Longform
Kỳ vọng chính sách tiền lương mới
Kỳ vọng chính sách tiền lương mới

Cải cách tiền lương khu vực công là một trong những chính sách được mong chờ nhất trong năm 2024. Niềm vui vật chất chắc chắn sẽ có tác động tích cực nhiều mặt đến tinh thần và nâng cao trách nhiệm công việc của người lao động.

Kỳ vọng chính sách tiền lương mới

“Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động...”. Đó là quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương.

Do Covid-19, lộ trình cải cách tiền lương bị gián đoạn và đã được cấp bách triển khai ngay sau khi dịch bệnh được đẩy lùi. Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thông qua và ban hành Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, trong đó nêu rõ, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27. Chính phủ, các cơ quan, ban ngành đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị để kịp thời điểm thực hiện.

Chính sách tiền lương mới được người dân rất mong chờ, đặc biệt là với những người đang công tác ở các lĩnh vực đặc thù, vốn thiệt thòi trong cách tính lương cũ. Cô giáo mầm non Thanh Vân (Trường mầm non Hà Trì, Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội) bày tỏ vui mừng khi tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ giáo viên đã được Đảng, Nhà nước lắng nghe và quan tâm. Theo chị Vân, công việc của giáo viên mầm non rất vất vả, lại tốn nhiều thời gian, vì vậy chị rất hài lòng với đề xuất ưu tiên xếp lương giáo viên ở mức cao nhất trong thang bậc hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.

“Chúng tôi phải đến trường từ 7 giờ sáng để chuẩn bị lớp đón trẻ, buổi trưa cũng phải thức để trông các con ngủ, đến 5 giờ chiều mới được về, thậm chí muộn hơn khi trẻ chưa được đón hết. Như vậy riêng công việc ở trường đã ngốn hết thời gian ban ngày của giáo viên, chúng tôi không thể làm thêm việc gì khác. Vất vả hơn là chúng tôi chăm sóc trẻ nhỏ với rất nhiều công việc không tên, từ miếng ăn, giấc ngủ, vệ sinh đến dạy kiến thức, kỹ năng cho các con...”, chị Vân giãi bày sự vất vả của giáo viên mầm non.

Anh Phạm Ngọc Định (cán bộ Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) cũng rất hứng khởi với chính sách tiền lương mới. Là một sĩ quan quân đội đã có 17 năm công tác, anh cho biết thời gian của những người làm việc trong lực lượng vũ trang chủ yếu là ở đơn vị, dành cho gia đình rất ít. Đa số cán bộ, chiến sĩ phải công tác xa nhà, trực đơn vị cả những dịp lễ, Tết. Trong khi đó, tiền lương nhận chủ yếu theo cấp bậc quân hàm (tiền lương cơ bản nhân với hệ số lương).

Cụ thể, mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng. Hệ số lương của cấp thiếu úy là 4,2; trung úy là 4,6; thượng úy là 5,0; đại úy là 5,4; thiếu tá là 6,0; trung tá là 6,6; thượng tá là 7,3; đại tá là 8,0... Đi kèm với tiền lương theo cấp bậc còn có phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên (sau 5 năm công tác)... nhưng các khoản phụ cấp này không đáng kể. Ví dụ như anh Định đang đảm nhiệm chức vụ tiểu đoàn trưởng, hưởng hệ số chức vụ là 0,5%.

Cán bộ, chiến sĩ Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển.
Cán bộ, chiến sĩ Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển.

Theo anh Định, bất cập lớn nhất trong chính sách tiền lương đối với quân nhân hiện nay là việc lấy quân hàm làm căn cứ chủ yếu để xác định lương và chế độ. Vì vậy, anh rất kỳ vọng việc xây dựng bảng lương theo chức vụ, chức danh cùng cấp bậc quân hàm, đảm bảo công bằng và tạo đời sống ổn định, quyết tâm phấn đấu, cống hiến cho những người làm việc trong quân đội.

Kỳ vọng chính sách tiền lương mới

Trao đổi với Mekong ASEAN bên lề hành lang Quốc hội Kỳ họp thứ 6, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương đánh giá cao việc trả lương theo vị trí việc làm, tạo sự công bằng cho tất cả người lao động. Bà nêu thực tế hiện nay, cùng một vị trí công tác, cùng một nhiệm vụ, thậm chí cùng năng lực, mức độ hoàn thành nhiệm vụ như nhau nhưng người mới vào bao giờ lương cũng thấp hơn người lâu năm. Với chế độ tiền lương mới, người có thâm niên vẫn được cộng 5-7% tiền trượt giá hàng năm, nhưng về cơ bản mức lương Nhà nước trả là như nhau cho các vị trí việc làm tương đương.

“Cách tính lương này đảm bảo công bằng hơn, đồng thời thang bảng lương cũng sẽ có sự cải thiện thu nhập cho công chức, viên chức, giúp họ có thể sống được bằng lương. Ngoài ra theo chính sách tiền lương mới còn có chế độ khuyến khích người lao động, đó là trong tổng quỹ lương dành ra bao nhiêu phần trăm cho người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đây sẽ là động lực để người lao động cố gắng phấn đấu”, đại biểu cho biết.

Ý nghĩa quan trọng nhất của chính sách tiền lương theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga là khi có mức lương hợp lý, khu vực công sẽ giữ chân, thu hút được lao động chất lượng cao.

“Chúng ta đã nhắc nhiều đến việc chảy máu chất xám ở khu vực công, có sự dịch chuyển từ khu vực công ra khu vực tư, đặc biệt là ngành y tế. Thực tế, lương bác sĩ tại bệnh viện công chỉ bằng một phần rất nhỏ so với số tiền mà họ nhận được khi ra làm cho các bệnh viện, phòng khám tư. Vì vậy, tôi rất kỳ vọng chính sách tiền lương mới sẽ thêm động lực để giữ chân và thu hút thêm người tài, đội ngũ trẻ tuổi, có nhiệt huyết vào khu vực công”, bà Nga nêu quan điểm.

Kỳ vọng chính sách tiền lương mới

Vị đại biểu Quốc hội này chia sẻ thêm, việc cải cách chính sách tiền lương cần một lộ trình dài hơi, vì thực tế phải nhìn vào nguồn lực, tiến tới như các nước phát triển thì mức lương trả cho một công chức, viên chức cao hơn nhiều các đối tượng lao động khác. Để có nguồn lực thì theo bà Nga, việc cải cách tiền lương cũng phải luôn luôn đi cùng với các giải pháp phát triển kinh tế, cùng với đó là xây dựng đội ngũ tinh gọn, hiệu quả.

Kỳ vọng chính sách tiền lương mới

Theo đánh giá của GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, khi triển khai chính sách tiền lương mới sẽ sẽ tác động rất nhiều đến các lĩnh vực chứ không đơn giản chỉ là cải thiện đời sống của cán bộ viên chức. Theo ông, việc trả lương theo vị trí việc làm và theo mức độ đóng góp, hiệu quả, công sức lao động của cán bộ, công chức… là cơ sở để lan tỏa từ khu vực công sang các khu vực khác. Các khu vực này cũng sẽ phải xây dựng mức trả lương cho người lao động tương xứng với vị trí của họ.

Kỳ vọng chính sách tiền lương mới

Đại biểu Đoàn TP Hà Nội phân tích thêm, cải cách tiền lương từ 1/7/2024 không phải tăng lương đơn thuần, mà là chế độ tiền lương mới; không phải trước kia trả 1 đồng thì giờ thêm bao nhiêu mà là trả theo vị trí việc làm. Điều này giúp xác định, ở vị trí này thì người lao động làm việc gì, có đóng góp được bao nhiêu, và sẽ nhận mức lương tương xứng như thế. Như vậy, chính sách tiền lương mới gắn với vị trí việc làm sẽ giúp thay đổi được cả về mặt tổ chức và chất lượng nhân sự. Các cơ quan, đơn vị không phải cứ tuyển một cách tùy tiện mà phải có yêu cầu năng lực, trách nhiệm cụ thể.

Theo ông Cường, khi đã xác định rõ được vị trí việc làm, sản phẩm đầu ra của mỗi vị trí thì cứ thế là bộ máy chạy. Khi đó, bộ máy vận hành không phụ thuộc vào số lượng người nữa mà ở sự vận hành của mỗi vị trí, và chính điều đó sẽ giúp tinh giảm được đội ngũ. Theo đó, chỉ những người có đủ năng lực, đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ đúng vị trí thì mới có thể tồn tại. Ngược lại, buộc lòng phải loại bỏ.

NỘI DUNG: ĐINH NHUNG; THIẾT KẾ: HÀ ANH

Trung Quốc chuẩn bị ứng phó với mưa lớn do bão Bebinca

Trung Quốc chuẩn bị ứng phó với mưa lớn do bão Bebinca

Quảng Ninh thiệt hại hơn 23.000 tỷ đồng vì bão số 3

Quảng Ninh thiệt hại hơn 23.000 tỷ đồng vì bão số 3

Số người chết do bão, lũ lụt tại Myanmar tăng lên 74 người

Số người chết do bão, lũ lụt tại Myanmar tăng lên 74 người

Thủ tướng: Khôi phục sản xuất kinh doanh, phấn đấu GDP cả năm khoảng 7%

Thủ tướng: Khôi phục sản xuất kinh doanh, phấn đấu GDP cả năm khoảng 7%

Quảng Ngãi: Cầu Trà Khúc 2 thông xe trở lại sau hơn 2 tháng sửa chữa

Quảng Ngãi: Cầu Trà Khúc 2 thông xe trở lại sau hơn 2 tháng sửa chữa

Vẫn còn 51 vị trí bị hạn chế giao thông trên các tuyến sông phía Bắc

Vẫn còn 51 vị trí bị hạn chế giao thông trên các tuyến sông phía Bắc

Hải Dương tập trung khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Dương tập trung khắc phục hậu quả bão số 3

Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai

Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai

Thiệt hại do bão số 3 ước tính khoảng 40.000 tỷ đồng

Thiệt hại do bão số 3 ước tính khoảng 40.000 tỷ đồng

Loạt doanh nghiệp sắp chi đậm trả cổ tức tiền mặt, có nơi tỷ lệ 200%

Loạt doanh nghiệp sắp chi đậm trả cổ tức tiền mặt, có nơi tỷ lệ 200%

Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD từ khối ASEAN

Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD từ khối ASEAN

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão

Dự báo số lượng mua bán cổ phiếu theo VNDiamond Index trong kỳ cơ cấu sắp tới

Dự báo số lượng mua bán cổ phiếu theo VNDiamond Index trong kỳ cơ cấu sắp tới

Ông Medvedev: ‘Nga đang kiềm chế không sử dụng vũ khí hạt nhân

Ông Medvedev: ‘Nga đang kiềm chế không sử dụng vũ khí hạt nhân'

Ngân hàng đồng loạt hỗ trợ vay vốn, giảm lãi sau cơn bão số 3

Ngân hàng đồng loạt hỗ trợ vay vốn, giảm lãi sau cơn bão số 3

MSB chính thức tăng vốn lên 26.000 tỷ đồng

MSB chính thức tăng vốn lên 26.000 tỷ đồng

Nguyễn Cao Kỳ Duyên đăng quang Miss Universe Việt Nam 2024

Nguyễn Cao Kỳ Duyên đăng quang Miss Universe Việt Nam 2024

Trung ương Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tặng quà vùng ảnh hưởng bão lụt tại Hải Dương

Trung ương Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tặng quà vùng ảnh hưởng bão lụt tại Hải Dương

Thủ tướng Thái Lan thăm vùng lũ lụt chịu ảnh hưởng của bão Yagi

Thủ tướng Thái Lan thăm vùng lũ lụt chịu ảnh hưởng của bão Yagi

Giá iPhone 16 tại Việt Nam xếp thứ bao nhiêu thế giới?

Giá iPhone 16 tại Việt Nam xếp thứ bao nhiêu thế giới?