Longform
M&A 2023: 'Khẩu vị của nhà đầu tư đang thay đổi'
M&A 2023: 'Khẩu vị của nhà đầu tư đang thay đổi'

Theo dữ liệu từ công ty tài chính Dealogic, quý 1/2023, giá trị các thương vụ M&A toàn cầu giảm xuống còn 575,1 tỷ USD so với mức 1.100 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua, do lãi suất tăng, lạm phát cao và lo ngại về suy thoái kinh tế.

Những bất ổn của kinh tế thế giới cũng tác động đáng kể đến thị trường M&A tại Việt Nam, khiến việc tìm kiếm nguồn vốn rất khó khăn nên hoạt động vay tiền cho mục đích M&A không còn dễ dàng như trước.

Bên cạnh đó, khi thị trường suy giảm thì tính hấp dẫn của doanh nghiệp cũng giảm đi. Chẳng hạn như trong bối cảnh lãi suất, chi phí và giá cả ngày càng leo thang, nhiều doanh nghiệp có thể gặp khó trong việc duy trì hoặc tăng doanh số bán hàng, dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận, cùng với đó là khả năng mở rộng bị hạn chế. Điều này có thể làm giảm tiềm năng tương lai của họ và tạo ra sự không chắc chắn cho nhà đầu tư.

Tuy vậy, hàng loạt những thương vụ mua bán, sáp nhập vẫn diễn ra rất sôi động. Đặc biệt, dòng vốn khó tính của nhà đầu tư nước ngoài vẫn chọn Việt Nam làm điểm dừng chân với nhiều con số ấn tượng.

Trong số này có thương vụ ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật Bản đã chi 1,5 tỷ USD mua 15% cổ phần phát hành riêng lẻ của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vào cuối tháng 3 vừa qua, đánh dấu thương vụ M&A lớn nhất ngành ngân hàng Việt Nam từ trước đến nay.

Hay như ESR Group Limited mua lại cổ phần chiến lược CTCP Phát triển Công nghiệp BW (BW Industrial) với tổng giá trị 450 triệu USD; Quỹ đầu tư KKR Global Impact của Mỹ đầu tư vào tập đoàn giáo dục EQuest với số tiền 120 triệu USD hay DB Insurance mua lại cổ phần của Tổng công ty Bảo hiểm Hàng không (VNI) với số tiền 57 triệu USD…

Không chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đây cũng là thời điểm nhiều nhà đầu tư trong nước chốt nhiều thương vụ mới. Những tín hiệu này cho thấy thị trường M&A Việt Nam tiếp tục có những tín hiệu tốt sau năm 2022 bị chững lại.

Ngày 19/4, CTCP Tập đoàn KIDO công bố quyết định đầu tư vào công ty sở hữu thương hiệu bánh bao Thọ Phát, hướng đến mục tiêu dẫn đầu trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu tại Việt Nam. Cụ thể, KDC sẽ đầu tư vào doanh nghiệp này thông qua 2 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, KIDO mua lại 25% cổ phần. Giai đoạn 2, KIDO tiếp tục tăng tỷ lệ đầu tư lên từ 51% đến tối đa 70% vốn.

M&A 2023: 'Khẩu vị của nhà đầu tư đang thay đổi'

Chia sẻ với Mekong ASEAN, ông Đinh Thế Anh, Trưởng Bộ phận M&A, Công ty kiểm toán và tư vấn KPMG Việt Nam đánh giá, khoảng 2 năm trở lại đây, khẩu vị M&A của các nhà đầu tư bắt đầu thay đổi, có xu hướng dịch chuyển sang ưu tiên tăng trưởng bền vững hơn là cơ hội trong ngắn hạn. Bởi lẽ những rủi ro và biến động của thị trường hiện nay khiến người mua và người bán trên thị trường đều trở nên cẩn trọng hơn.

Trước đây, các nhà đầu tư sẽ ưu tiên tăng trưởng doanh thu tốt, mạnh mẽ trong thời gian ngắn thì bây giờ họ chuyển hướng sang tìm kiếm những công ty có độ tăng trưởng bền vững cao.

Đặc biệt, trong bối cảnh dòng vốn chảy vào lĩnh vực bất động sản bị kiểm soát chặt chẽ, nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài thường đặt ra nhiều tiêu chí khắt khe để lựa chọn đối tác như thương hiệu uy tín, tiềm lực tài chính tốt, khả năng hoàn thiện thủ tục pháp lý và triển khai dự án đúng tiến độ, chất lượng cam kết.

Hơn nữa, thời gian gần đây bắt đầu hình thành một xu hướng mới, đó là các nhà đầu tư nội địa đang để ý tới việc đi mua lại các công ty trong nước khác, hay còn được gọi là giao dịch M&A nội bộ.

Trước đây, phần lớn người mua là những công ty nước ngoài đi mua lại các công ty Việt Nam, nhưng khoảng 2-3 năm trở lại đây, xu hướng các công ty Việt Nam mua lại các công ty Việt Nam khác đang trở nên nhiều hơn, rõ nét nhất là thời điểm cuối năm 2022, đầu năm 2023.

Các nhà đầu tư nội địa gần đây xem M&A là một cách để mở rộng kinh doanh và tăng trưởng nhanh chóng. Các biến động kinh tế vĩ mô đã dẫn đến nhu cầu M&A tăng cao đối với các công ty địa phương, có thể là để tái cấu trúc, tối ưu hóa vốn và tài sản, hoặc huy động vốn để duy trì hoạt động kinh doanh hoặc thúc đẩy mở rộng doanh nghiệp.

M&A 2023: 'Khẩu vị của nhà đầu tư đang thay đổi'

Một minh chứng rõ nét là đầu tháng 2 vừa qua, Hoá chất Đức Giang đã chi ra gần 135 tỷ đồng mua vào 3,4 triệu cổ phiếu CTCP ắc quy Tia sáng (Tibaco) để nâng sở hữu từ 0% lên 51% vốn điều lệ từ 2 cá nhân. Với vị thế là nhà sản xuất và thương mại phốt pho vàng hàng đầu Việt Nam (hiện chiếm hơn 50% thị phần), phía Hoá chất Đức Giang sẽ cung cấp các hợp chất liên quan đến phốt pho cho Tibaco.

Thương vụ này được đánh giá mang lại lợi ích cho tất cả các bên có liên quan. Đối với Hoá chất Đức Giang, việc sở hữu Tibaco sẽ giúp tập đoàn này mở rộng danh mục sản phẩm và phát triển lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới - sản xuất lithium phosphate. Đây là sản phẩm quan trọng của ngành công nghiệp xe điện, được đánh giá có nhiều tiềm năng trong tương lai.

Hoá chất Đức Giang cũng cho biết thương vụ sẽ giúp doanh nghiệp tạo chuỗi sản phẩm chế biến sâu các sản phẩm từ phốt pho, sẵn sàng đón đầu cơ hội khi thị trường bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Về phía Tibaco, việc về chung nhà với Hoá chất Đức Giang có thể mở ra một giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhờ tận dụng các lợi thế về công nghệ, quản trị và vốn của tập đoàn này để gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường ắc quy.

Tuy diễn ra sôi động, theo ông Đinh Thế Anh, hoạt động của các nhà đầu tư trong nước mới chỉ đóng vai trò quan trọng hơn trong thị trường M&A Việt Nam nói chung chứ chưa thể thay thế hoàn toàn được các nhà đầu tư nước ngoài.

M&A 2023: 'Khẩu vị của nhà đầu tư đang thay đổi'

Về triển vọng, ông Đinh Thế Anh chỉ ra những lĩnh vực có tiềm năng M&A trong thời gian tới bao gồm y tế, sức khỏe; tiêu dùng tài chính, bảo hiểm; năng lượng và bất động sản.

Đặc biệt, nhiều khả năng dòng tiền sẽ quay trở lại đầu tư vào bất động sản. Từ trước đến nay, bất động sản vẫn là kênh đầu tư ưa thích, phù hợp với thói quen tích lũy tài sản, khả năng bảo toàn vốn khá tốt so với các kênh đầu tư khác. Tuy nhiên, sự lên giá của đồng USD và áp lực lạm phát trong nước, nửa cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá.

Việc thắt chặt chính sách tiền tệ phần nào ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế khi mà doanh nghiệp sẽ hạn chế vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh do lo ngại rủi ro lãi suất. Sức cầu trong nền kinh tế cũng có thể tăng chậm hơn trong môi trường cung tiền thắt chặt và lãi suất cao hơn.

M&A 2023: 'Khẩu vị của nhà đầu tư đang thay đổi'

Đối với mảng bất động sản, thời điểm cuối năm 2022, dòng tiền của doanh nghiệp đã giảm mạnh, khả năng thanh toán lãi vay ở mức thấp, cũng như khả năng trả nợ suy giảm trong khi áp lực đáo hạn trái phiếu ở mức cao, các kênh vốn chính của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, đầu năm 2023, Chính phủ đã tích cực xây dựng rất nhiều các giải pháp giúp bình ổn kinh tế như thúc đẩy đầu tư công; ban hành các gói hỗ trợ, phục hồi và phát triển kinh tế; nới lỏng dần chính sách tiền tệ; khuyến khích ngân hàng hạ lãi suất cho vay; xem xét hành lang pháp lý gỡ khó cho doanh nghiệp…

Nguồn tiền có tín hiệu quay trở lại thị trường bất động sản khi lãi suất trái phiếu, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tiền gửi hạ nhiệt, khách hàng được tiếp cận với khoản vay mới.

Đặc biệt đối với triển vọng ngành bất động sản khu công nghiệp trong năm 2023, Việt Nam vẫn là điểm đến tiềm năng, hấp dẫn với các nhà sản xuất trên thế giới. Apple, Foxconn thời gian qua đã chuyển một phần sản xuất của mình sang Việt Nam, cùng với đó là Dell đã yêu cầu các nhà cung cấp linh kiện của mình sẵn sàng năng lực sản xuất ở các quốc gia ngoài Trung Quốc.

Động lực này đến từ nhiều yếu tố như xu hướng các công ty đa quốc gia đang tìm cách đa dạng hóa khu vực hoạt động hoặc đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam, các chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) như miễn, giảm thuế và nhiều chính sách khác góp phần thúc đẩy các nhà đầu tư quay trở lại đầu tư vào Việt Nam.

Ngoài ra, việc cải thiện cơ sở hạ tầng trong thời gian tới như các dự án đường Vành đai 3 và Vành đai 4 TP HCM, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường Dầu Giây – Phan Thiết, đường cao tốc Bắc – Nam, cảng Cái Mép – Thị Vải và cảng Gemalink sẽ tạo kết nối thuận tiện cho các khu công nghiệp.

M&A 2023: 'Khẩu vị của nhà đầu tư đang thay đổi'

Ông Đinh Thế Anh nhận định, sang năm 2024 khi nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục, tiêu dùng quay trở lại và bức tranh tăng trưởng của doanh nghiệp trở nên rõ ràng hơn, sẽ đẩy mạnh độ nhộn nhịp của hoạt động M&A tại Việt Nam.

Hà Anh

Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam là đường sắt lưỡng dụng

Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam là đường sắt lưỡng dụng

Chủ tịch APG bán trọn 5 triệu cổ phiếu đã đăng ký

Chủ tịch APG bán trọn 5 triệu cổ phiếu đã đăng ký

Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 3 của Việt Nam ở mức 5,1%

Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 3 của Việt Nam ở mức 5,1%

Israel không kích dữ dội vùng ngoại ô phía nam Beirut, Lebanon

Israel không kích dữ dội vùng ngoại ô phía nam Beirut, Lebanon

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp mở cửa đón khách miễn phí

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp mở cửa đón khách miễn phí

Giá xuất khẩu cà phê tăng tới 56% trong 9 tháng

Giá xuất khẩu cà phê tăng tới 56% trong 9 tháng

Sắp diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Lai Châu 2024

Sắp diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Lai Châu 2024

Giá vàng nhẫn tiến gần tới mốc 83 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào

Giá vàng nhẫn tiến gần tới mốc 83 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào

Đặt mục tiêu khởi công dự án thành phần đầu tiên đường sắt cao tốc cuối năm 2027

Đặt mục tiêu khởi công dự án thành phần đầu tiên đường sắt cao tốc cuối năm 2027

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ

Ký kết hợp đồng mua bán điện tại siêu dự án điện khí LNG 1,4 tỷ USD

Ký kết hợp đồng mua bán điện tại siêu dự án điện khí LNG 1,4 tỷ USD

Thêm một lãnh đạo FLC nộp đơn từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ

Thêm một lãnh đạo FLC nộp đơn từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ

Chủ tịch JICA:

Chủ tịch JICA: 'An ninh con người là nền tảng trong mọi hoạt động hợp tác'

LPBank tiếp tục kiện toàn nhân sự cấp cao

LPBank tiếp tục kiện toàn nhân sự cấp cao

Công nghệ -

Công nghệ - 'Hấp lực' đưa DNSE bứt tốc, thăng hạng Top 3 thị phần phái sinh

Dấu ấn Hải Phát tại Xanh Kỳ Sơn, doanh nghiệp vừa hút 1.200 tỷ đồng trái phiếu

Dấu ấn Hải Phát tại Xanh Kỳ Sơn, doanh nghiệp vừa hút 1.200 tỷ đồng trái phiếu

Đội tuyển Việt Nam chốt lịch thi đấu giao hữu với Ấn Độ

Đội tuyển Việt Nam chốt lịch thi đấu giao hữu với Ấn Độ

Tỷ phú Mark Zuckerberg trở thành người giàu thứ hai thế giới

Tỷ phú Mark Zuckerberg trở thành người giàu thứ hai thế giới

Techcombank huy động thành công gần 10.000 tỷ đồng trái phiếu

Techcombank huy động thành công gần 10.000 tỷ đồng trái phiếu

Truyền thông Úc: Phú Quốc là điểm đến mới cho du lịch và sự kiện

Truyền thông Úc: Phú Quốc là điểm đến mới cho du lịch và sự kiện