“Đây là một chủ đề rất quan trọng đối với chúng tôi. Việc triển khai quân đội của các nước thành viên NATO tới Ukraine là không thể chấp nhận được đối với Nga,” người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói trong cuộc họp báo ngày 20/2, theo RT.
Ông Peskov cho biết Moscow “chắc chắn đang theo dõi chặt chẽ” tất cả các diễn biến. Ông lưu ý rằng những tuyên bố về khả năng quân nhân từ các quốc gia NATO sẽ đến Ukraine “đang gây ra quan ngại”, đồng thời nhấn mạnh tới hậu quả mà điều này gây ra cho an ninh quốc gia của Nga.
![]() |
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: TASS |
Tuyên bố của người phát ngôn Điện Kremlin được đưa ra sau khi tờ Telegraph và Bloomberg ngày 20/2 dẫn các nguồn tin giấu tên từ quan chức phương Tây giấu tên cho biết, Anh và Pháp đang chuẩn bị trình bày với Tổng thống Mỹ Donald Trump một kế hoạch thành lập một "lực lượng trấn an” cho Ukraine, trong trường hợp Kiev và Moscow đồng ý ký một thỏa thuận hòa bình.
Theo Telegraph và Bloomberg, kế hoạch của Anh – Pháp sẽ bao gồm phương Tây điều động khoảng 30.000 quân đồn trú tại các thành phố lớn nhất Ukrane là Poltava, Dnepropetrovsk và Krivoy Rog; cũng như các cảng chính và cơ sở hạ tầng quan trọng, các nhà máy điện hạt nhân; với mục tiêu là làm giảm nguy cơ xảy ra xung đột trực tiếp giữa lực lượng NATO và quân đội Nga.
Kế hoạch cũng được cho là sẽ trang bị cho lực lượng này các phương tiện giám sát kỹ thuật, bao gồm vệ tinh, máy bay không người lái và máy bay trinh sát, để theo dõi tình hình dọc theo tuyến giao tranh nơi lực lượng Ukraine sẽ đồn trú.
Trong cuộc phỏng vấn với Fox News cùng ngày, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Mike Waltz xác nhận Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ thăm Washington vào tuần tới.
Trước đó, tờ Telegraph hôm 16/2 đưa tin, Thủ tướng Anh Keir Starmer tuyên bố rằng London “sẵn sàng đóng vai trò dẫn đầu trong việc đẩy nhanh công tác đảm bảo an ninh” cho Kiev, bao gồm cả việc “triển khai lực lượng trên bộ của chúng tôi nếu cần thiết”.
Nga đã nhiều lần bày tỏ phản đối ý tưởng đưa quân đội phương Tây vào Ukraine để làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko, động thái này chỉ đánh dấu một bước tiến tới leo thang xung đột. Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia đầu tháng này đã rằng quân đội phương Tây hoạt động tại Ukraine mà không có sự đồng ý của Moscow sẽ bị coi là mục tiêu hợp pháp.
![]() Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu nói với người đồng cấp Pháp Sebastien Lecornu rằng việc triển khai quân tới chiến trường Ukraine sẽ “gây ra vấn đề” đối với Paris. |
![]() Liên Hợp Quốc khuyến cáo tất cả các bên liên quan đến cuộc xung đột Nga – Ukraine không nên có các động thái làm leo thang căng thẳng, ngay sau tuyên bố từ quan chức EU rằng khối này để ngỏ khả năng đưa quân vào Ukraine. |
![]() Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine, nhưng kết quả chỉ có thể đạt được nếu những nguyên nhân gốc rễ đằng sau cuộc xung đột sắp bước sang năm thứ 3 được giải quyết. |
![]() Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump không có kế hoạch gửi quân đội đến Ukraine. |
![]() Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth tuyên bố Mỹ coi việc Ukraine trở thành thành viên NATO và khôi phục biên giới lãnh thổ trước năm 2014 là kết quả không thực tế trong đàm phán giải quyết xung đột với Nga. |