Sáng 29/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Với đại đa số đại biểu tán thành, Luật đã được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tại phiên thảo luận hội trường ngày 27/5, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền lợi người lao động trước hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng số ngày nghỉ của nam giới có vợ sinh con lên tối thiểu 10 ngày với trường hợp thông thường và nhiều hơn với trường hợp thai phụ sinh đôi trở lên hoặc sinh phải phẫu thuật.
Theo lộ trình cải cách tiền lương, từ ngày 1/7/2024 sẽ không còn “mức lương cơ sở” làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu và tính hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
Theo Bộ trưởng, 50% là thời gian đóng chứ không phải mức đóng và 50% để lại được bảo lưu sẽ ghi nhận trong sổ BHXH để người lao động tiếp tục được hưởng các quyền lợi.
Theo Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP HCM, nếu muốn hạ năm đóng tối thiểu xuống 15 năm như dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) thì đồng thời cần phải chấm dứt quy định rút BHXH một lần trong tương lai.
Góp ý về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đại biểu Quốc hội đề nghị đưa giáo viên mầm non vào danh mục làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đại biểu đề xuất, khi người sử dụng lao động có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH thì tổ chức công đoàn, cơ quan thanh tra và người lao động đều có quyền kiến nghị khởi tố.
Quy định mới nhằm tạo cơ hội cho một số nhóm đối tượng bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) muộn hoặc tham gia không liên tục cũng có cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng.
Hiện đang còn nhiều ý kiến khác nhau về nội dung rút BHXH một lần trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Song, quan điểm của cơ quan soạn thảo là bất kể chọn phương án nào nhưng phải đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động.