Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Mekong ASEAN trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của tác giả Trịnh Minh Phết có tựa đề "Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển", mang lại góc nhìn sâu sắc hơn về ASEAN và hành trình 30 năm Việt Nam gia nhập khối.
Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển
Chủ đề hợp tác năm 2024 "ASEAN: Thúc đẩy kết nối và tự cường" - Ảnh: VGP

Đứng trước khởi điểm lịch sử mới của đất nước, khởi đầu hành trình mới của ASEAN, chuẩn bị cho dấu mốc 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, thời điểm này chính là lúc tất cả chúng ta cùng nhìn lại và đánh giá những gì ASEAN đã, đang và sẽ làm, để xác định hướng tham gia và đóng góp của chúng ta cho tương lai của ASEAN, cũng chính là đóng góp cho tương lai của mỗi quốc gia thành viên và cho chúng ta.

ASEAN: Nền tảng vững chắc, liên kết vững mạnh, phát triển vững vàng

Ra đời cách đây gần 60 năm trong bối cảnh khu vực bị phủ bóng bởi những bất ổn, chia rẽ và nghi kỵ, ASEAN đã từng bước đoàn kết, mở rộng, phát triển mang lại diện mạo mới cho khu vực, nuôi dưỡng lòng tin lớn dần theo năm tháng.

Sau gần 3 thập kỷ, ASEAN, từ một tổ chức chỉ có 5 thành viên, đến nay, ASEAN đã trở thành ngôi nhà chung của cả 10 quốc gia Đông Nam Á, mở ra thời kỳ mới cho đoàn kết và hợp tác khu vực. Cộng đồng ASEAN hình thành ngày 31/12/2015, đánh dấu bước phát triển về chất của ASEAN, củng cố thêm vững chắc nền tảng liên kết, khẳng định vai trò không thể thiếu đối với hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Hành trình của ASEAN để đạt đến tầm vóc và vị thế hôm nay không phải lúc nào cũng "thuận buồm xuôi gió" mà chứa đựng trong đó rất nhiều những biến cố và thăng trầm. Càng qua gian nan, thử thách, ASEAN càng được tôi luyện để trưởng thành hơn, phát huy bản lĩnh, tự tin, tự cường và tự chủ chiến lược. Điều này được thể hiện rõ nét qua các khả năng ứng biến, năng lực ứng phó và nguyên tắc ứng xử của ASEAN:

Một là, ứng biến linh hoạt, kịp thời, nhạy béntrước mọi biến động của tình hình khu vực và quốc tế. Từ các điểm nóng toàn cầu đến khu vực, các nước thành viên đều chia sẻ nhận thức và trách nhiệm trong việc củng cố đoàn kết và phát huy tiếng nói chung của ASEAN. Đồng thuận về ý chí để đi đến thống nhất trong ứng xử và hành động, ASEAN đã thể hiện rõ nét năng lực "ứng vạn biến" của mình trên cơ sở sứ mệnh "bất biến" là giữ vững môi trường hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực.

Vượt lên trên mọi thử thách, thế giới chứng kiến một ASEAN ứng biến kiên định đầy tự tin và bản lĩnh trong các vấn đề quốc tế và khu vực, từ đồng thuận 5 điểm hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp lâu dài và bền vững, củng cố lập trường nguyên tắc và tiếng nói chung trong vấn đề Biển Đông, đến duy trì cách tiếp cận cân bằng, nhất quán về xung đột tại Ukraine, Trung Đông hay Bán đảo Triều Tiên.

Thấu hiểu, chia sẻ thực trạng hiện nay ở Trung Đông, châu Âu và nhiều nơi khác, chúng ta càng thấm thía hơn và trân trọng hơn giá trị của hòa bình, ổn định ở khu vực hiện nay. Hòa bình không phải điều mặc nhiên sẵn có, mà bắt nguồn từ quyết tâm, chung sức đồng lòng đấu tranh của các nước thành viên, cùng nỗ lực hết mình vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển.

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm, lấy kết nối làm trọng tâm để bứt phá, và lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để tiên phong dẫn dắt - Ảnh: VGP

Hai là, ứng phó linh hoạt, chủ động, kịp thời, hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống. Một ví dụ điển hình là câu chuyện Covid-19, hậu quả vẫn kéo dài nhưng kinh nghiệm, bài học về ứng phó dịch bệnh vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự trong giai đoạn hiện nay.

Hàng loạt các sáng kiến được triển khai như Quỹ ứng phó Covid-19, Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực, Quy trình ứng phó dịch bệnh chuẩn của ASEAN, Khung hành lang đi lại ASEAN, Khung phục hồi tổng thể ASEAN là những minh chứng sống động về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của ASEAN trong khó khăn và tính chủ động của ASEAN trong ứng phó các vấn đề mang tính toàn dân, toàn diện, toàn cầu và trong Cộng đồng.

Việc triển khai đồng bộ các sáng kiến trên đã tạo tiền đề giúp ASEAN huy động nguồn lực phòng, chống dịch với hơn 900 triệu liều vaccine và số lượng lớn trang thiết bị, vật tư y tế. Các sáng kiến này cũng định hình khuôn khổ hợp tác và phối hợp hành động giữa các nước trong kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh, góp phần làm nên thành tựu ấn tượng của ASEAN trong chống dịch và phục hồi kinh tế. Tổng hòa các nỗ lực của ASEAN trong ứng phó dịch bệnh cùng nhiều thách thức đang nổi lên khác như biến đổi khí hậu, thiên tai, cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số, thể hiện rõ nét tinh thần "tư duy Cộng đồng, hành động cùng nhau" của một ASEAN tương thân tương ái, kề vai sát cánh, cùng nhau tháo gỡ khó khăn vượt qua thách thức.

Ba là, ứng xử kiên định độc lập, cân bằng trước cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt. Những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, thế giới chứng kiến những chuyển dịch địa-chính trị mạnh mẽ. Châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là nơi hội tụ và giao thoa lợi ích chiến lược của tất cả các nước lớn; đặt ở tâm điểm của khu vực này, ASEAN thu hút sự quan tâm, tham gia và thậm chí can dự của các đối tác lớn. Cạnh tranh và cọ xát chiến lược giữa các nước lớn diễn ra trực diện ngay tại các cơ chế, diễn đàn của ASEAN, ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả hợp tác.

Trong bối cảnh đó, ASEAN phát huy tính kiên định, nhất quán vai trò độc lập, chủ động, ứng xử có nguyên tắc trong triển khai quan hệ với các đối tác. Lấy các nguyên tắc cơ bản làm định hướng như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ASEAN thành công trong việc điều hòa lợi ích, dung hòa khác biệt, hài hòa quan tâm của các nước khi tham gia hợp tác ở khu vực. Các cơ chế của ASEAN như ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á tiếp tục khẳng định giá trị chiến lược trong việc thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin và tăng cường hợp tác, tạo nền tảng vững chắc cho việc định hình cấu trúc khu vực đa tiến trình, đa tầng nấc và đa lĩnh vực với ASEAN ở vị trí trung tâm.

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển
Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEA 2024, Thủ tướng nhấn mạnh, một ASEAN tự cường không thể thiếu đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp tự cường - Ảnh: VGP

Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, nâng tầm liên kết

Thế giới đang trải qua những biến động phức tạp, sâu rộng với những xu hướng trái ngược, tác động thuận nghịch đan xen. Về tổng thể thì hòa bình, nhưng cục bộ có chiến tranh; về tổng thể thì hòa hoãn, nhưng cục bộ có căng thẳng; về tổng thể thì ổn định, nhưng cục bộ có xung đột. Các động lực tăng trưởng mới, đặc biệt là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, đang tạo ra những bước chuyển mang tính thời đại, làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất và mọi mặt đời sống xã hội. Trong cục diện đầy biến động đó, ASEAN tiếp tục nổi lên là hình mẫu về đoàn kết, tâm điểm về tăng trưởng, điểm sáng của sự nỗ lực và điển hình trong thích ứng các xu hướng phát triển mới.

Với dự báo tăng trưởng năm 2024 là 4,6% và năm 2025 là 4,8%, vượt xa mức trung bình của thế giới, ASEAN tiếp tục ghi nhận thành tựu phát triển kinh tế ấn tượng, được kỳ vọng trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030.

Tăng cường kết nối giữa các nền kinh tế, ASEAN đẩy nhanh nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN, cơ bản hoàn tất đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc phiên bản 3.0, triển khai Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP)… Các khuôn khổ hợp tác mới của ASEAN về kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế biển xanh cho thấy bước chuyển của ASEAN trong tư duy và hành động, không chỉ chủ động nắm bắt các động lực tăng trưởng mới, mà còn dẫn dắt và định hình các nội hàm hợp tác mới ở khu vực.

Với định hướng "đặt người dân ở vị trí trung tâm của các nỗ lực xây dựng Cộng đồng", tất cả các cơ quan chuyên ngành của ASEAN về giáo dục, lao động, y tế, văn hóa… đều nhận thức sâu sắc mục tiêu xây dựng Cộng đồng hướng tới người dân, phục vụ lợi ích thiết thực của người dân, coi đây là mục tiêu hướng đến cao nhất trong hoạch định và triển khai chính sách. Sự gắn kết, gắn bó và tin tưởng của người dân chính là chất xúc tác cho sợi dây liên kết giữa các quốc gia thêm bền chặt, đồng thời phản ánh rõ nét bản chất của ASEAN là một Cộng đồng hài hòa, nhân văn và dung nạp, vì sự phát triển đồng đều, công bằng cho tất cả mọi người, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN+3, các lãnh đạo ASEAN và 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều nhấn mạnh tầm quan trọng của khuôn khổ hợp tác ASEAN+3, đánh giá cao những tiến triển tích cực trong hợp tác ASEAN+3 thời gian qua - Ảnh: VGP

Trên bước đường sắp tới với nhiều cơ hội và thách thức phía trước, nhiệm vụ đặt ra cho ASEAN là giữ vững thành quả đã đạt được, tiếp tục nâng tầm liên kết và hợp tác trên cả ba chiều cạnh về quy mô, phạm vi và chất lượng. Làm sao để ASEAN giữ vững độc lập và tự chủ chiến lược? Làm sao để ASEAN vươn mình bứt phá thành tâm điểm của tăng trưởng? Làm sao để ASEAN thích ứng ngày càng tốt hơn trước những biến động từ bên ngoài? Những vấn đề căn cốt cần những giải pháp căn cơ; theo đó, ASEAN cần xử lý tốt các mối quan hệ sau:

Thứ nhất, mối quan hệ biện chứng giữa "độc lập, tự chủ chiến lược của ASEAN" với "hội nhập sâu rộng hơn vào các tiến trình toàn cầu". Độc lập, tự chủ chiến lược là cơ sở để ASEAN kiên định các mục tiêu và nguyên tắc, phát huy nội lực, nâng cao tự cường, khẳng định vai trò và vị thế, đặt nền tảng cho sự tham gia sâu rộng hơn của ASEAN trong các nghị sự toàn cầu. Đến lượt mình, vai trò và đóng góp hiệu quả của ASEAN trong các tiến trình toàn cầu sẽ góp phần nâng cao tiềm lực, tăng cường năng lực và huy động nguồn lực, giúp ASEAN củng cố tự cường và tự chủ chiến lược, luôn vững vàng trước mọi biến động.

Thứ hai, mối quan hệ biện chứng giữa lực, thế và thời. "Lực" là nền tảng liên kết và truyền thống đoàn kết mà ASEAN đã dày công vun đắp trong 60 năm qua. "Thế" là vị thế và uy tín mà ASEAN đã tạo dựng trên cơ sở "lực" của mình, thể hiện rõ qua vai trò và sự tham gia ngày càng chủ động, tích cực của ASEAN trong các vấn đề khu vực và toàn cầu cũng như sự quan tâm, coi trọng của các đối tác dành cho ASEAN. "Thời" là những xu hướng lớn đang diễn ra hiện nay, đặc biệt là các động lực tăng trưởng mới mà ASEAN cần nắm bắt và tận dụng hiệu quả.

"Tạo lực, lập thế, tranh thời" là "nghệ thuật" hành động của ASEAN trong bối cảnh hiện nay, tiếp tục củng cố sức mạnh đoàn kết, phát huy sức sống năng động và kiến tạo sức bật mới, để vững bước và vươn tầm mạnh mẽ.

Thứ ba, mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế, chính trị-an ninh và văn hóa-xã hội. Cộng đồng ASEAN được xây dựng theo thế chân kiềng vững chắc, gồm ba trụ cột kinh tế, chính trị-an ninh và văn hóa-xã hội tương trợ và gắn kết chặt chẽ. Trong đó, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, củng cố chính trị-an ninh là trọng yếu, thường xuyên, và hợp tác văn hóa-xã hội là nền tảng tinh thần và nguồn lực nội sinh. Việc giải quyết hài hòa, đồng bộ và thấu đáo mối quan hệ này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với thành công của ASEAN.

Với bất kỳ vấn đề nào, ASEAN cũng cần có cách tiếp cận tổng thể và toàn diện, với tư duy đa chiều và góc nhìn đa diện, để xử lý thấu triệt tất cả mọi khía cạnh. Để làm được điều đó, tăng cường năng lực thể chế là điều kiện tiên quyết, trong đó cần đặc biệt dành sự quan tâm và đầu tư thích đáng cho công tác phối hợp liên ngành, liên trụ cột, bảo đảm sự nhịp nhàng và thông suốt.

Việt Nam: Tham gia ASEAN chủ động hơn, linh hoạt hơn, tích cực hơn, trách nhiệm hơn, sáng tạo hơn và hiệu quả hơn

Gần 3 thập kỷ tham gia ASEAN đã chứng minh tầm quan trọng to lớn của ASEAN đối với Việt Nam. Kể từ khi trở thành thành viên ASEAN năm 1995, tham gia ASEAN luôn là ưu tiên chiến lược và lựa chọn hàng đầu của Việt Nam, ASEAN là "không gian chiến lược" góp phần tạo dựng cục diện thuận lợi, giữ vững môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, phát triển cho đất nước.

ASEAN là "cầu nối" để chúng ta mở rộng hợp tác, huy động nguồn lực hỗ trợ cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội. ASEAN là "điểm tựa" để Việt Nam phát huy vai trò, nâng cao giá trị chiến lược trong quan hệ với các đối tác và tự tin, tự lực, tự cường tham gia, hội nhập ở các cơ chế, diễn đàn rộng lớn hơn.

Tham gia ASEAN đã đưa Việt Nam từ một đất nước bị chiến tranh tàn phá, bao vây, cấm vận, từng bước mở cửa và hội nhập, gắn sự phát triển của đất nước với dòng chảy phát triển chung của ASEAN, khu vực và thế giới. Các giai đoạn Việt Nam tham gia ASEAN luôn đồng hành với quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của đất nước.

Theo thời gian, chúng ta ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, vững vàng tham gia hợp tác ASEAN nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung, với những đóng góp ngày càng đậm nét. Ngày nay, nói đến Việt Nam là nói đến thành viên uy tín, trách nhiệm của ASEAN và cộng đồng quốc tế, nỗ lực hết mình, hợp tác chân thành, tin cậy và đóng góp tận tâm.

Những đóng góp mang đậm dấu ấn của Việt Nam phải kể đến, đó là phát huy và lan tỏa các giá trị và nguyên tắc nền tảng của ASEAN, như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Đó là khởi xướng, định hình các quyết sách chiến lược của ASEAN, đặc biệt là đã góp phần dẫn dắt định hình ASEAN thành công vượt qua đại dịch COVID-19 trong năm Chủ tịch ASEAN 2020, chủ động định hướng phát triển của Cộng đồng với tiến trình xây dựng Tầm nhìn ASEAN sau 2025. Đó là, củng cố mạng lưới liên kết kinh tế sâu rộng của ASEAN, tích cực tham gia đàm phán, rà soát, nâng cấp các hiệp định, thỏa thuận của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, khẳng định vai trò đi đầu của ASEAN trong xu thế tự do hóa thương mại dựa trên luật lệ. Đó là, làm đậm thêm bản sắc của Cộng đồng ASEAN là nguyên tắc đồng thuận và thống nhất trong đa dạng; của dân, do dân và vì dân với cách tiếp cận "lấy người dân là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và nguồn lực" của tiến trình xây dựng Cộng đồng.

Trong hành trình phát triển tiếp theo với những kỳ vọng mới đặt ra cho ASEAN, chúng ta cần nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia chủ động và đóng góp nhiều hơn cho công việc chung, với phương châm sáng tạo trong tư duy, đổi mới trong tiếp cận, linh hoạt trong triển khai, hiệu quả trong cách làm, và quyết liệt trong hành động. Muốn vậy, ngay từ lúc này, Việt Nam xác định, bổ sung, phát triển những nội hàm mới, cụ thể với tinh thần "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, tầm nhìn; động lực bắt nguồn từ đổi mới, sáng tạo; sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, doanh nghiệp", và 6 hơn:

Một là, trách nhiệm hơn trong củng cố đoàn kết ASEAN, không chỉ cùng các nước xây dựng đồng thuận trên cơ sở dung hòa khác biệt, mà cần nâng cao chất lượng đồng thuận trên cơ sở gia tăng mức độ đan xen và hợp tác gắn kết lợi ích, hướng tới nâng dần mẫu số chung về lợi ích của các nước thành viên.

Hai là, chủ động hơn trong nâng cao tính tự cường của ASEAN. Cần nâng cao năng lực ứng phó của ASEAN trước mọi thách thức, từ biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số, đến rủi ro tài chính-kinh tế, đứt gãy chuỗi cung ứng, quản trị hiệu quả các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, an toàn thông tin, để giữ vững ổn định chiến lược bên trong và phản ứng chính sách kịp thời với các biến động, cú sốc bên ngoài.

Ba là, sáng tạo hơn thông qua đề xuất các sáng kiến, ý tưởng phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng Cộng đồng. Đặc biệt, cần đặt trọng tâm vào "kết nối" để tạo đột phá chiến lược, thúc đẩy kết nối nội khối kết hợp với kết nối bên ngoài, kết nối công-tư, kết nối đa lĩnh vực, trong đó kết nối thể chế, hạ tầng và con người là đột phá chiến lược cho ASEAN.

Bốn là, tích cực hơn trong duy trì tâm điểm tăng trưởng, khơi thông các động lực tăng trưởng mới. ASEAN cần bắt nhịp, bắt đúng, bắt kịp và vượt lên theo các xu hướng hiện nay, đặc biệt là hoàn tất đúng lộ trình và sớm đưa vào triển khai Hiệp định khung Kinh tế số ASEAN nhằm tối ưu hóa tiềm năng và cơ hội cho nền kinh tế số khu vực.

Năm là, nỗ lực hơn để thúc đẩy ASEAN tham gia và vươn tầm ở những không gian rộng lớn hơn. Với thế và lực đang lên và vai trò ngày càng được coi trọng, ASEAN có đủ cơ sở và điều kiện để mở rộng ảnh hưởng ở cả tầm khu vực và toàn cầu. Diễn đàn Tương lai ASEAN là sáng kiến rất đúng lúc của chúng ta, đóng góp cho hợp tác khu vực và từng bước đưa ASEAN tham gia các tiến trình toàn cầu, tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề mang tính thời đại.

Sáu là, đẩy mạnh hơn việc hài hòa hóa thể chế trong khu vực và tiến bộ toàn cầu; phù hợp với văn hóa, thể chế chính trị của ASEAN và của mỗi thành viên. Hài hòa hóa thể chế, kết nối hạ tầng chiến lược, liên kết nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có thể coi là những đột phá của ASEAN trong thời gian tới.

Tương lai thuộc về những ai chuẩn bị từ ngày hôm nay. Góp phần xây dựng tương lai phát triển vững mạnh của ASEAN cũng chính là góp phần quan trọng hiện thực hóa khát vọng của hơn 100 triệu người dân Việt Nam, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Trên hành trình phát triển mới của ASEAN, Việt Nam sẵn sàng phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, trách nhiệm đối với Cộng đồng ASEAN, đóng góp nhiều hơn nữa và hiệu quả hơn nữa cho tiến trình liên kết, thúc đẩy tâm điểm tăng trưởng và hợp tác khu vực, vì mục tiêu chung là hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển bền vững.

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Mekong ASEAN trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của tác giả Trịnh Minh Phết có tựa đề "Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển", mang lại góc nhìn sâu sắc hơn về ASEAN và hành trình 30 năm Việt Nam gia nhập khối.
Tháo gỡ điểm nghẽn, đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil xứng tầm

Tháo gỡ điểm nghẽn, đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil xứng tầm

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để tháo gỡ điểm nghẽn và đưa hợp tác kinh tế hai nước xứng tầm, Việt Nam và Brazil cần thúc đẩy sớm khởi động đàm phán FTA với MERCOSUR, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định về thị thực và Brazil xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Thủ tướng dự lễ gắn biển kỷ niệm tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Thủ tướng dự lễ gắn biển kỷ niệm tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định việc đặt biển tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TP Rio de Janeiro, Brazil không chỉ nhằm thể hiện sự tôn vinh mà còn để tri ân những cống hiến của Người cho tình hữu nghị giữa hai quốc gia, hai dân tộc, là dấu son trong quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Biển Đông sắp đón bão số 9, đêm nay Bắc Bộ đón không khí lạnh

Biển Đông sắp đón bão số 9, đêm nay Bắc Bộ đón không khí lạnh

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, hồi 13h chiều 17/11 bão Manyi đã đổ bộ vào khu vực phía Đông của đảo Luzon, Philippines, dự báo đêm nay và sáng mai bão sẽ di chuyển vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 9 ảnh hưởng đến Việt Nam trong năm nay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Brazil

Tối 16/11 (giờ địa phương), ngay sau khi tới thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại đây.
Việt Nam là đối tác trọng tâm trong triển khai sáng kiến Đoàn kết ASEAN - Hàn Quốc

Việt Nam là đối tác trọng tâm trong triển khai sáng kiến Đoàn kết ASEAN - Hàn Quốc

Trưa 16/11 (giờ địa phương) nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban Chỉ đạo sắp xếp tinh gọn bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban Chỉ đạo sắp xếp tinh gọn bộ máy

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng các nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới, sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tinh gọn.
‘'Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nền kinh tế trong và ngoài APEC'

‘'Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nền kinh tế trong và ngoài APEC'

Tại Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo APEC và các khách mời, Chủ tịch nước Lương Cường nêu 3 nguyên tắc và 4 giải pháp để xây dựng các liên kết kinh tế khu vực hiệu quả, khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nền kinh tế trong và ngoài APEC để thúc đẩy các kết nối liên khu vực hiệu quả, có lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil

Thủ tướng lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil

Rạng sáng 16/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, mở đường cho đột phá phát triển (Bài 3)

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, mở đường cho đột phá phát triển (Bài 3)

“Cán bộ là gốc của mọi công việc”, lời căn dặn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam trong sự nghiệp cách mạng, phát triển kinh tế xã hội.
Khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc trong kỷ nguyên mới

Khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, mọi người dân Việt Nam đều được phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, văn minh.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Quốc tế ngày càng coi trọng vị thế Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Quốc tế ngày càng coi trọng vị thế Việt Nam

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Bình, việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 thể hiện cộng đồng quốc tế ngày càng coi trọng vai trò của Việt Nam và những đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam trong giải quyết các thách thức toàn cầu.
Thêm 1,8 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào Hải Phòng

Thêm 1,8 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào Hải Phòng

TP Hải Phòng đã trao chứng nhận đầu tư cho 12 dự án, đa phần thuộc lĩnh vực công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khoảng 1,8 tỷ USD.
Chủ tịch nước Lương Cường gửi thông điệp đến các doanh nghiệp APEC

Chủ tịch nước Lương Cường gửi thông điệp đến các doanh nghiệp APEC

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương; sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực.
Đề nghị Peru hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án của Việt Nam

Đề nghị Peru hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án của Việt Nam

Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị phía Peru hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án của Việt Nam, đặc biệt là các dự án chuyển đổi số, cung cấp hạ tầng số, thành phố thông minh...
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, mở đường cho đột phá phát triển (Bài 2)

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, mở đường cho đột phá phát triển (Bài 2)

Các doanh nghiệp đang đóng góp quan trọng cho nền KT-XH thông qua nộp ngân sách, tạo công ăn việc làm... và họ cũng là nhóm đối tượng tiếp xúc nhiều nhất với các quy định pháp luật nên luôn mong muốn có khung chính sách đơn giản và dễ hiểu.
Thủ tướng sắp dự Thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Dominica

Thủ tướng sắp dự Thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro (Brazil) và thăm chính thức Cộng hòa Dominica từ ngày 16-21/11.
Đóng góp ý kiến về dự thảo Báo cáo Kinh tế - xã hội trình Đại hội XIV

Đóng góp ý kiến về dự thảo Báo cáo Kinh tế - xã hội trình Đại hội XIV

Ngày 14/11, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đón đoàn đại biểu của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đến thăm, làm việc và tham dự tọa đàm “Trao đổi, thảo luận về dự thảo Báo cáo Kinh tế-xã hội trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng”.
Địa phương thu NSNN lớn nhất 10 tháng: Hà Nội, Hưng Yên vượt dự toán năm

Địa phương thu NSNN lớn nhất 10 tháng: Hà Nội, Hưng Yên vượt dự toán năm

Số liệu thống kê cho thấy, trong Top 10 địa phương thu ngân sách Nhà nước (NSNN) lớn nhất 10 tháng đầu năm 2024, Hà Nội và Hưng Yên đã ghi nhận số thu vượt dự toán của cả năm nay.
Quan hệ Việt Nam - Peru còn nhiều dư địa hợp tác

Quan hệ Việt Nam - Peru còn nhiều dư địa hợp tác

Trong cuộc hội kiến với quan chức cấp cao Peru, Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Peru là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với khu vực Mỹ Latinh; quan hệ hai nước còn nhiều dư địa để mở rộng hơn nữa.
Giảm 161 đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Nội, TP HCM và 10 tỉnh

Giảm 161 đơn vị hành chính cấp xã tại Hà Nội, TP HCM và 10 tỉnh

TP Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược

Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược

Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao.
Peru mong muốn doanh nghiệp Việt Nam tham gia đầu tư hậu cần cảng Chancay

Peru mong muốn doanh nghiệp Việt Nam tham gia đầu tư hậu cần cảng Chancay

Cho biết cảng Chancay kết nối khu vực Mỹ Latin và Đông Nam Á thông qua Thái Bình Dương sắp được khai trương, Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra mong muốn doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, tham gia vào các dự án đầu tư phát triển trung tâm hậu cần, công nghiệp và công nghệ đa phương thức xung quanh cảng này.
UBTVQH xem xét, quyết định sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành

UBTVQH xem xét, quyết định sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành

UBTVQH sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn năm 2023 - 2025 của TP HCM và 11 địa phương khác.
Các doanh nghiệp đầu tư của Việt Nam sẽ luôn được pháp luật Peru bảo vệ

Các doanh nghiệp đầu tư của Việt Nam sẽ luôn được pháp luật Peru bảo vệ

Đây là khẳng định của Chánh án Tòa án Tối cao Peru Javier Arévalo Vela trong cuộc hội kiến Chủ tịch nước Lương Cường, nhân dịp người đứng đầu Nhà nước Việt Nam đang có chuyến thăm chính thức Peru.
Thành lập Ban chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Thành lập Ban chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Chính phủ giao Bộ Nội vụ khẩn trương đề xuất việc thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/11/2024.
Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Cộng hòa Peru

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Cộng hòa Peru

Chiều ngày 13/11 (giờ địa phương), Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra đã chủ trì lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Phủ Tổng thống Casa de Pizarro ở thủ đô Lima.
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, mở đường cho đột phá phát triển (Bài 1)

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, mở đường cho đột phá phát triển (Bài 1)

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV đã khép lại đợt làm việc thứ nhất với khối lượng lớn công việc được giải quyết. Điểm nhấn chính là chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Băn khoăn việc làm nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp, phi nông nghiệp

Băn khoăn việc làm nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp, phi nông nghiệp

Các đại biểu Quốc hội đều cơ bản nhất trí với việc thí điểm mở rộng loại đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại nhằm tháo gỡ các vướng mắc pháp lý cho các dự án, mở rộng nguồn cung; tuy nhiên cũng còn một số băn khoăn.
'Dự án đường sắt tốc độ cao cần rút kinh nghiệm từ những công trình trước đó'

'Dự án đường sắt tốc độ cao cần rút kinh nghiệm từ những công trình trước đó'

Các đại biểu Quốc hội cho rằng dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam cần phải rút kinh nghiệm từ các công trình đi trước, cũng như học hỏi thêm từ kinh nghiệm quốc tế để tránh tình trạng đầu tư kéo dài, gây ra lãng phí và tổn thất.
UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể

Ban cán sự đảng Bộ GTVT nhiệm kỳ 2021-2026 đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo để Bộ GTVT và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiện các gói thầu, dự án do Tập đoàn Thuận An thực hiện.
Tổng chi ngân sách Trung ương năm 2025 hơn 1,5 triệu tỷ đồng

Tổng chi ngân sách Trung ương năm 2025 hơn 1,5 triệu tỷ đồng

Chiều 13/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025. 432/432 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ nhiều mặt với Thụy Điển

Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ nhiều mặt với Thụy Điển

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển, chiều ngày 12/11, tại Stockholm, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen.
Trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD

Trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có tốc độ thiết kế 350 km/h, tổng chiều dài khoảng 1.541km, sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD và chi phí vận hành - bảo hành là 1 tỷ USD/năm.
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC

Chiều 12/11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới sân bay quốc tế Jorge Chavez ở thủ đô Lima, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024.
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam

Trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam

Ngày 13/11, Quốc hội sẽ nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra và thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Xem thêm