KienlongBank sụt giảm lợi nhuận 81%

NGÂN HÀNG Việt nAM
14:02 - 04/05/2022
KienlongBank sụt giảm lợi nhuận 81%
0:00 / 0:00
0:00
Trong quý đầu năm 2022, Ngân hàng KienlongBank ghi nhận lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ. Nguyên nhân do quý đầu năm ngoái nhà băng này đã ghi nhận khoản lãi đột biến từ việc bán tài sản đảm bảo là cổ phiếu STB.

Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) vừa công bố kết quả kinh doanh trong quý I/2022. Theo đó, trong quý I, lợi nhuận trước thuế tại ngân hàng chỉ đạt 127 tỷ đồng, giảm 81%, thấp hơn 575 tỷ đồng so với quý I/2021.

Theo bản giải trình của ngân hàng, nguyên nhân dẫn đến việc lợi nhuận giảm do KienlongBank quý 1 năm ngoái ngân hàng này thực hiện đề án tái cấu trúc của Ngân hàng Nhà nước, dẫn tới thu nhập đột biến từ việc thu hồi nợ gốc và lãi của các khoản cho vay có tài sản đảm bảo là cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB).

Sự sụt giảm trong quý đầu năm nay chủ yếu là vì mất đi các khoản thu nhập đột biến kể trên, dẫn đến lợi nhuận 3 tháng đầu năm 2022 có sự sụt giảm mạnh.

Các khoản thu khác như lãi thuần tại ngân hàng đạt 443,5 tỷ đồng, giảm 51% so với cùng kỳ. Do thu nhập lãi tiền gửi, lãi vay và thu nhập khác từ các khoản tín dụng giảm.

Ngoài ra, các mảng kinh doanh khác bao gồm: Hoạt động dịch vụ lãi 65 tỷ, tăng trưởng 67,7% so quý I năm ngoái; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 30,2 tỷ, gấp 6 lần cùng kỳ năm trước; chứng khoán đầu tư lãi 11,1 tỷ; các hoạt động kinh doanh khác lãi 2,7 tỷ. Theo đó, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt 552,5 tỷ.

Ngân hàng cũng đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro trong quý I/2022, nâng con số này lên 93,7 tỷ đồng từ 34 tỷ đồng trong cùng kỳ, tương đương tăng 175%.

Tính đến ngày 31/3/2022, tổng tài sản của ngân hàng đạt 80.844 tỷ đồng. Các khoản khác như dư nợ cho vay khách hàng ở mức 36,2 nghìn tỷ và tiền gửi khách hàng 52.419 tỷ đồng.

Trong quý đầu năm, nợ xấu nội bảng của ngân hàng tăng nhẹ 25 tỷ lên hơn 751 tỷ đồng, chiếm 2,08% tổng dư nợ cho vay khách hàng.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, KienlongBank đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 660 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt 85.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 45.200 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động đạt 77.700 đồng và tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Trong đó đáng chú ý, năm 2022 KienlongBank sẽ tăng vốn điều lệ từ 3.653 tỷ đồng lên 4.231 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu chia cổ tức. Mục đích đợt tăng vốn là nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh và bổ sung nguồn vốn đầu tư kinh doanh cho KienlongBank trong năm 2022.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 vừa qua, ngân hàng cũng đã thông qua cổ đông và phê duyệt phương án phân phối lợi nhuận của năm 2021. Với lợi nhuận sau thuế là hơn 770 tỷ đồng, KienlongBank sẽ trích 5% cho quỹ bổ sung vốn điều lệ, 10% cho quỹ dự phòng tài chính và 5,24% cho các quỹ khác.

Sau khi trích các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối còn lại là hơn 614 tỷ đồng, KienlongBank sẽ dùng 578 tỷ đồng để chi trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 16% và chỉ thực hiện sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Ngoài ra, ngân hàng cho biết thêm sẽ triển khai các thủ tục để niêm yết cổ phiếu của KienlongBank trên sàn giao dịch chứng khoán.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.