Mỹ trục vớt được nhiều mảnh vỡ khí cầu bị bắn hạ của Trung Quốc

MỸ TRUNG QUỐC
12:01 - 14/02/2023
Các mảnh vỡ, thiết bị của khinh khí cầu Trung Quốc được Hải quân Mỹ trục vớt. Ảnh: AP
Các mảnh vỡ, thiết bị của khinh khí cầu Trung Quốc được Hải quân Mỹ trục vớt. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
Quân đội Mỹ ngày 13/2 biết đã thu hồi được các thiết bị điện tử quan trọng, bao gồm cả các cảm biến chính từ khinh khí cầu bị bắn hạ hôm 4/2 của Trung Quốc ở ngoài khơi Nam Carolina. 

“Các đội đã có thể thu hồi một phần đáng kể các mảnh vỡ từ chiếc khinh khí cầu từ địa điểm (bắn hạ), bao gồm tất cả các bộ phận cảm biến, thiết bị điện tử được xác định cũng như các phần lớn của linh kiện", Bộ Tư lệnh Phương Bắc của quân đội Mỹ cho biết trong một tuyên bố, theo Reuters.

CNN dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng quân đội trước đó đã điều tàu cứu hộ có trang bị cần cẩu đến khu vực ngoài khơi bang Nam Carolina vào hôm 10/2 và tiến hành tìm kiếm, trục vớt các mảnh vỡ dưới đáy biển. Thiết bị được chiếc khinh khí cầu của Trung Quốc mang theo ước tính nặng khoảng hơn 900 kg, có kích thước tương đương 3 chiếc xe buýt chở học sinh.

Quan chức Mỹ cho biết các mảnh vỡ khí cầu sẽ được bàn giao cho các chuyên gia tại Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) để điều tra thêm.

Các thợ lặn Hải quân Mỹ tìm kiếm các mảnh vỡ khinh khí cầu dưới đáy biển. Ảnh: Reuters

Các thợ lặn Hải quân Mỹ tìm kiếm các mảnh vỡ khinh khí cầu dưới đáy biển. Ảnh: Reuters

Nhà Trắng từ chối đưa ra mốc thời gian của chiến dịch tìm kiếm mảnh vỡ khí cầu, do điều kiện thời tiết phức tạp tại vùng biển ngoài khơi bang Nam Carolina cản trở khả năng triển khai các thợ lặn hải quân.

Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên căng thẳng sau khi Washington hôm 4/2 tuyên bố bắn hạ khinh khí cầu nghi là thiết bị của Trung Quốc – vật thể đã bay qua không phận nước này. Washington cũng tuyên bố hoãn chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.

Trong khi đó, Trung Quốc cho biết khinh khí cầu này là một phương tiện nghiên cứu khí tượng dân sự và cho rằng Washington có phản ứng thái quá.

Khinh khí cầu Trung Quốc bị bắn hạ, ngày 4/2. Ảnh: Reuters
Khinh khí cầu Trung Quốc bị bắn hạ, ngày 4/2. Ảnh: Reuters

Vụ việc trên cũng dẫn đến động thái quân đội Mỹ truy tìm khắp bầu trời để tìm các vật thể bay khác. Lực lượng nước này đã thực hiện 3 vụ bắn hạ vật thể bay chưa từng có vào cuối tuần trước.

Quân đội Mỹ và chính quyền Tổng thống Joe Biden đã thừa nhận rằng vẫn còn nhiều điều chưa biết về các vật thể không người lái gần đây nhất, bao gồm cả cách chúng bay trên không trung, bên chế tạo chúng và liệu chúng có thể đang thu thập thông tin tình báo hay không.

Cũng trong ngày 13/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã trấn an người dân đối với những rủi ro do các vật thể không xác định gây ra.

"Tôi muốn trấn an người Mỹ rằng những vật thể này không gây ra mối đe dọa quân sự cho bất kỳ ai trên mặt đất. Tuy nhiên, chúng có thể gây rủi ro cho hàng không dân dụng và có khả năng là mối đe dọa thu thập thông tin tình báo”, ông tuyên bố.

Quân đội Mỹ cho biết việc nhắm bắn mục tiêu các vật thể bay còn khó hơn bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc, do kích thước của chúng nhỏ hơn và thiếu tín hiệu radar truyền thống.

Tuy nhiên, ông Austin nói rằng quân đội vẫn chưa thu hồi được mảnh vỡ nào từ 3 vật thể bị bắn hạ, một trong số đó rơi ngoài khơi bờ biển Alaska, một vụ bắn hạ khác xảy ra trên lãnh thổ Yukon ở Canada.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.