Lãnh đạo Vinahud lý giải ‘mối quan hệ cộng sinh’ với R&H Group

Hai vấn đề được cổ đông Vinahud quan tâm hàng đầu tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 là khả năng hoàn thành kế hoạch kinh doanh và mối quan hệ với một trong những đối tác chính - Tập đoàn R&H (R&H Group).

Chủ tịch HĐQT Trương Quang Minh (giữa) chủ trì đại hội, cùng Thành viên HĐQT Ngô Đức Tâm (trái) và Tổng giám đốc Nguyễn Minh Tuấn (phải). Ảnh: Minh Phong - Mekong ASEAN
Chủ tịch HĐQT Trương Quang Minh (giữa) chủ trì đại hội, cùng Thành viên HĐQT Ngô Đức Tâm (trái) và Tổng giám đốc Nguyễn Minh Tuấn (phải). Ảnh: Minh Phong - Mekong ASEAN

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Vinahud (UPCOM: VHD) được tổ chức tổ chức ngày 24/6 tại Tòa nhà Vinahud, 105 Nguyễn Bá Khoản, Trung Hòa, Cầu Giấy Hà Nội.

Đại hội thường niên lần này có ý nghĩa quan trọng với Vinahud, khi trong năm 2023 công ty đã tiến hành mua lại 83% phần vốn tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Friends và 100% Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng từ R&H Group. Tổng giá phí của 2 thương vụ là 1.937,5 tỷ đồng, trong đó, 80% nguồn vốn, tương đương 1.550 tỷ đồng được thu xếp bởi TPBank.

Trong số 2 cái tên kể trên, Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Friends sở hữu 50,99% cổ phần CTCP Đầu tư và Xây dựng Xuân Phú Hải - chủ đầu tư dự án Grand Mercure Quảng Nam. Cùng với phần 49% mua từ năm 2021, Vinahud trực tiếp và gián tiếp sở hữu 99,99% cổ phần Xuân Phú Hải.

Trong khi đó, Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng sở hữu khoảng 40% vốn điều lệ của CTCP Đầu tư Bất động sản Prime Land - chủ đầu tư dự án Khu nhà ở Làng hoa Tiền Phong quy mô 40ha tại huyện Mê Linh, Hà Nội.

Hai thương vụ M&A này mở rộng đáng kể quy mô của Vinahud. Tính đến cuối năm 2023, tổng nguồn vốn của Vinahud đạt 4.975 tỷ đồng, cao hơn 8 lần so với thời điểm đầu năm. Chiếm 95% trong số đó là nợ phải trả, với 2.357 tỷ đồng là nợ vay tài chính, cao hơn nhiều con số 77,66 tỷ đồng của đầu năm 2023.

Chi phí lãi vay tăng mạnh là một trong những lý do chính khiến Vinahud báo lỗ gần 164 tỷ đồng trong năm 2023. Tiếp tục được dự báo là năm có nhiều khó khăn với lĩnh vực bất động sản, sang năm 2024, Vinahud lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu hợp nhất 603 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 18,75 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với năm 2023.

VHD còn cách xa kế hoạch kinh doanh, khi trong quý 1/2024, công ty ghi nhận 50 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm mạnh so với 71,7 tỷ đồng của quý 1/2023, lợi nhuận gộp từ đó cũng giảm 67% về còn 2,6 tỷ đồng. Khấu trừ thuế phí, Vinahud tiếp tục báo lỗ 51,4 tỷ đồng.

Khả năng hoàn thành kế hoạch kinh doanh của Vinahud là một trong những vấn đề được cổ đông quan tâm hàng đầu tại đại hội lần này.

Trả lời cổ đông, ông Ngô Đức Tâm – Thành viên HĐQT cho biết dựa trên cơ sở hoạt động của công ty con, dự kiến sau khi hoàn thiện các vấn đề pháp lý, Vinahud sẽ thúc đẩy lại chương trình bán hàng của dự án Grand Mercure vào cuối năm 2024 và năm 2025.

“Bên cạnh đó, công ty sẽ tìm kiếm nhà đầu tư liên quan đến Prime Land. Có thể chúng tôi sẽ bán một phần vốn, để có thêm nguồn thu và giảm bớt nợ vay của công ty. Đây là 2 kế hoạch ngắn hạn trong năm 2024 của VHD để đảm bảo kế hoạch có lãi,” ông Ngô Đức Tâm cho biết thêm.

Về dự án Làng Hoa Tiền Phong, theo ông Ngô Đức Tâm, công ty chưa có kế hoạch gia tăng sở hữu, dự án cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện thủ tục pháp lý về đất đai, hiện tại dự án chưa đủ điều kiện khởi công. HĐQT đang phối hợp cùng các đối tác trong liên doanh triển khai dự án, cố gắng khởi công trong năm 2025.

Nhận định về dự án Grand Mercure, Chủ tịch HĐQT Trương Quang Minh cho biết thị trường bất động sản năm vừa qua rất khó khăn khó khăn, đặc biệt là đối với các dự án nghỉ dưỡng. Vinahud sở hữu 99,99% cổ phần dự án này, công ty đã kết hợp chặt chẽ với các tổ chức tài chính để tiếp tục đầu tư thực hiện dự án.

“Vinahud với tư cách là chủ đầu tư, chúng tôi bằng mọi cách nỗ lực để khi bán nhà cho khách hàng, giữ cam kết bàn giao. Dự án này ngoài khó khăn thị trường, còn liên quan đến các yếu tố khách quan, liên quan đến các thủ tục của cơ quan quản lý Nhà nước,” ông Trương Quang Minh cho biết.

Theo luật xây dựng mới, các công trình phải có quy hoạch phân khu. Tuy nhiên ở Quảng Nam và các địa phương ngoài trực thuộc Trung ương, điều này vẫn còn hạn chế. Trong thời gian vừa qua, công ty đã tích cực làm việc với địa phương để hoàn thiện tiếp các thủ tục pháp lý để dự án tiếp tục triển khai.

Theo Chủ tịch Vinahud, dự kiến đến tháng 6/2025, công ty sẽ bàn giao những căn hộ, căn villa đã triển khai ở phân khu thấp tầng, tiếp tục hoàn thiện phần hạ tầng của phần villa để bàn giao cho khách hàng.

Mối quan hệ cộng sinh với R&H Group

Hai thương vụ M&A Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Friends và Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng còn có ý nghĩa lớn với R&H Group, khi diễn ra không lâu trước khi 3 lô trái phiếu với tổng giá trị theo mệnh giá 2.500 tỷ đồng của R&H Group đáo hạn (từ ngày 14/4-3/5/2023).

Giai đoạn cuối năm 2021, đầu năm 2022, R&H Group đã phát hành thành công 8.150 tỷ đồng trái phiếu, với CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS) đóng vai trò là bên thu xếp.

Mối quan hệ của R&H Group cũng là một vấn đề khác được cổ đông quan tâm tại đại hội. Trả lời cổ đông, ông Ngô Đức Tâm cho biết R&H là một trong những đối tác cùng phát triển các dự án của Vinahud. Tuy nhiên, hoạt động và cơ cấu sở hữu của 2 công ty là hoàn toàn độc lập, có các cổ đông khác nhau.

“Chúng tôi có những mối quan hệ cộng sinh để cùng tận dụng lợi thế của nhau, tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực bất động sản,” vị lãnh đạo Vinahud cho biết.

Tính đến cuối năm 2023, Vinahud ghi nhận 510,3 tỷ đồng phải thu về cho vay ngắn hạn đối với R&H Group. Đây là khoản vay ngắn hạn tín chấp, với lãi suất 4%/năm, thời hạn vay từ 9-12 tháng.

Về các khoản phải thu với R&H, theo ông Ngô Đức Tâm, R&H và Vinahud hiện đang có những hoạt động liên quan đến chuyển nhượng và hợp tác đầu tư các dự án, nên sẽ phát sinh những khoản phải thu trong quá trình phát triển dự án. Có những khoản tồn đọng từ thời gian trước và có những khoản mới phát sinh, các khoản phải thu vẫn đảm bảo thời hạn và đảm bảo quy định của pháp luật pháp luật.

Rau quả là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Myanmar

Rau quả là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Myanmar

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Myanmar đạt 573 triệu USD, giảm 16,6% so với năm trước (YoY).
Số liệu nhập khẩu xăng, dầu của Việt Nam nửa đầu tháng 1/2025

Số liệu nhập khẩu xăng, dầu của Việt Nam nửa đầu tháng 1/2025

Nửa đầu tháng 1/2025 (1/1 – 15/1), Việt Nam nhập khẩu 1,08 triệu tấn xăng dầu và dầu thô với giá trị 0,66 tỷ USD, tăng lần lượt 35% về lượng và 25% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu hàng nông sản tăng hơn 21% nửa đầu tháng 1/2025

Nhập khẩu hàng nông sản tăng hơn 21% nửa đầu tháng 1/2025

Nửa đầu tháng 1/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đạt 1,56 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Việt Nam nhập siêu 1,7 tỷ USD ngay trong nửa đầu tháng 1/2025

Việt Nam nhập siêu 1,7 tỷ USD ngay trong nửa đầu tháng 1/2025

Nửa đầu tháng 1/2025 (1/1 – 15/1), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 34,1 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Nhập khẩu rau quả lần đầu cán mốc 2,4 tỷ USD

Nhập khẩu rau quả lần đầu cán mốc 2,4 tỷ USD

Năm 2024 Việt Nam chi 2,42 tỷ USD để nhập khẩu rau quả, tăng 23,7% so với năm trước và là năm đầu tiên kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt mốc 2,4 tỷ USD.
World Bank dự báo GDP Việt Nam năm 2025 tăng trưởng 6,6%

World Bank dự báo GDP Việt Nam năm 2025 tăng trưởng 6,6%

World Bank dự báo GDP Việt Nam năm 2025 sẽ tăng trưởng 6,6%, nằm trong nhóm quốc gia tăng trưởng cao nhất châu Á.
Xuất khẩu phân bón sang Campuchia đạt kỷ lục 12 năm

Xuất khẩu phân bón sang Campuchia đạt kỷ lục 12 năm

Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 592.121 tấn phân bón sang Campuchia, là mức cao nhất giai đoạn 2013 – 2024.
Indonesia là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Năm 2024, Việt Nam nhập khẩu thủy sản từ 23 thị trường chính, trong đó Indonesia là thị trường nhập khẩu lớn nhất.
Xuất khẩu rau quả sang ASEAN tăng tới 40% trong năm 2024

Xuất khẩu rau quả sang ASEAN tăng tới 40% trong năm 2024

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam tăng hơn 27% so với năm trước, riêng xuất khẩu sang khối ASEAN tăng tới 40%.
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Ba Lan đạt kỷ lục năm 2024

Xuất nhập khẩu Việt Nam - Ba Lan đạt kỷ lục năm 2024

Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ba Lan năm 2024 kết thúc với những con số kỷ lục, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam đạt mức cao nhất trong 12 năm.
Những mặt hàng nhập khẩu tỷ USD từ Malaysia

Những mặt hàng nhập khẩu tỷ USD từ Malaysia

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Malaysia đạt 14,18 tỷ USD, tăng 12% so với năm trước (YoY).
Campuchia: Xuất khẩu lúa gạo năm 2024 đạt gần 2 tỷ USD

Campuchia: Xuất khẩu lúa gạo năm 2024 đạt gần 2 tỷ USD

Năm 2024, Campuchia đã xuất khẩu 651.522 tấn gạo với kim ngạch 491,19 triệu USD.
Việt Nam nhập siêu năm thứ 12 liên tiếp từ Thái Lan

Việt Nam nhập siêu năm thứ 12 liên tiếp từ Thái Lan

Năm 2024, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập giữa Việt Nam và Thái Lan đạt 20,18 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2023.
Thái Lan là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 56 thị trường chính, trong đó Thái Lan là thị trường lớn nhất trong khối ASEAN.
Những địa phương thu ngân sách lớn nhất năm 2024

Những địa phương thu ngân sách lớn nhất năm 2024

Năm 2024, nhiều địa phương đạt số thu ngân sách kỷ lục, vượt dự toán và tăng cao so với năm trước, trong đó TP HCM và Hà Nội lần đầu tiên vượt mốc thu ngân sách 500.000 tỷ đồng.
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào lần đầu đạt kỷ lục 2,2 tỷ USD

Xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào lần đầu đạt kỷ lục 2,2 tỷ USD

Kết thúc năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào lần đầu vượt mốc 2 tỷ USD và đạt kỷ lục 2,25 tỷ USD.
ĐBSCL xuất siêu hơn 14 tỷ USD năm 2024, Long An dẫn đầu về xuất khẩu

ĐBSCL xuất siêu hơn 14 tỷ USD năm 2024, Long An dẫn đầu về xuất khẩu

Năm 2024, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận xuất siêu đạt 14,3 tỷ USD, tăng 1,36 tỷ USD so với năm 2023.
Việt Nam trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc

Việt Nam trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc

Theo GACC, 11 tháng đầu năm 2024, tổng xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 5.596,7 tỷ USD, ghi nhận xuất siêu 884 tỷ USD.
Vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt ra nước ngoài cao nhất 5 năm

Vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt ra nước ngoài cao nhất 5 năm

Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài năm 2024 đạt gần 664,8 triệu USD, tăng 57,7% so với năm 2023, cao nhất giai đoạn 2019-2024.
Chỉ 6% hàng nhập khẩu của Việt Nam là hàng tiêu dùng

Chỉ 6% hàng nhập khẩu của Việt Nam là hàng tiêu dùng

Việt Nam chi hơn 380 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa năm 2024, trong đó 93,6% là hàng tư liệu sản xuất, 6,4% còn lại là hàng tiêu dùng.
Du lịch Việt cán đích mục tiêu đón hơn 17,5 triệu lượt khách quốc tế

Du lịch Việt cán đích mục tiêu đón hơn 17,5 triệu lượt khách quốc tế

Năm 2024, Việt Nam đón hơn 17,5 triệu lượt khách quốc tế, bằng 98% so với năm 2019 và tăng 39,5% so với năm trước, đạt mục tiêu đặt ra từ đầu năm (đón từ 17-18 triệu lượt khách quốc tế).
Xuất khẩu đạt kỷ lục 405 tỷ USD, riêng 8 mặt hàng chiếm tới 69% kim ngạch

Xuất khẩu đạt kỷ lục 405 tỷ USD, riêng 8 mặt hàng chiếm tới 69% kim ngạch

Việt Nam kết thúc năm 2024 với kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 405 tỷ USD. Đóng góp vào con số chung này là 8 mặt hàng có giá trị trên 10 tỷ USD, chiếm tới 69% tỷ trọng xuất khẩu.
Xuất nhập khẩu Việt Nam – ASEAN lần đầu cán mốc 83 tỷ USD

Xuất nhập khẩu Việt Nam – ASEAN lần đầu cán mốc 83 tỷ USD

Năm 2024 chứng kiến kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN quay lại con số 80 tỷ USD và lần đầu đạt mức 83 tỷ USD - mốc cao nhất từ trước tới nay.
Năm 2024, thu nhập bình quân của lao động là 7,7 triệu đồng/tháng

Năm 2024, thu nhập bình quân của lao động là 7,7 triệu đồng/tháng

Theo GSO, tính chung năm 2024, thu nhập bình quân của lao động là 7,7 triệu đồng/tháng, tăng 8,6%, tương ứng tăng 610.000 đồng so với năm trước.
Năm 2024, CPI của cả nước tăng 3,63%

Năm 2024, CPI của cả nước tăng 3,63%

Một số địa phương thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế; giá nhà ở thuê, giá xăng dầu tăng,... là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm trước.
Vốn FDI thực hiện năm 2024 lập kỷ lục đạt 25,35 tỷ USD

Vốn FDI thực hiện năm 2024 lập kỷ lục đạt 25,35 tỷ USD

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Gần 233.500 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường năm 2024

Gần 233.500 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường năm 2024

Số doanh nghiệp trở lại hoạt động và đăng ký mới trong năm 2024 là 233.419 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế đạt 3.572.886 tỷ đồng.
Việt Nam nhập khẩu than từ Malaysia năm 2024 tăng gấp 114 lần

Việt Nam nhập khẩu than từ Malaysia năm 2024 tăng gấp 114 lần

Năm 2024, Việt Nam ghi nhận nhập khẩu than đạt mức cao kỷ lục hơn 10 năm, cùng với kết quả này lượng nhập khẩu than từ một số thị trường chính cũng tăng vượt trội, đặc biệt nhập từ Malaysia cao gấp 114 lần so với cùng kỳ.
6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kỷ lục thập kỷ trong năm 2024

6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kỷ lục thập kỷ trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kết quả kim ngạch kỷ lục giai đoạn 2013 – 2024.
Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ lấy lại mốc tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ lấy lại mốc tỷ USD

Năm 2024 chứng kiến một cột mốc thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang Mỹ khi kim ngạch lấy lại mốc tỷ USD sau hai năm suy giảm.
32 mặt hàng xuất khẩu sang Philippines, duy nhất gạo đạt kim ngạch tỷ USD

32 mặt hàng xuất khẩu sang Philippines, duy nhất gạo đạt kim ngạch tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 32 mặt hàng chính sang thị trường Đông Nam Á này trong 11 tháng đầu năm nay. Gạo dẫn đầu với 2,47 tỷ USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu 12,6 tỷ USD máy vi tính, điện tử từ Đài Loan trong 11 tháng

Việt Nam nhập khẩu 12,6 tỷ USD máy vi tính, điện tử từ Đài Loan trong 11 tháng

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 20,7 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ Đài Loan, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước (YoY), trong đó lớn nhất là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Một mặt hàng xuất khẩu sang Đài Loan đạt tỷ USD

Một mặt hàng xuất khẩu sang Đài Loan đạt tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu về 5,09 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc).
Những mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD của Việt Nam

Những mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD của Việt Nam

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, Việt Nam đã chi 361,7 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.
Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Trong bối cảnh nguồn cung thế giới thiếu hụt, cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 dù giảm về lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng trưởng và lấy lại mốc 3 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam đạt 36,1 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm