Năng lực cạnh tranh sẽ đưa doanh nghiệp Việt vào chuỗi giá trị toàn cầu

TS. Nguyễn Quốc Việt (ĐHQG Hà Nội) cho rằng, xu hướng hội nhập sâu rộng với thế giới đang tạo ra những cơ hội to lớn cho Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp. Nhưng để nắm bắt cơ hội này, doanh nghiệp cần tăng sức cạnh tranh để khai thác tốt thị trường quốc tế.

Năng lực cạnh tranh sẽ đưa doanh nghiệp Việt vào chuỗi giá trị toàn cầu

Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những trao đổi với Mekong ASEAN về những cơ hội phát triển của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thế giới có nhiều biến động hiện nay.

"Thăng hạng" uy tín toàn cầu nhưng vẫn cần hoàn thiện cơ chế

Từ năm 2014, cùng với sự ra đời của Nghị quyết 19, hiện nay là Nghị quyết 02, Chính phủ Việt Nam đã xác định cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hướng tới phát triển bền vững là một trọng tâm cải cách, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Qua 8 năm nỗ lực cải cách, vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín toàn cầu đã được "thăng hạng". Moody's mới đây đã nâng hạng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam từ mức Ba3 lên Ba2 với triển vọng Ổn định.

Điều này phản ánh đánh giá của Moody's về sức mạnh kinh tế Việt Nam ngày càng được tăng cường và khả năng chống chịu trước các cú sốc vĩ mô bên ngoài được ghi nhận là tốt hơn so với các nước cùng mức xếp hạng. Trong khi đó, S&P và Fitch cũng nâng hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam lên BB+.

Trong năm 2022, Việt Nam ổn định được tình hình kinh tế vĩ mô và duy trì đà hồi phục kinh tế sau khi khống chế đại dịch Covid-19. Tăng trưởng kinh tế quý III/2022 ước tính đạt 13,67% - mức tăng vô cùng ấn tượng trong bối cảnh "mây đen" phủ kín thế giới.

Nhưng hiện vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, cạnh tranh địa chính trị lẫn kinh tế giữa các quốc gia và trong khu vực Châu Á, ASEAN cũng nhiều diễn biến phức tạp, theo TS. Nguyễn Quốc Việt, để tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thì mức độ quyết tâm thực hiện các cải cách thể chế, thay đổi phương thức quản lý theo hướng càng ngày càng hoàn thiện cơ chế thị trường và qua đó tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp là một trong những yếu tố sống còn.

Còn nhiều thách thức phải đương đầu

Hiện Việt Nam đã có gần 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14.400 hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Đội ngũ doanh nhân cả nước đến nay đã lên đến hàng triệu người.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng phát triển và nâng cao về nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng lao động; thể hiện vai trò là lực lượng chủ lực quản lý, tổ chức các nguồn lực sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Khu vực doanh nghiệp đóng góp trên 60% GDP, khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc. Các doanh nghiệp, doanh nhân có mặt ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, hoạt động không chỉ trong nước mà nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đã gây được tiếng vang, khẳng định giá trị thương hiệu vươn tầm ra khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, số liệu khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, có tới 92% doanh nghiệp cả nước bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19; trong đó, 94% là doanh nghiệp tư nhân trong nước và 86% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Hầu hết các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề phải đương đầu với các vấn đề do dịch Covid-19 gây ra. Song song đó, quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đang tham gia các hiệp định thương mại song phương, đa phương… Vì vậy, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nhất là cạnh tranh từ bên ngoài đang diễn ra gay gắt.

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để không thua ngay trên sân nhà?

Mặt khác, theo TS. Nguyễn Quốc Việt, sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào sân chơi chung với các doanh nghiệp FDI trong chuỗi giá trị thương mại và sản xuất cũng còn rất hạn chế. Thậm chí, với đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu vốn, công nghệ kém và hạn chế trong tiếp cận nguồn lực đất đai, nếu không hỗ trợ kịp thời, doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam sẽ ngày càng khó khăn tham gia sân chơi bình đẳng với các doanh nghiệp FDI và có thể thua ngay trên sân nhà.

Thể chế quản trị và văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân cũng chưa theo chuẩn mực quốc tế chung. Chẳng hạn như thực hành liêm chính, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn hoặc cam kết, các văn hoá quản trị công khai, minh bạch và phát triển bền vững.

"Rõ ràng, vấn đề yếu kém hiện nay không phải nằm ở nguyên nhân công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam không phải không thể sản xuất được cái đinh, ốc vít mà là chưa thực hành các nền tảng văn hoá và quản trị hiện đại để vượt qua rào cản kỹ thuật và tham gia vào sân chơi chung toàn cầu", TS. Nguyễn Quốc Việt phân tích.

Cải thiện năng lực cạnh tranh của lực lượng nòng cốt

Năng lực cạnh tranh sẽ đưa doanh nghiệp Việt vào chuỗi giá trị toàn cầu

Vấn đề chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo đầu tư những lĩnh vực mới, hiện đại cũng nên được ưu tiên. Đặc biệt, doanh nghiệp cần dành sự quan tâm đặc biệt để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cấu trúc lao động nhằm thích ứng và đón đầu các xu hướng mới của thị trường.

Cũng theo TS. Nguyễn Quốc Việt, các doanh nghiệp nên có sự liên kết với nhau tạo thành các nhóm doanh nghiệp theo ngành hàng đặc thù, để cùng có những tiếng nói mạnh mẽ nhằm cải cách các chính sách, thể chế theo hướng tạo thuận lợi hơn cho sự chuyển đổi mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các ngành hàng của Việt Nam chiếm lĩnh các vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Năng lực cạnh tranh là nền tảng để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu

Không thể phủ nhận, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, vẫn có những hạn chế về năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong những năm qua và đặc biệt có xu hướng bị tụt hậu so với các quốc gia khác khi Việt Nam chịu nhiều khó khăn từ Covid-19. TS. Nguyễn Quốc Việt đã chỉ ra một số nguyên nhân chính của thực trạng này.

Thứ nhất, một số quyết tâm cải cách thể chế và môi trường kinh doanh có xu hướng bị xao nhãng trong bối cảnh dịch bệnh và những biến động mới về kinh tế - xã hội trên thế giới. Nhiều văn bản mới ra còn chồng chéo, mâu thuẫn, thậm chí tăng thêm thủ tục và giấy phép con.

Mặc dù nhiều chỉ số năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh đã được cải thiện, các chỉ số khác vẫn dậm chân tại chỗ hoặc thậm chí đang có xu hướng giật lùi. Ví dụ trong Báo cáo xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2021 của Ngân hàng Thế giới, các chỉ số như cấp phép xây dựng từ vị trí 22 đã giảm xuống vị trí 25 ( giảm 3 bậc); chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới từ vị trí 75 xuống 104, tụt tới 29 bậc.

Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực là một điểm đánh giá tất yếu trong các yếu tố cấu thành trong các bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam, nhất là chất lượng lao động lành nghề, đào tạo kỹ năng và sinh viên ra trường. Vấn đề này khiến năng suất lao động của Việt Nam ở mức thấp trong khu vực.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo chưa thực sự có những bước chuyển biến theo kịp các nhu cầu mới của tái cấu trúc nền kinh tế hậu Covid-19.

Năng lực cạnh tranh sẽ đưa doanh nghiệp Việt vào chuỗi giá trị toàn cầu

Trong bối cảnh kinh tế quốc tế đang suy thoái và bất ổn do nhiều nguyên nhân, việc duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ giúp Việt Nam tiếp tục "góp mặt' vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, tạo niềm tin cho nhà đầu tư và người dân, qua đó nâng cao hiệu quả đầu tư vốn, kích thích thành lập doanh nghiệp mới, khởi sự kinh doanh, đổi mới sáng tạo và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao.

Năng lực cạnh tranh cũng sẽ là nền tảng để chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng nền kinh tế tự chủ, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và đặc biệt là nâng cao năng suất lao động.

Theo Quyết định số 990/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 20/09/2004, ngày 13/10 được chọn là ngày Doanh nhân Việt Nam hằng năm, nhằm khuyến khích và tôn vinh vai trò của những nhà doanh nhân đã cống hiến rất nhiều thành tựu cho Tổ quốc.

Theo đánh giá của VCCI, trong 2 năm 2020-2021, các doanh nghiệp và cả đất nước phải gồng mình chống chọi với đại dịch Covid-19, tổn thất về kinh tế và con người là vô cùng lớn.

Trong giai đoạn khó khăn đó, nhiều doanh nhân, doanh nghiệp đã nêu tấm gương sáng về tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, trách nhiệm xã hội khi vừa lo duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, đời sống cho người lao động, vừa lăn xả hỗ trợ công tác phòng chống đại dịch của cả nước, trong đó có doanh nghiệp đã ủng hộ giá trị tới hơn 1.200 tỷ đồng cho cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược tái định vị thương hiệu tỷ đô

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược tái định vị thương hiệu tỷ đô

Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô.
MBS thông báo bán giải chấp 2,5 triệu cổ phiếu của gia đình Chủ tịch DIG

MBS thông báo bán giải chấp 2,5 triệu cổ phiếu của gia đình Chủ tịch DIG

Cổ phiếu DIG đang có nhịp giảm mạnh trên thị trường chứng khoán, khi giảm sàn 3 phiên liên tiếp về còn 16.050 đồng/CP.
Mục tiêu trở thành ‘Bản Việt thu nhỏ’ của Chứng khoán DSC

Mục tiêu trở thành ‘Bản Việt thu nhỏ’ của Chứng khoán DSC

Theo ông Bạch Quốc Vinh, chiến lược của DSC những năm tới sẽ tương đồng với Chứng khoán Bản Việt, tập trung vào mảng ngân hàng đầu tư (IB).
Thế Giới Di Động có tổng giám đốc mới

Thế Giới Di Động có tổng giám đốc mới

MWG chính thức bổ nhiệm ông Vũ Đăng Linh làm tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật từ ngày 3/4.
Cựu Tổng giám đốc Novaland nộp đơn từ nhiệm thành viên HĐQT

Cựu Tổng giám đốc Novaland nộp đơn từ nhiệm thành viên HĐQT

Tập đoàn Novaland ngày 3/4 công bố đơn từ nhiệm thành viên HĐQT của bà Nguyễn Mỹ Hạnh và ông Ng Teck Yow.
Honda Việt Nam có tổng giám đốc mới

Honda Việt Nam có tổng giám đốc mới

Ngày 1/4, Honda Việt Nam bổ nhiệm bà Sayaka Hattori làm tổng giám đốc, kế nhiệm ông Koji Sugita.
Một thành viên HĐQT Vinaconex nộp đơn từ nhiệm

Một thành viên HĐQT Vinaconex nộp đơn từ nhiệm

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng (Vinaconex – HOSE: VCG) ngày 31/3 công bố đơn từ nhiệm thành viên HĐQT của bà Trần Thị Thu Hồng.
Chủ tịch NCB: 'Chúng ta không xây lâu đài trên cát'

Chủ tịch NCB: 'Chúng ta không xây lâu đài trên cát'

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức ngày 29/3, Chủ tịch HĐQT NCB Bùi Thị Thanh Hương đánh giá cao kết quả những năm vừa qua của ngân hàng, đồng thời khẳng định ngân hàng sẽ có lãi trong năm 2025.
Gelex chốt miễn nhiệm ông Nguyễn Văn Tuấn, đặt mục tiêu lãi 3.000 tỷ đồng

Gelex chốt miễn nhiệm ông Nguyễn Văn Tuấn, đặt mục tiêu lãi 3.000 tỷ đồng

ĐHĐCĐ năm 2025 của Gelex đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu đạt 37.600 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.041 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Tuấn trả lời cổ đông về khoản đầu tư vào Eximbank

Ông Nguyễn Văn Tuấn trả lời cổ đông về khoản đầu tư vào Eximbank

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng giám đốc Tập đoàn Gelex, khoản đầu tư vào Eximbank không nhằm mở rộng hệ sinh thái, mà chỉ xem đây là một khoản đầu tư dài hạn.
Gelex ước lãi quý 1/2025 đạt 600 tỷ đồng, doanh thu tăng trưởng 16%

Gelex ước lãi quý 1/2025 đạt 600 tỷ đồng, doanh thu tăng trưởng 16%

Chia sẻ tại Đại hội cổ đông sáng 27/3, Chủ tịch Gelex Nguyễn Trọng Hiền cho biết kết quả kinh doanh của công ty trong quý 1/2025 tiếp tục tăng trưởng tích cực.
ĐHĐCĐ Gelex: Mục tiêu doanh thu kỷ lục gần 38.000 tỷ đồng

ĐHĐCĐ Gelex: Mục tiêu doanh thu kỷ lục gần 38.000 tỷ đồng

Tại đại hội năm 2025, ban lãnh đạo Tập đoàn Gelex trình cổ đông phương án kinh doanh với doanh thu cao kỷ lục, đạt 37.600 tỷ đồng.
Gelex Electric: Tìm đối tác xuất ngoại, muốn tham gia vào dự án đường sắt Bắc - Nam

Gelex Electric: Tìm đối tác xuất ngoại, muốn tham gia vào dự án đường sắt Bắc - Nam

Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Tuấn khẳng định Gelex Electric sẽ không thoái vốn Cadivi, thay vào đó là tìm kiếm đối tác nước ngoài để phát triển công ty này, đưa thương hiệu Cadivi ra thị trường thế giới.
Gelex Electric ước lãi quý 1/2025 tăng trưởng 215% so với cùng kỳ

Gelex Electric ước lãi quý 1/2025 tăng trưởng 215% so với cùng kỳ

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 tổ chức ngày 25/3 của CTCP Điện lực Gelex (Gelex Electric – HOSE: GEE), Tổng giám đốc Nguyễn Trọng Trung đã có những chia sẻ về hoạt động kinh doanh Gelex Electric.
ĐHĐCĐ Gelex Electric: Tái cơ cấu HĐQT, mục tiêu doanh thu vượt 22.000 tỷ đồng

ĐHĐCĐ Gelex Electric: Tái cơ cấu HĐQT, mục tiêu doanh thu vượt 22.000 tỷ đồng

Đại hội lần này của Gelex Electric sẽ tiến hành bầu mới nhân sự HĐQT nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đáng chú ý, trong số các ứng viên vào HĐQT công ty, không có tên Chủ tịch HĐQT đương nhiệm là ông Nguyễn Văn Tuấn.
Một thành viên HĐQT Sunshine Homes nộp đơn từ nhiệm

Một thành viên HĐQT Sunshine Homes nộp đơn từ nhiệm

CTCP Phát triển Sunshine Homes (UPCOM: SSH) vừa công bố thông tin về việc nhận được đơn từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT của Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thị Hồng Hạnh.
Ông Vũ Văn Tiền rút đơn từ nhiệm HĐQT ABBank

Ông Vũ Văn Tiền rút đơn từ nhiệm HĐQT ABBank

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ngày 21/3 công bố đề nghị rút đơn từ nhiệm chức danh Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank – UPCOM: ABB) của Phó Chủ tịch HĐQT Vũ Văn Tiền.
Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay lãnh đạo SHB và T&T Group được thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
Ông Đỗ Anh Tú nộp đơn từ nhiệm TPBank

Ông Đỗ Anh Tú nộp đơn từ nhiệm TPBank

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – HOSE: TPB) ngày 21/3 công bố đơn từ nhiệm của Phó Chủ tịch HĐQT Đỗ Anh Tú vì lý do cá nhân.
Bảo hiểm Quân đội chuẩn bị tổ chức ĐHCĐ thường niên 2025

Bảo hiểm Quân đội chuẩn bị tổ chức ĐHCĐ thường niên 2025

Trước kỳ đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2025, một số lãnh đạo trong HĐQT và ban kiểm soát của Bảo hiểm Quân đội (MIC) đã nộp đơn từ nhiệm.
Chủ tịch VFS nêu lý do chưa tăng vốn, đặt mục tiêu mở rộng quy mô

Chủ tịch VFS nêu lý do chưa tăng vốn, đặt mục tiêu mở rộng quy mô

Tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức ngày 20/3, Chủ tịch HĐQT VFS Nghiêm Phương Nhi đã có chia sẻ thẳng thắn với cổ đông về lý do công ty chưa thể tăng vốn trong năm 2024, cũng như các định hướng kinh doanh trong năm 2025.
ĐHĐCĐ VFS: Tiếp tục phương án chào bán 120 triệu cổ phiếu

ĐHĐCĐ VFS: Tiếp tục phương án chào bán 120 triệu cổ phiếu

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, bên cạnh kế hoạch kinh doanh tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, Chứng khoán VFS cũng trình cổ đông phương án chào bán 120 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
DNSE chốt tăng vốn lên 4.300 tỷ đồng, huy động 1.200 tỷ đồng từ trái phiếu

DNSE chốt tăng vốn lên 4.300 tỷ đồng, huy động 1.200 tỷ đồng từ trái phiếu

Với tỷ lệ đồng thuận cao, ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của DNSE đã thông qua 2 phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn lên 4.300 tỷ đồng, phát hành 1.200 tỷ đồng trái phiếu và kế hoạch lãi kỷ lục 262 tỷ đồng.
Chủ tịch BCG Land làm Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital

Chủ tịch BCG Land làm Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital

HĐQT CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) ngày 19/3 có quyết định miễn nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT đối với ông Kou Kok Yiow, sau khi ông qua đời vào ngày 8/3. Ở chiều ngược lại, ông Tan Bo Quan, Andy được bổ nhiệm nắm giữ vị trí này kể từ ngày 19/3.
Nhà sáng lập PYN Elite Fund tham dự ĐHĐCĐ DNSE

Nhà sáng lập PYN Elite Fund tham dự ĐHĐCĐ DNSE

Đại hội thường niên năm 2025 của Chứng khoán DNSE có sự tham dự của ông Petri Deryng – nhà sáng lập quỹ ngoại PYN Elite Fund, cổ đông chiến lược tới từ Phần Lan.
ĐHĐCĐ DNSE: Mục tiêu lãi kỷ lục, đẩy mạnh huy động vốn

ĐHĐCĐ DNSE: Mục tiêu lãi kỷ lục, đẩy mạnh huy động vốn

Những nội dung được DNSE trình cổ đông tại ĐHĐCĐ năm 2025, bao gồm kế hoạch lãi kỷ lục 262 tỷ đồng, phương án chào bán gần 86 triệu cổ phiếu ra công chúng và phát hành 1.200 tỷ đồng trái phiếu.
Hai con gái của ông Trịnh Văn Tuấn muốn bán 95 triệu cổ phiếu OCB

Hai con gái của ông Trịnh Văn Tuấn muốn bán 95 triệu cổ phiếu OCB

Hai người con gái của ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng OCB đăng ký bán ra tổng cộng 95 triệu cổ phiếu, tương đương 3,85% vốn điều lệ ngân hàng này.
Doanh nhân Hàn Quốc làm Tổng giám đốc Sunshine Homes

Doanh nhân Hàn Quốc làm Tổng giám đốc Sunshine Homes

HĐQT Sunshine Homes vừa miễn nhiệm chức vụ tổng giám đốc đối với bà Nguyễn Thị Thanh Ngọc từ ngày 18/3/2025, bổ nhiệm ông Jun Sungbae thay thế, kiêm người đại diện pháp luật của công ty này.
TGĐ Vimeco: Vinaconex thoái vốn không ảnh hưởng tới thế mạnh của VMC

TGĐ Vimeco: Vinaconex thoái vốn không ảnh hưởng tới thế mạnh của VMC

Theo Tổng giám đốc Vimeco Đặng Văn Hiếu, việc Vinaconex thoái vốn sẽ không ảnh hưởng tới thế mạnh của VMC, khi hai công ty vẫn là đối tác chiến lược trong nhiều năm qua.
ĐHĐCĐ Vimeco: Đổi mới hậu Vinaconex thoái vốn

ĐHĐCĐ Vimeco: Đổi mới hậu Vinaconex thoái vốn

ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của CTCP Vimeco (HNX: VMC) được tổ chức ngày 18/3/2025, với sự tham dự của 18 cổ đông, đại diện cho hơn 18 triệu cổ phần, tương đương 70,4% vốn điều lệ công ty.
Chủ tịch Bamboo Capital qua đời

Chủ tịch Bamboo Capital qua đời

Theo thông báo ngày 17/3 trên trang Facebook chính thức của Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG), ông Kou Kok Yiow – Chủ tịch HĐQT BCG đã từ trần vào ngày 8/3/2025 do nhồi máu cơ tim, hưởng thọ 63 tuổi.
Ông Bùi Cao Nhật Quân đăng ký bán 2,9 triệu cổ phiếu Novaland

Ông Bùi Cao Nhật Quân đăng ký bán 2,9 triệu cổ phiếu Novaland

Ông Bùi Cao Nhật Quân – con trai ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Novaland ngày 17/3 công bố đăng ký giao dịch cổ phiếu NVL.
Ông Nguyễn Văn Tuấn không ứng cử vào HĐQT Gelex Electric

Ông Nguyễn Văn Tuấn không ứng cử vào HĐQT Gelex Electric

CTCP Điện lực Gelex (Gelex Electric – HOSE: GEE) vừa công bố danh sách ứng viên hợp lệ để bầu thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Chân dung nữ ứng viên vào HĐQT Gelex

Chân dung nữ ứng viên vào HĐQT Gelex

CTCP Tập đoàn Gelex (HOSE: GEX) vừa công bố nghị quyết HĐQT, phê duyệt báo cáo danh sách ứng viên để bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Thành viên HĐQT Phát Đạt bán thành công 240.000 cổ phiếu PDR

Thành viên HĐQT Phát Đạt bán thành công 240.000 cổ phiếu PDR

Ông Lê Quang Phúc – Thành viên HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR), vừa có báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu PDR gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.
Con trai ông Đặng Thành Tâm làm Phó Tổng giám đốc Kinh Bắc

Con trai ông Đặng Thành Tâm làm Phó Tổng giám đốc Kinh Bắc

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HOSE: KBC) vừa có công bố thông tin về thay đổi nhân sự, gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Xem thêm