Báo cáo vĩ mô của VNDirect tiếp tục duy trì dự báo GDP của Việt Nam ở mức 5,6% trong quý 2/2022 và 7,1% trong năm 2022. Theo đó, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong năm nay.
Chiều 14/5 (giờ địa phương), tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại Mỹ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, phát biểu và dự tọa đàm chính sách tại Đại học Harvard, thành phố Boston (bang Massachusetts).
Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhận định, nền kinh tế Việt Nam đang lấy được đà phục hồi. Tuy nhiên, tổ chức này cho rằng Việt Nam cần thận trọng với lạm phát và rủi ro gián đoạn nguồn cung ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế.
HSBC nhận định, từ khi mở cửa trở lại, động lực bên ngoài của Việt Nam đang "hừng hực khí thế" với kết quả xuất khẩu lạc quan, nhưng vẫn cần cảnh giác khi nhu cầu thế giới có sự dịch chuyển và gián đoạn chuỗi cung ứng ở Trung Quốc.
Nền kinh tế Philippines tăng trưởng 8,3% trong quý đầu tiên của năm 2022 so với một năm trước đó, do các hạn chế về đại dịch Covid-19 được nới lỏng đã giúp sức mua trong nước hồi sinh trở lại.
Đại diện IMF khuyến nghị, trong bối cảnh kinh tế nhiều thách thức, chính sách tài khóa nên đi đầu trong việc hỗ trợ, đặc biệt trong bối cảnh nếu rủi ro suy giảm tăng trưởng trở thành hiện thực.
Tại phiên khai mạc kỳ họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 11/5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ lo lắng việc nửa năm 2022 đã gần trôi qua nhưng vẫn chưa có danh mục dự án dùng vốn từ gói phục hồi kinh tế, trong khi các dự án giải ngân rất chậm.
Bất chấp xu hướng lạm phát toàn cầu tăng phi mã, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vẫn có thể duy trì giá cả ở mức tương đối ổn định. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có thể áp dụng được kinh nghiệm từ nước này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 9/5 cho biết, Ukraine là thành viên của gia đình châu Âu, nhưng tiến trình kết nạp vào EU có thể kéo dài vài năm, thậm chí là vài thập kỷ.
CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) mới công bố báo cáo triển vọng ngành quý II/2022. Theo đó, một số ngành như bất động sản, thép hay ngân hàng... được đánh giá đầy tiểm năng.
Theo hai cựu quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Richard Clarida và Randal Quarles, FED có khả năng sẽ phải tăng lãi suất nhiều hơn dự kiến và rất có thể kết quả của việc này là một cuộc suy thoái.
Nga đang lên kế hoạch một gói cứu trợ kinh tế trị giá hàng chục tỷ USD để làm dịu đòn trừng phạt của phương Tây gây ra, đồng thời hỗ trợ người dân trước các tổn thất tài chính liên quan đến chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Trong bối cảnh thế giới đang bắt đầu phục hồi hậu Covid-19, các đe dọa về tắc nghẽn chuỗi cung ứng và lạm phát lại đang tăng cao do căng thẳng địa chính trị tại châu Âu. Đây cũng chính là những vấn đề được đánh giá có tác động lớn đến kinh tế Trung Quốc.
Một số chuyên gia nhận định rằng, bối cảnh hiện nay đã có điểm khác so với thời điểm Quốc hội đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng 6-6,5%, đây là thời điểm cần những áp lực cải cách mạnh mẽ hơn.
Sau một quý triển khai Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, việc giải ngân đầu tư công vẫn đang chậm chạp và các chuyên gia cho rằng cần phải có một khuôn khổ pháp lý mạnh dạn hơn để cải thiện, nhằm mang lại hiệu ứng kích thích tăng trưởng kinh tế.