Nga cáo buộc Ukraine 'lạm dụng' hành lang vận chuyển ngũ cốc

Ngũ cốc Nga - Ukraine
09:52 - 29/10/2022
Nga cảnh báo sẽ kết thúc thỏa thuận vận chuyển ngũ cốc ngay lập tức nếu phát hiện ra các tàu ngũ cốc có vận chuyển bom trái phép. Ảnh: AFP
Nga cảnh báo sẽ kết thúc thỏa thuận vận chuyển ngũ cốc ngay lập tức nếu phát hiện ra các tàu ngũ cốc có vận chuyển bom trái phép. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
Theo Bộ Ngoại giao Nga hôm 28/10, các thỏa thuận nhằm cho phép vận chuyển và xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua Biển Đen mà nước này ký với Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc đang bị lạm dụng, đặc biệt là bởi những kẻ buôn lậu.

Trong một tuyên bố ngày 28/10, Bộ Ngoại giao Nga trích dẫn kết quả điều tra của các chuyên gia nước này với các tàu đi theo thỏa thuận ngũ cốc hồi tháng 7 cho thấy một số kết quả đáng chú ý. Đầu tiên là việc các cảng đều đang chịu áp lực bởi sự đông đúc mà theo cơ quan này là “giả tạo” của các tàu tại cảng Istanbul. Mục tiêu được tin rằng nhằm khiến phía Nga bắt đầu kiểm tra hàng hóa ít khắt khe hơn.

Vì vậy, RT trích dẫn thông báo Bộ Ngoại giao Nga cho biết kể từ khi tuyến đường được triển khai, “hơn 70 tàu đã bị bắt giữ”. Trong số có một số người đã bị cấm vì vi phạm có hệ thống các quy tắc hàng hải trong hành lang hàng hải và cố gắng buôn lậu các mặt hàng trong các khoang bí mật được thiết kế đặc biệt.

Bình luận về việc này, Bộ cho biết Moscow sẽ không bỏ qua việc "lạm dụng" thỏa thuận. Việc này lại càng cấp thiết trong bối cảnh Nga đang “điều tra về cách thức vận chuyển chất nổ cho vụ tấn công ngày 8/10 trên Cầu Crimean".

Trước đó, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã cáo buộc tình báo quân đội Ukraine chủ mưu vụ đánh bom trên cầu Kerch và cướp đi sinh mạng của 3 người, bao gồm cả sinh mạng của người điều khiển xe tải chở bom. Các điều tra của FSB cho thấy chất nổ có nguồn gốc từ thành phố cảng Odessa và đi qua Bulgaria, Georgia và Armenia trước khi đến đích.

Trong cùng tháng 10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng từng tuyên bố các nhà điều tra không thể chắc chắn rằng không có bom được buôn lậu trong các tàu chở ngũ cốc. Vì vậy một khi nghi ngờ được xác nhận, ông cảnh báo Nga sẽ kết thúc mọi thỏa thuận vận chuyển ngũ cốc.

Ở một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Nga cũng cho rằng đây là một trong những thiếu hụt trong điều khoản xuất khẩu ngũ cốc và đồng thời là một “sự thất bại rõ ràng trong việc cung cấp lương thực cho các quốc gia nghèo”.

Do Mỹ và các quốc gia EU vẫn chưa giải quyết được các vấn đề liên quan tới thanh toán và bảo hiểm, thuê tàu cũng như tiếp cận các cảng, việc này cản trở quá trình xuất khẩu nông sản của Nga. Trên thực tế, cơ quan này cho rằng phương Tây đang “trừng phạt các quốc gia châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh” bằng cách từ chối các sản phẩm của Nga.

Ngoài ra, Moscow cũng cho rằng Liên Hợp Quốc không có khả năng duy trì thỏa thuận và không thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp thực phẩm và phân bón của Nga cho thị trường quốc tế.

Các hạn chế cũng không chỉ được áp dụng với thương mại mà còn đối với các nỗ lực nhân đạo của Nga khi nước này tuyên bố không thể giao 300.000 tấn phân bón cho những khách hàng dự kiến ​​theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc. Latvia, Estonia, Bỉ và Hà Lan là các quốc gia vẫn đang lưu giữ các mặt hàng này và sẽ không cho phép vận chuyển, theo tuyên bố của Bộ.

Đọc tiếp