Gốm Việt Nam có bề dày trên dưới 10.000 năm lịch sử. Cách đây 4000-5000 năm, người xưa đã biết dùng bàn xoay (mặc dù bàn xoay thời đó hết sức thô sơ) song song với nặn gốm bằng tay để chế tác những đồ gốm thô không men.

Kể chuyện lịch sử qua đồ gốm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

bảo tàng Gốm
07:44 - 23/11/2022
Sưu tập gốm của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chủ yếu tập trung giới thiệu cổ vật từ thế kỷ thứ 11 đến gốm đương đại, phản ánh những đặc trưng trong từng giai đoạn của đồ gốm men truyền thống Việt Nam.
Hoa văn đặc trưng đồ gốm trong bảo tàng theo từng thời kỳ theo dòng lịch sử thời Lý (TK XI-XII), thời Trần ( TK XII- XIV), thời Lê Sơ (TK XV), Thời Mạc(TK XVI), Thời Mạc- Lê Trung Hưng( TK XV- XVII), Thời Nguyễn (XIX).

Hoa văn đặc trưng đồ gốm trong bảo tàng theo từng thời kỳ theo dòng lịch sử thời Lý (TK XI-XII), thời Trần ( TK XII- XIV), thời Lê Sơ (TK XV), Thời Mạc(TK XVI), Thời Mạc- Lê Trung Hưng( TK XV- XVII),

Thời Nguyễn (XIX).

Phòng đầu tiên trong khu trưng bày đồ gốm chứa 20 vật dụng từ thế kỷ 11-12 Thời Lý. Những vật dụng bình dân như bát, chum nước hoặc hũ được làm từ một số loại gốm men đặc sắc như men ngọc, men trắng, men trắng ngà, men trắng ngà rạn, men nâu...

Phòng đầu tiên trong khu trưng bày đồ gốm chứa 20 vật dụng từ thế kỷ 11-12 Thời Lý. Những vật dụng bình dân như bát, chum nước hoặc hũ được làm từ một số loại gốm men đặc sắc như men ngọc, men trắng, men trắng ngà, men trắng ngà rạn, men nâu...

Bát tô làm bằng gốm trắng ngà , đài sen tạo nên từ gốm men trắng thời Lý.

Bát tô làm bằng gốm trắng ngà , đài sen tạo nên từ gốm men trắng thời Lý.

Có lịch sử trên dưới nghìn năm, gốm thời kỳ Lý, Trần phát triển mạnh mẽ nhất và cũng có thể coi là giai đoạn vàng của gốm Việt Nam. Nghề gốm phát triển với hầu hết vùng nào cũng có nghề làm gốm, đặc biệt tại các vùng ven sông. Thời kỳ này xuất hiện các trung tâm gốm sứ mà đến nay vẫn còn như Bát Tràng (Hà Nội); Thổ Hà, Phù Lãng ( Bắc Ninh); Hương Canh ( Vĩnh Phúc)….
Có lịch sử trên dưới nghìn năm, gốm thời kỳ Lý, Trần phát triển mạnh mẽ nhất và cũng có thể coi là giai đoạn vàng của gốm Việt Nam. Nghề gốm phát triển với hầu hết vùng nào cũng có nghề làm gốm, đặc biệt tại các vùng ven sông. Thời kỳ này xuất hiện các trung tâm gốm sứ mà đến nay vẫn còn như Bát Tràng (Hà Nội); Thổ Hà, Phù Lãng ( Bắc Ninh); Hương Canh ( Vĩnh Phúc)….
Thời kỳ này, nhiều loại men mới cũng được thử nghiệm và có sự ổn định về công nghệ sản xuất cũng như phong cách. .

Thời kỳ này, nhiều loại men mới cũng được thử nghiệm và có sự ổn định về công nghệ sản xuất cũng như phong cách. .

Thịnh hành hai loại gốm chính, một là: Gốm trang trí kiến trúc, thường là đất nung để mộc, hoặc phủ một lớp men có giá trị độc đáo. Ví dụ như gạch có in hoa văn để trang trí với nhiều dáng hình, kích thước khác nhau. Hoặc ngói lợp có gắn đầu phượng, đầu rồng. Hoặc hình gốm trang trí hình chiếc lá nhọn đầu để gắn trên nóc hoặc riềm nhà… Hai là gốm gia dụng bát đĩa, ấm, âu, chén, vại, chum, vò…Đặc biệt men trắng cũng xuất hiện ở thời kỳ này ngoài men tro và men đất – những loại thịnh hành từ những thời kỳ trước đó

Thịnh hành hai loại gốm chính, một là: Gốm trang trí kiến trúc, thường là đất nung để mộc, hoặc phủ một lớp men có giá trị độc đáo. Ví dụ như gạch có in hoa văn để trang trí với nhiều dáng hình, kích thước khác nhau. Hoặc ngói lợp có gắn đầu phượng, đầu rồng. Hoặc hình gốm trang trí hình chiếc lá nhọn đầu để gắn trên nóc hoặc riềm nhà… Hai là gốm gia dụng bát đĩa, ấm, âu, chén, vại, chum, vò…Đặc biệt men trắng cũng xuất hiện ở thời kỳ này ngoài men tro và men đất – những loại thịnh hành từ những thời kỳ trước đó

Men trắng ngà cùng hoa văn bông sen rất thịnh hành vào thời Trần.

Men trắng ngà cùng hoa văn bông sen rất thịnh hành vào thời Trần.

Thời Mạc (1527-1592) là một triều đại tiếp nối triều Lê Sơ, còn để lại nhiều dấu ấn về mặt kinh tế, quân sự, giáo dục, ngoại giao. Trong đó, ngành nghề sản xuất đồ gốm cũng để lại nhiều sản phẩm đặc biệt. Đó là những đồ gốm có minh văn là chữ Hán - Nôm được khắc, in nổi hay viết bằng men lam trên các sản phẩm.
Thời Mạc (1527-1592) là một triều đại tiếp nối triều Lê Sơ, còn để lại nhiều dấu ấn về mặt kinh tế, quân sự, giáo dục, ngoại giao. Trong đó, ngành nghề sản xuất đồ gốm cũng để lại nhiều sản phẩm đặc biệt. Đó là những đồ gốm có minh văn là chữ Hán - Nôm được khắc, in nổi hay viết bằng men lam trên các sản phẩm.
Tiêu biểu cho gốm sứ thời kỳ này phải kể đến một sưu tập vật dụng thờ cúng có màu men lam xám của người nghệ nhân tài hoa Đặng Huyền Thông – ông tổ của nghề làng gốm Chu Đậu (Hải Dương), những sản phẩm của ông mang đậm sắc thái riêng thời Mạc. Tại thời kỳ này xuất hiện một số dòng gốm thịnh vượng như gốm màu xanh lục, nhiều loại điểm thêm màu nâu, vàng – nâu nhưng đến nay còn lưu lại không nhiều nên trở thành những cổ vật rất quý hiếm, nhất là các chân đèn, lư hương, cặp nghê chầu, bình vôi, nậm rượu, văn phòng tứ bảo…

Tiêu biểu cho gốm sứ thời kỳ này phải kể đến một sưu tập vật dụng thờ cúng có màu men lam xám của người nghệ nhân tài hoa Đặng Huyền Thông – ông tổ của nghề làng gốm Chu Đậu (Hải Dương), những sản phẩm của ông mang đậm sắc thái riêng thời Mạc. Tại thời kỳ này xuất hiện một số dòng gốm thịnh vượng như gốm màu xanh lục, nhiều loại điểm thêm màu nâu, vàng – nâu nhưng đến nay còn lưu lại không nhiều nên trở thành những cổ vật rất quý hiếm, nhất là các chân đèn, lư hương, cặp nghê chầu, bình vôi, nậm rượu, văn phòng tứ bảo…

Dòng gốm xanh lục đi kèm hoa văn quý hiếm đặc sắc.

Dòng gốm xanh lục đi kèm hoa văn quý hiếm đặc sắc.

20 vật dụng gốm được trưng bày tại triển Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

20 vật dụng gốm được trưng bày tại triển Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Những nước men sứ ký kiểu đạt độ hoàn thiện cao thường được dùng cho các bậc vua chúa các triều đại.

Những nước men sứ ký kiểu đạt độ hoàn thiện cao thường được dùng cho các bậc vua chúa các triều đại.

Đọc tiếp