng 100 Rúp đổi 1 USD – mốc tỷ giá mà nhiều chuyên gia kinh tế nói là sẽ dẫn tới việc Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) nâng lãi suất.

Cú sốc tiền tệ diễn ra trong lúc người Nga còn đang ngỡ ngàng trước việc nhiều nước châu Âu đóng cửa không phận đối với Nga và những hệ thống thanh toán phổ biến ở nước này như ApplePay sẽ ngừng hoạt động.

Người dân Nga xếp hàng dài tại Ngân hàng chờ rút tiền.

Người dân Nga xếp hàng dài tại Ngân hàng chờ rút tiền.

“Không có kịch bản tích cực nào với đồng rúp. Tôi không kỳ vọng sự can thiệp về mặt định giá sẽ hiệu quả, mọi thứ chỉ có thể thay đổi khi những vấn đề pháp lý hạ nhiệt”, Paul McNamara, nhà quản lý quỹ tại GAM Investments, cho biết.

Tác động tới các ngân hàng Nga

Nga đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhất được áp dụng đối với một nền kinh tế lớn trong ít nhất một thế hệ.

Đồng ruble đã giảm gần 30% xuống mức thấp nhất mọi thời đại so với USD vào ngày 28/2, khi thị trường mở cửa giao dịch vào ngày đầu tiên sau khi các quốc gia phương Tây tuyên bố trừng phạt kinh tế đối với Nga.

Cụ thể, đồng ruble giảm xuống mức thấp nhất là 119 ruble đổi 1 USD, giảm 28,77% so với lần gần đây nhất ở mức 83,64 ruble đổi 1 USD ở thời điểm đóng cửa ngày 26/2.

Do đó, việc người dân đổ xô đi rút tiền càng khiến các ngân hàng lo lắng về ảnh hưởng đối với hệ thống ngân hàng của quốc gia này.

Một giám đốc điều hành tại một ngân hàng phương Tây ở Matxcơva cho hay: "Hoạt động rút tiền mặt của người dân đang gây hại cho Nga, cùng với đó tính thanh khoản của các ngân hàng đang dần giảm xuống".

Tuy vậy, ngày 27/2, Ngân hàng Trung ương Nga đã trấn an thị trường rằng sẽ đảm bảo đủ thanh khoản tiền ruble và không đặt giới hạn cho các ngân hàng vay tiền.

"Hệ thống ngân hàng Nga ổn định, có đủ vốn dự trữ và thanh khoản để hoạt động mà không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống nào. Tất cả các khoản tiền của khách hàng đều được bảo mật và sẵn sàng", Ngân hàng Trung ương Nga cho biết trong một tuyên bố.

Hệ thống thanh toán nội địa của Nga, được phát triển trong trường hợp các ngân hàng của quốc gia này bị loại khỏi SWIFT, sẽ tiếp tục hoạt động trong mọi tình huống, tuyên bố cho biết thêm.

Lần cuối cùng Nga đối mặt với tình trạng cạn tiền mặt là vào năm 2014, thời điểm giá dầu lao dốc do các lệnh trừng phạt từ phương Tây tác động đến tỉ giá hối đoái. Sberbank, ngân hàng lớn nhất tại Nga, nhanh chóng cạn kiệt 1.300 tỷ rúp (16 tỷ USD) trong vòng một tuần.

Các lệnh trừng phạt của phương Tây với nền kinh tế Nga

Ngày 24/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố trừng phạt hai tổ chức tài chính lớn nhất Nga là Sberbank và VTB, cấm họ xử lý các giao dịch thanh toán thông qua hệ thống tài chính Mỹ. Các công ty quốc doanh Nga cũng bị cấm huy động vốn tại thị trường Mỹ. Lệnh cấm vận này có tác động đến 80% tài sản trong hệ thống ngân hàng Nga.

Mỹ cũng giáng đòn vào các công ty quân sự và công nghiệp Nga, khi cấm họ mua công nghệ thiết yếu, như chip máy tính.

Liên minh châu Âu, Anh, Nhật Bản, Australia và nhiều nước khác đều đã thông báo trừng phạt các công ty và cá nhân Nga. Đây là động thái chưa từng có tiền lệ cả về quy mô và tác động kinh tế. Mỹ, Anh và EU thậm chí trừng phạt riêng Tổng thống Nga Vladimir Putin.

SWIFT thì cho biết sẽ có biện pháp ngăn ngân hàng trung ương Nga dùng dự trữ quốc tế để hỗ trợ đồng rouble. Ursula von der Leyen – Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết các biện pháp này "sẽ làm tê liệt tài sản của ngân hàng trung ương Nga".

Dù vậy, phương Tây không nói rõ ngân hàng nào của Nga bị loại khỏi SWIFT và sẽ nhắm vào ngân hàng trung ương Nga như thế nào.

Tin liên quan

Đọc tiếp