Phái đoàn IAEA đến thăm nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

chiến sự Nga - Ukraine
11:09 - 02/09/2022
Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) bày tỏ lo ngại về tình hình nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, ngày 1/9. Ảnh: Reuters
Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) bày tỏ lo ngại về tình hình nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, ngày 1/9. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi ngày 1/9 thông báo, ông và các thanh sát viên đã đến nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở đông nam Ukraine. Ông cho biết phái đoàn có thể thu thập nhiều thông tin quan trọng để đánh giá trong chuyến thăm này.

"Chúng tôi đã đạt được điều rất quan trọng trong hôm nay. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đang ở đây. Hãy để thế giới biết rằng IAEA đang có mặt ở nhà máy Zaporizhzhia", RIA Novosti dẫn lời ông Grossi nói tại khu vực nhà máy.

Ông cho biết: "Trong vài giờ, chúng tôi đã thu thập được nhiều thông tin. Những điều quan trọng mà tôi cần thấy thì đã thấy", theo CNN. Vị quan chức cấp cao của IAEA cũng bày tỏ lo ngại về tình hình tại nhà máy và nói rằng đoàn thanh tra có thể thị sát toàn bộ cơ sở.

Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi trả lời báo giới sau khi phái đoàn tới thăm nhà máy Zaporizhzhia. Ảnh: Reuters

Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi trả lời báo giới sau khi phái đoàn tới thăm nhà máy Zaporizhzhia. Ảnh: Reuters

Mô tả về mức độ an toàn trong chuyến thăm nhà máy Zaporizhzhia, ông Grossi nói rằng: "Tình hình sáng nay tương đối khó khăn. Có những khoảnh khắc súng máy hạng nặng, pháo binh và súng cối bắn hai hoặc ba lần. Chúng tôi rất lo ngại. Tuy nhiên, phái đoàn được sự hỗ trợ tuyệt vời từ lực lượng an ninh của Liên Hợp Quốc".

Khi vào bên trong nhà máy, ông và phái đoàn đã tham quan toàn bộ địa điểm, gồm phòng điều khiển, hệ thống khẩn cấp và máy phát điện diesel; đồng thời ghi nhận nhân viên và quản lý của nhà máy "làm việc tận tụy". Ông Grossi khẳng định rằng các nhân viên nhà máy "tiếp tục hoàn thành một cách chuyên nghiệp công việc", bất chấp tình cảnh khó khăn.

Phái đoàn chuyên gia của IAEA thăm nhà máy Zaporizhzhia, ngày 1/9. Ảnh: Reuters

Phái đoàn chuyên gia của IAEA thăm nhà máy Zaporizhzhia, ngày 1/9. Ảnh: Reuters

Ngày 1/9, nhóm thanh sát viên gồm 14 chuyên gia của IAEA tới nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, miền nam Ukraine. Sau khi tham quan nhà máy, IAEA cho biết sẽ tìm cách thiết lập "sự hiện diện thường xuyên" tại đây, nhưng không tiết lộ phái đoàn sẽ hiện diện tại cơ sở này bao lâu trong chuyến kiểm tra lần này.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Moscow mong đợi "sự công bằng" từ nhóm thanh sát viên IAEA. “Chúng tôi đang thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng nhà máy được an toàn, hoạt động an toàn và các thanh sát viên hoàn thành sứ mệnh trong kế hoạch tại đây", ông nói.

Lực lượng an ninh đứng gác bên nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, ngày 1/9. Ảnh: Reuters

Lực lượng an ninh đứng gác bên nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, ngày 1/9. Ảnh: Reuters

Xe bọc thép của Nga đậu bên ngoài nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Ảnh: Reuters

Xe bọc thép của Nga đậu bên ngoài nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Ảnh: Reuters

Kể từ tháng 3, ngay sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu đã nằm trong tầm kiểm soát của Nga. Kể từ đó, Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga và các binh sĩ chuyên trách đã canh gác địa điểm này, trong khi các nhân viên Ukraine bên trong nhà máy tiếp tục thực hiện công việc của mình như bình thường.

Tầm quan trọng của nhà máy Zaporizhzhia khiến nơi này đã trở thành điểm nóng xung đột khi cả phía Nga lẫn phía Ukraine đều tố cáo nhau pháo kích và có ý định gây ra thảm họa hạt nhân. Trong bối cảnh đó, cả Liên Hợp Quốc và Ukraine đã cùng kêu gọi Nga rút các thiết bị quân sự và nhân viên khỏi khu phức hợp hạt nhân lớn nhất châu Âu, để đảm bảo nó không phải là mục tiêu.

Thậm chí do lo ngại về một vụ tai nạn hạt nhân ở một quốc gia vẫn bị ám ảnh bởi thảm họa Chernobyl năm 1986, chính quyền địa phương Zaporizhzhia đang phát các viên iốt và dạy người dân cách sử dụng chúng trong trường hợp rò rỉ phóng xạ.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Ông Trump thoát nguy cơ bị tịch thu tài sản

Ngày 25/3, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được một chiến thắng trong việc tạm dừng phán quyết gian lận dân sự trị giá 454 triệu USD, từ đó tránh được việc bị chính quyền bang New York thực hiện các bước để tịch thu tài sản.