Liên Hợp Quốc và Nga thảo luận về hành lang ngũ cốc tại Geneva

Ngũ cốc Nga - Ukraine
08:46 - 12/11/2022
Tàu chở ngũ cốc Ukraine tại Istabul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters
Tàu chở ngũ cốc Ukraine tại Istabul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 11/11, các quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc đã gặp mặt phái đoàn Nga tại Geneva, để thảo luận về những điểm Moscow cho rằng cần cải thiện và giải quyết vấn đề xuất khẩu lương thực không bị cản trở qua Biển Đen.

Nhằm giải quyết lo ngại về an ninh lương thực, Nga, Liên Hợp Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine đã cùng tham gia một thỏa thuận thiết lập hành lang xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua Biển Đen từ tháng 7. Sự xuất hiện của thỏa thuận này đã giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu bằng cách cho phép xuất khẩu thực phẩm và phân bón từ một số cảng Biển Đen của Ukraine.

Tuy nhiên, sau một cuộc tấn công bởi Ukraine bằng UAV vào một hạm đội của Nga tại bán đảo Crimea, nước này đã ngay lập tức đình chỉ sự tham gia của mình vào thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc. Nguyên nhân được điện Kremlin đưa ra là do Ukraine đã lạm dụng hành lang ngũ cốc cho mục đích quân sự.

Thêm vào đó, Moscow cũng khẳng định khả năng hoàn toàn từ bỏ thỏa thuận dự kiến sẽ hết hạn ngày 19/11 này là hoàn toàn có thể nếu các mối lo ngại của nước này không được giải quyết.

Phản ứng lại các cáo buộc này, Kiev từ chối nhận trách nhiệm cho vụ tấn công UAV cũng như sử dụng hành lang xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen cho các mục đích quân sự.

Trong bối cảnh đó thỏa thuận ngũ cốc sắp phải gia hạn, Liên Hợp Quốc đã tiến hành các cuộc đàm phán bổ sung với Nga. Hãng tin Reuters cho biết các quan chức đã tham gia vào quá trình thảo luận bao gồm Giám đốc viện trợ Liên Hợp Quốc Martin Griffiths - người đứng đầu cuộc đàm phán về xuất khẩu của Ukraine, quan chức thương mại cấp cao của Liên Hợp Quốc Rebeca Grynspan và Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin.

Trong một tuyên bố sau các cuộc đàm phán, Liên Hợp Quốc cho biết các bên tham gia đã thảo luận về thỏa thuận tháng 7 và tổ chức các cuộc đàm phán mang tính xây dựng về việc duy trì thỏa thuận này trong tương lai.

Ngoài ra, cuộc đàm phán cũng thảo luận nhiều vấn đề liên quan bao gồm cập nhật về tiến độ trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu lương thực và phân bón từ Nga sang các thị trường toàn cầu mà không bị cản trở.

Liên Hợp Quốc cũng đồng thời đưa ra khẳng định mình “luôn cam kết giải quyết tình trạng suy thoái thị trường phân bón toàn cầu” đã khiến nơi nông dân và đặc biệt là nông dân sản xuất nhỏ ở các nước đang phát triển, chịu chi phí sản xuất lớn do chi phí đầu vào cao.

Theo tổ chức này, "thế giới không thể để các vấn đề liên quan tới khả năng tiếp cận phân bón toàn cầu trở thành tình trạng thiếu lương thực toàn cầu. Do đó Liên Hợp Quốc kêu gọi tất cả các bên xúc tiến loại bỏ mọi trở ngại còn lại đối với việc xuất khẩu và vận chuyển phân bón đến các quốc gia có nhu cầu nhất".

Phản ứng lại việc này, chính phủ Hà Lan ngày 11/11 cho biết sẽ giải phóng một lô hàng 20.000 tấn phân bón của Nga đã bị mắc kẹt tại cảng Rotterdam do lệnh trừng phạt theo yêu cầu của Liên Hợp Quốc. Đồng thời, chính phủ nước này cho biết thêm rằng lô hàng này sẽ được gửi đến Malawi qua chương trình Lương thực Thế giới. Theo dự kiến của Liên Hợp Quốc, lô hàng sẽ khởi hành đến địa điểm cuối của mình trong tuần tới.

Tin liên quan

Đọc tiếp