Nikkei: SVB phá sản ảnh hưởng các ngân hàng Nhật Bản hơn Trung Quốc

NGÂN HÀNG CHÂU Á
12:50 - 20/03/2023
Các ngân hàng Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng hơn các ngân hàng Trung Quốc sau khi SVB phá sản. Ảnh: Bloomberg
Các ngân hàng Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng hơn các ngân hàng Trung Quốc sau khi SVB phá sản. Ảnh: Bloomberg
0:00 / 0:00
0:00
Hỗn loạn trong thị trường tài chính toàn cầu gây ra bởi vụ phá sản của SVB gây tác động tiêu cực tới ngân hàng tại các châu lục. Tuy nhiên tại châu Á, theo Nikkei Asia, tác động của nó tới các ngân hàng Nhật Bản nhiều hơn so với Trung Quốc.

Từ 10/3 khi SVB phá sản, hệ thống ngân hàng toàn cầu đã phải chịu nhiều biến động và các lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính tương tự như năm 2007 -2008 ngày càng gia tăng. Nhiều thay đổi đã xảy ra sau đó và mới nhất là việc ngân hàng UBS của Thụy Sĩ đồng ý mua lại Credit Suisse với giá 3,25 tỷ USD trong khi New York Community Bank đồng ý mua lại Signature Bank với giá 2,7 tỷ USD cuối ngày 19/3.

Trong bối cảnh thị trường ngân hàng tại Mỹ và châu Âu gặp nhiều hỗn loạn, thị trường châu Á được đánh giá là sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên, việc chịu tác động là không thể tránh khỏi và phạm vi chịu tác động của 2 nền kinh tế lớn nhất châu lục và Trung Quốc và Nhật Bản cũng sẽ khác biệt.

Theo Nikkei Asia, 3 ngân hàng hàng đầu của Nhật Bản đã mất hơn 20 tỷ USD giá trị thị trường trong tuần trước trong khi 4 ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc lại kiếm được hơn 30 tỷ USD trong các phiên giao dịch ở Hong Kong và Thượng Hải. Cụ thể, cổ phiếu của 3 ngân hàng bao gồm Mitsubishi UFJ, Sumitomo Mitsui và Mizuho đã giảm từ 10% đến 12% trong tuần vừa qua, làm bốc hơi tổng cộng 20,27 tỷ USD giá trị thị trường.

Về phần nguyên nhân, các ngân hàng Nhật Bản này chịu ảnh hưởng do đặc biệt nhạy cảm với lãi suất. Các tổ chức tài chính này đã chuyển sang tích lũy một lượng lớn trái phiếu - một số chiếm ưu thế bằng ngoại tệ - trong bối cảnh nhiều thập kỷ tăng trưởng trì trệ khiến cơ hội cho vay giảm. Do đó, họ dễ bị tổn thương hơn trước biến động lãi suất lớn.

Ngược lại, ngành ngân hàng Trung Quốc đã được hưởng lợi từ nhu cầu cho vay cao hơn trong một nền kinh tế đang phát triển nhanh. Các ngân hàng Trung Quốc vốn ít có xu hướng chuyển sang đầu tư chứng khoán trong khi việc nắm giữ trái phiếu gần đây lại được hỗ trợ nhờ lãi suất giảm.

Cụ thể, Nikkei Asia cho biết cổ phiếu niêm yết tại đại lục và Hong Kong của 4 ngân hàng quốc doanh lớn bao gồm Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) đều tăng từ 3% đến 5% trong tuần trước. Điều này khiến vốn hóa thị trường của 4 tổ chức tài chính này ngay lập tức tăng hơn 30 tỷ USD.

Ngược lại, các ngân hàng Vương quốc Anh niêm yết tại Hong Kong là Standard Chartered và HSBC lần lượt giảm 10% và 5%. Kết quả hoạt động của HSBC phản ánh hoạt động mua lại SVB của ngân hàng này trong tuần qua tại Vương quốc Anh.

Theo ông Allen Feng, phó giám đốc của công ty tư vấn Rhodium Group, Trung Quốc hồi tháng 11/2022 cũng từng trải qua một tình trạng tương tự như việc khách hàng rút tiền hàng loạt dẫn tới sự sụp đổ của SVB.

Tại thời điểm đó, những người gửi tiết kiệm tại Trung Quốc đã vội vã mua lại gần 440 tỷ USD trong các sản phẩm quản lý tài sản (WMP) khi giá trái phiếu giảm, khiến tình trạng càng thêm trầm trọng. WMP là các sản phẩm đầu tư lợi suất cao do ngân hàng phân phối và thường là rót tiền vào các tài sản kém thanh khoản và rất rủi ro.

Tuy nhiên, điểm khác biệt là các khoản mua lại này được dàn trải khắp hệ thống và do đó tránh được những thất bại về thể chế, ngược lại đối với sự tập trung tiền gửi của SVB.

Khi tuần mới bắt đầu, triển vọng về lãi suất đã bị bao phủ bởi sự hỗn loạn của SVB. Kỳ vọng về việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang đã được thu hẹp lại. Những lo ngại về lãi suất cũng ảnh hưởng đến thu nhập của các công ty bảo hiểm ở châu Á. AIA cho biết lợi nhuận ròng của hãng đã giảm 96,2% trong năm ngoái do lãi suất tăng kéo theo lợi nhuận đầu tư giảm.

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.