Mới hết quý 1/2023 Vinare đã hoàn thành 52% kế hoạch năm

BẢO HIỂM VINARE
14:43 - 05/05/2023
0:00 / 0:00
0:00
Quý 1/2023, Tổng CTCP Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare, HoSE: VNR) chứng kiến sự tăng vọt gấp 2,3 lần về lợi nhuận trước thuế, lên 237 tỷ đồng, hoàn thành 52% kế hoạch lợi nhuận.

Công ty ghi nhận doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 498 tỷ đồng, tăng trưởng 27%. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm đạt 733 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ. Phí nhượng tái bảo hiểm đạt 303 tỷ đồng, tăng 21%, ngoài ra, công ty còn ghi nhận 68 tỷ đồng hoa hồng và doanh thu khác, tăng 11%.

Tổng chi hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Vinare đạt 393 tỷ đồng, tăng 22%. Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 105 tỷ đồng, tăng 52% so với quý 1/2022.

Về hoạt động kinh doanh tài chính, quý 1 năm nay, Vinare ghi nhận mức tăng vọt gấp 3,5 lần cùng kỳ về doanh thu tài chính, lên 150 tỷ đồng. Chi phí tài chính cũng tăng 58% lên 12,2 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp hoạt động tài chính tăng gấp 3,8 lần cùng kỳ lên 168 tỷ đồng.

Đến hết quý 1/2023, công ty ghi nhận lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt 237 tỷ đồng và 209 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 và 2,5 lần cùng kỳ.

Năm 2023, Vinare đặt mục tiêu doanh thu phí bảo hiểm đạt 2.468 tỷ đồng, tăng trưởng 4,2% so với thực hiện năm 2022, lợi nhuận trước thuế đạt 460 tỷ đồng, tăng 5,1%. Tỷ lệ chia cổ tức là 12%. Quý 1, công ty đã hoàn thành 30% kế hoạch doanh thu và gần 52% kế hoạch lợi nhuận.

Tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản của Vinare tăng 9% lên 7.739 tỷ đồng. Chủ yếu là khoản đầu tư tài chính với 2.475 tỷ đồng đầu tư tài chính dài hạn, tăng 27% và 2.002 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 18%.

Kỳ này, công ty ghi nhận khoản tiền gửi ngân hàng đạt 2.851 tỷ đồng, tăng nhẹ 2%, bao gồm 1.896 tỷ đồng tiền gửi ngắn hạn, giảm 19% và 955 tỷ đồng tiền gửi dài hạn, tăng gấp 2,2 lần đầu kỳ.

Ngoài ra, công ty vẫn giữ nguyên 680 tỷ đồng trái phiếu dài hạn. Khoản vốn góp 125 tỷ đồng vào công ty TNHH bảo hiểm Samsung Vina (chiếm 25% vốn điều lệ công ty liên kết) cũng có sự tăng trưởng khi giá trị của khoản này đã đạt 349 tỷ đồng, tăng hơn 10 tỷ đồng so với đầu kỳ.

Khoản tài sản tái bảo hiểm kỳ này của Vinare đạt 1.447 tỷ đồng, tăng hơn 6 tỷ đồng so với đầu kỳ. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh 63% lên 1.195 tỷ đồng.

Bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của Vinare tăng 11% lên 4.078 tỷ đồng. Chiếm phần lớn (74%) là 3.035 tỷ đồng dự phòng nghiệp vụ, tăng nhẹ 3% so với hồi đầu năm. Khoản phải trả người bán ngắn hạn đạt 730 tỷ đồng, tăng 64%.

Vốn chủ sở hữu của Vinare tại ngày 31/3 cũng tăng 6%, lên 3.660 tỷ đồng, do có thêm 204 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối của kỳ này.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2022, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 ngày 20/4 vừa qua, cổ đông Vinare đã thông qua phương án chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 10%, công ty sẽ phải chi gần 151 tỷ đồng hoàn thành nghĩa vụ với cổ đông.

Về kế hoạch phân bố tài sản đầu tư, Vinare muốn giảm nhẹ 75 tỷ đồng mục tiền gửi ngân hàng và tăng mạnh mục đầu tư trái phiếu từ 680 tỷ đồng lên 850 tỷ đồng (chiếm 18,9% tổng tài sản). Mục vốn góp cổ phẩn tăng gần 31 tỷ đồng lên 525 tỷ đồng, mục chứng khoán, chứng chỉ quỹ và ủy thác đầu tư tăng 50 tỷ đồng lên 365 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Giá vàng miếng đang niêm yết tại mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn tròn trơn vẫn giữ ở mức cao gần 77 triệu đồng/lượng.
Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Giá vàng miếng SJC giảm nhanh hàng triệu đồng xuống dưới mốc 84 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn hôm nay cũng quay đầu xuống dưới 77 triệu đồng/lượng.
Ảnh: Thảo Ngân - Mekong ASEAN

Vàng SJC, vàng nhẫn cao chót vót

Sáng 9/4, giá vàng tiếp tục tăng phi mã. Hiện các doanh nghiệp đang niêm yết vàng SJC ở mốc 82,42 triệu đồng/lượng, trong khi đó, vàng nhẫn cũng neo tại đỉnh lịch sử trên 75 triệu đồng/lượng.